Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 ra đời góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Thực tế, khi giải quyết bồi thường, các cơ quan, tổ chức không có đủ kinh phí và cần ứng kinh phí để giải quyết bồi thường thì cần lập mẫu quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường là gì?
Mẫu quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc tạm ứng kinh phí bồi thường. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin số tiền tạm ứng, căn cứ pháp lý, quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường, thông tin người nhận tạm ứng kinh phí bồi thường,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 04/2018/TT-BTP. Sau khi hoàn thành việc lập mẫu quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường thủ trưởng cơ quan cần ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để mẫu quyết định có giá trị.
2. Mẫu quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường:
Mẫu 06/BTNN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/5/2018)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
———–
Số:…../QĐ-…(1)…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…(2)…, ngày … tháng … năm……
QUYẾT ĐỊNH
Tạm ứng kinh phí bồi thường
—————-
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG (3)
Căn cứ Điều 44 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;
Căn cứ…….(4)……;
Căn cứ Văn bản yêu cầu bồi thường ngày …/…/… của Ông/Bà….(5)….;
Xét đề nghị của Ông/Bà …….(6)…..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm ứng kinh phí bồi thường thiệt hại cho Ông/Bà……(5)..……
Giấy tờ chứng minh nhân thân: …….(7)……..
Địa chỉ: ……(8)…..
Số tiền tạm ứng kinh phí bồi thường: ……….đồng.
(Viết bằng chữ:…)
Tương ứng………% trên tổng số tiền tạm ứng được tính theo các thiệt hại dưới đây:
– Thiệt hại về tinh thần:……..đồng;
– Thiệt hại khác có thể tính được ngay mà không cần xác minh:……..đồng.
Điều 2.
– Họ và tên người nhận tạm ứng kinh phí bồi thường:….…..(9)….
– Giấy tờ chứng minh nhân thân người nhận tạm ứng kinh phí bồi thường:
……….(10)………
– Địa chỉ người nhận tạm ứng kinh phí bồi thường: …..(11)………
Điều 3. Số tiền tạm ứng kinh phí bồi thường được chi theo phương thức ..…(12)….
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. ………..(5), (9 nếu có)…………và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 5;
– ……….(13)…..……;
– Lưu: VT, HSVV.
Thủ trưởng cơ quan
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường:
(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3) Ghi chức vụ của người đứng đầu cơ quan giải quyết bồi thường, ví dụ trường hợp Sở A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Giám đốc Sở A”; trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A”
(4) Ghi tên văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường (số hiệu, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành và trích yếu của văn bản).
(5) (7) (8) Ghi thông tin người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(6) Ghi họ tên người giải quyết bồi thường.
(9) Ghi họ tên người nhận tạm ứng kinh phí bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường (nếu có).
(10) Ghi số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc loại giấy tờ tương ứng của người nhận tạm ứng kinh phí bồi thường.
(11) Ghi địa chỉ nơi cư trú của người nhận tạm ứng kinh phí bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(12) Ghi một trong hai phương thức chi tạm ứng kinh phí bồi thường sau:
– Chi trực tiếp bằng tiền mặt cho người nhận tạm ứng kinh phí bồi thường tại trụ sở …(tên cơ quan giải quyết bồi thường)…..
– Chi qua chuyển khoản. Ghi số tài khoản, chủ tài khoản, nơi mở tài khoản của người nhận tiền tạm ứng kinh phí bồi thường.
(13) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
4. Quy định của pháp luật về tạm ứng kinh phí bồi thường:
Theo quy định tại Điều 44
“1. Theo đề nghị của người yêu cầu bồi thường quy định tại điểm e khoản 3 Điều 41 của Luật này, cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí bồi thường đối với những thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 27 của Luật này;
b) Thiệt hại khác có thể tính được ngay mà không cần xác minh.
2. Trình tự, thủ tục tạm ứng kinh phí bồi thường được thực hiện như sau:
a) Ngay sau khi thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường có trách nhiệm xác định giá trị các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này và đề xuất Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường việc tạm ứng kinh phí bồi thường và mức tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, nếu còn dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc tạm ứng kinh phí và chi trả cho người yêu cầu bồi thường.
Trên cơ sở kinh phí đã tạm ứng để chi trả cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp bổ sung kinh phí đã tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường;
c) Trường hợp không còn đủ dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có văn bản đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền tạm ứng kinh phí để chi trả cho người yêu cầu bồi thường.
3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường như sau:
a) Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường đã tạm ứng kinh phí cho người yêu cầu bồi thường, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị bổ sung kinh phí quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm bổ sung kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường;
b) Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường có văn bản đề nghị tạm ứng kinh phí, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị quy định tại điểm c khoản 2 Điều này, cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm cấp kinh phí cho cơ quan giải quyết bồi thường.
4. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường quyết định mức tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường nhưng không dưới 50% giá trị các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) đã bổ sung quy định về tạm ứng kinh phí bồi thường. Theo quy định của Điều 44 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, nếu người yêu cầu bồi thường đề nghị bồi thường thì ngay sau khi thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường, người giải quyết bồi thường phải xác định một khoản tiền cho các thiệt hại có thể tính được ngay thì có trách nhiệm đề xuất thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí để chi trả một phần khoản tiền đó cho người yêu cầu bồi thường.
Theo đề nghị của người yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí bồi thường đối với một số trường hợp thiệt về tinh thần và những thiệt hại khác có thể tính ngay được mà không phải xác minh. Cụ thể những trường hợp thiệt hại về tinh thần là các trường hợp được quy định sau đây:
– Cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí bồi thường đối với thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
– Cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí bồi thường đối với thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí bồi thường đối với thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong hoạt động tố tụng hình sự được xác định cụ thể như sau:
+ Cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí bồi thường đối với thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
+ Cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí bồi thường đối với thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
+ Cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí bồi thường đối với thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải là hình phạt tù.
+ Các thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo.
+ Các thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án mà sau đó mới có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.
– Cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí bồi thường đối với thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết.
– Cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí bồi thường đối với thiệt hại về tinh thần trong trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật.