Luật thi hành án dân sự ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan thi hành án. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp cụ thể, cơ quan thi hành án phải thu hồi quyết định thi hành án. Mẫu quyết định thu hồi quyết định thi hành án ra đời trong hoàn cảnh đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thu hồi quyết định thi hành án là gì?
Việc thi hành các bản án, quyết định của
Mẫu quyết định về việc thu hồi quyết định thi hành án là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc thu hồi quyết định thi hành án. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin nội dung thu hồi, căn cứ pháp lý ra quyết định thu hồi thi hành án, nội dung quyết định thu hồi thi hành án, các chủ thể có trách nhiệm thi hành quyết định thu hồi thi hành án,… Mẫu được ban hành theo Thông tư quy định về công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong quân đội do Bộ Quốc phòng ban hành. 96/2016/TT-BQP.
2. Mẫu quyết định thu hồi quyết định thi hành án:
Mẫu số 06/QĐ-PTHA
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ……./QĐ-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày ….. tháng ….. năm …
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thu hồi quyết định về thi hành án
TRƯỞNG PHÒNG THI HÀNH ÁN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ………;
Căn cứ Bản án, Quyết định số …….. ngày ….. tháng …… năm …….. của Tòa án ……….(các bản án, quyết định phải thi hành);
Căn cứ Quyết định thi hành án số … ngày … tháng … năm ….. của Trưởng phòng Thi hành án …….;
Xét đề nghị của Chấp hành viên được phân công tổ chức thi hành án,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi Quyết định số ……… ngày ……. tháng….. năm ……. của ……..
Nội dung thu hồi ………
Điều 2. Chấp hành viên, người phải thi hành án, người được thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS.….;
– Lưu: VT, HS, THA;….
TRƯỞNG PHÒNG
(ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thu hồi quyết định thi hành án:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 06/QĐ-PTHA.
+ Thông tin phòng thi hành án.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập quyết định về việc thu hồi quyết định về thi hành án.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là quyết định về việc thu hồi quyết định về thi hành án.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý ban hành quyết định về việc thu hồi quyết định về thi hành án.
+ Lý do ban hành quyết định về việc thu hồi quyết định về thi hành án.
+ Nội dung quyết định hoãn về việc thu hồi quyết định về thi hành án.
+ Thông tin về cơ quan, cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định về việc thu hồi quyết định về thi hành án.
+ Hiệu lực thi hành của quyết định về việc thu hồi quyết định về thi hành án.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận quyết định về việc thu hồi quyết định về thi hành án.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của trưởng phòng cơ quan.
4. Một số quy định về thu hồi quyết định thi hành án:
4.1. Căn cứ thu hồi quyết định thi hành án:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37
– Thứ nhất: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án khi quyết định về thi hành án được ban hành không đúng thẩm quyền. Quyết định về thi hành án ban hành không đúng thẩm quyền có thể thuộc trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự không có thẩm quyền ban hành quyết định về thi hành án quy định cụ thể tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 hoặc người ra quyết định về thi hành án không đúng thẩm quyền.
– Thứ hai: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án khi quyết định về thi hành án có sai sót làm thay đổi nội dung vụ việc. Quyết định về thi hành án có những sai sót lớn dẫn đến hậu quả làm thay đổi nội dung vụ việc thì sẽ xem xét thu hồi quyết định thi hành án đó.
– Thứ ba: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án khi căn cứ ra quyết định về thi hành án không còn. Đây là trường hợp các căn cứ để ra quyết định về thi hành án không còn, có thể thuộc trường hợp các căn cứ để ban hành quyết định thi hành án bị thay đổi.
– Thứ tư: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014: Cá nhân tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án làm đơn yêu cầu thi hành án đối với phần quyền, nghĩa vụ được chuyển giao.
4.2. Thẩm quyền thu hồi quyết định thi hành án:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người có thẩm quyền ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án là người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự là người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án.
5. Ý nghĩa của thi hành án dân sự:
– Thứ nhất, thi hành án dân sự đảm bảo hiệu lực thi hành của bản án, quyết định về mặt thực tế:
Để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các đương sự cũng như đảm bảo hiệu lực thi hành của các bản án, quyết định thì cơ quan thi hành án phải áp dụng các biện pháp thi hành án để tổ chức thi hành các phán quyết này.
– Thứ hai: thi hành án dân sự là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người được thi hành án được xác định trong bản án, quyết định:
Pháp luật thi hành án dân sự được ban hành đã đưa ra quy định và bảo vệ quyền được tự nguyện, quyền được thỏa thuận trong thi hành án dân sự cho các đương sự, bởi thực chất của việc thi hành án dân sự là việc tổ chức và thực thi các phán quyết có nguồn gốc về pháp luật nội dung là luật tư.
Trong mọi giai đoạn của quá trình thi hành án, các đương sự đều có quyền thỏa thuận, định đoạt các vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong bản án, quyết định. Đây là một quyền quan trọng của đương sự trong thi hành án dân sự.
Việc tự giải quyết không chỉ làm giảm gánh nặng của cơ quan thi hành án, mà còn làm tăng tình đoàn kết giữa hai bên. Nhất là truyền thống của Việt Nam khuyến khích hòa giải ở bất kỳ giai đoạn nào của vụ án dân sự.
– Thứ ba: thi hành án dân sự góp phần nâng cao chất lượng của bản án, quyết định:
Thông qua kết quả của quá trình thi hành án, công tác xét xử được củng cố, bản án, quyết định được đảm bảo thi hành trong thực tế, và đồng thời thông qua việc áp dụng các biện pháp thi hành án, nếu có sai sót trong bản án, quyết định được thi hành, cơ quan thi hành án dân sự sẽ có những kiến nghị thích hợp, giúp cho cơ quan ra bản án, quyết định có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng của bản án, quyết định.
– Thứ tư: hoạt động thi hành án dân sự giúp nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân:
Việc tự nguyện thi hành án, đặc biệt là những trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định, sẽ tác động tích cực đến quyền lợi của các bên đương sự trong vụ án dân sự.
Bên được thi hành án sớm khôi phục lại quyền lợi của mình và bên phải thi hành án có thể giảm được một phần nghĩa vụ theo bản án, quyết định, giảm được các thiệt hại so với trường hợp cơ quan thi hành án tổ chức thi hành, như giảm các chi phí cưỡng chế thi hành án, lãi suất chậm thi hành án. Với những ý nghĩa như vậy, sẽ thúc đẩy các đương sự ý thức tự nguyện trong việc thi hành án, cũng như thái độ, ý thức khi thỏa thuận với nhau trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong bản án, quyết định, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong đời sống nhân dân.