Trong quá trình các bên đang thực hiện hợp đồng nếu có sự bổ sung về các bên thế chấp hợp đồng thì các bên có quyền lập trang bổ sung về các bên ký kết hợp đồng thế chấp. Vậy các trang này có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Trang bổ sung về các bên ký kết hợp đồng thế chấp là gì, mục đích của văn bản?
Hợp đồng thế chấp là sự thỏa thuận giữa các bên với mục đích thế chấp tài sản, theo đó là hợp đồng mà bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp, tài sản thế chấp do bên thế chấp hoặc bên thứ ba giữ.
Trang bổ sung về các bên ký kết hợp đồng thế chấp là mẫu văn bản mà các bên dùng để bổ sung thông tin khi ký kết hợp đồng thế chấp, văn bản này với nội dung bao gồm các thông tin: Họ tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ liên hệ….
Mục đích của trang bổ sung về các bên ký kết hợp đồng thế chấp: khi bên thế chấp muốn thay đổi các thông tin về bên thế chấp, thêm một bên thế chấp thì các bên sẽ dùng văn bản này để ghi thêm thông của các bên vừa được thêm.
2. Trang bổ sung về các bên ký kết hợp đồng thế chấp:
TRANG BỔ SUNG VỀ CÁC BÊN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP
(Ban hành kèm theo Thông tư 07 ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tư pháp)
1. □ Bên thế chấp □ Bên nhận thế chấp □ Người đại diện của bên thế chấp, bên nhận thế chấp □ Quản tài viên 1.1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân: (viết chữ IN HOA) …… 1.2. Địa chỉ liên hệ: ……… 1.3. Số điện thoại (nếu có): ……….… Fax (nếu có): ……… Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……… 1.4. □ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Chứng minh QĐND □ Hộ chiếu □ GCN đăng ký doanh nghiệp/GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/GP thành lập và hoạt động □ QĐ thành lập □ GP đầu tư/GCN đầu tư/GCN đăng ký đầu tư □ Giấy tờ xác định tư cách pháp lý khác: ……… Số: ……… Cơ quan cấp …………………………… cấp ngày ………… tháng …………… năm ……………… |
2. □ Bên thế chấp □ Bên nhận thế chấp □ Người đại diện của bên thế chấp, bên nhận thế chấp □ Quản tài viên 2.1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân: (viết chữ IN HOA) ……… 2.2. Địa chỉ liên hệ: ……… 2.3. Số điện thoại (nếu có): ……………………..… Fax (nếu có): …… Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ………… 2.4. □ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Chứng minh QĐND □ Hộ chiếu □ GCN đăng ký doanh nghiệp/GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/GP thành lập và hoạt động □ QĐ thành lập □ GP đầu tư/GCN đầu tư/GCN đăng ký đầu tư □ Giấy tờ xác định tư cách pháp lý khác: ……… Số: ………… Cơ quan cấp …………………………… cấp ngày ………… tháng …………… năm ……………… |
(Khi cần kê khai thêm về các bên ký kết hợp đồng thế chấp thì kê khai tiếp theo các thông tin đã hướng dẫn ở trên) |
NGƯỜI YÊU CẦU ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu là tổ chức)
3. Những lưu ý khi soạn thảo:
– Thông tin về bên thế chấp là cá nhân gồm: Họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu hoặc số giấy chứng minh được cấp theo quy định của Luật sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam,
– Thông tin về bên thế chấp là pháp nhân gồm: Tên, địa chỉ trụ sở, số giấy chứng nhận đăng ký thành lập (nếu có) và các thông tin khác của pháp nhân mà theo quy định của pháp luật đất đai phải có trên Giấy chứng nhận.
4. Những thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký:
Điều 16 Thông tư 07/2019/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quy định về đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Rút bớt hoặc bổ sung tài sản thế chấp
Bên thế chấp nếu dùng nhiều tài sản để thế chấp trong một hợp đồng, và vì lý do riêng mà bên thế chấp có yêu cầu đăng ký thay đổi với nội dung vừa rút bớt vừa bổ sung một hoặc một số tài sản thế chấp mà không thuộc trường hợp xóa đăng ký.
Thủ tục để vừa bổ sung vừa rút bớt tài sản thế chấp sẽ được thực hiện theo quy định, người yêu cầu đăng ký chỉ cần nộp một bộ hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi đến cơ quan có thẩm quyền.
– Trường hợp 2: Rút bớt tài sản thế chấp
Thủ tục thay đổi:
+ Người yêu cầu thay đổi hoàn thành đơn yêu cầu thay đổi, đơn bao gồm các thông tin sau: tên dự án, địa chỉ dự án và các thông tin khác để xác định được cụ thể tài sản rút bớt (ví dụ: rút bớt tài sản là quyền sử dụng đất thì kê khai thông tin về mảnh đất như địa điểm, diện tích, giá trị…).
+ Nộp đơn yêu cầu thay đổi đầy đủ các nội dung cho cơ quan có thẩm quyền.
– Trường hợp 3: đăng ký bổ sung thế chấp tài sản gắn liền với đất
Bên thế chấp nếu trước đó đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, sau khi thế chấp thì người sử dụng đất xây công trình xây dựng không phải là nhà ở trên đất. Sau đó người này có nhu cầu đăng ký bổ sung tài sản thế chấp.
Trường hợp này các bên có thể yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trước hoặc cùng với việc đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký.
– Trường hợp 4: thay đổi bên thế chấp
Trường hợp bên nhận thế chấp đang trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên thế chấp thực hiện tổ chức lại pháp nhân hoặc thực mua, bán nợ hoặc chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ dân sự khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp này bên thế chấp phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, nội dung thay đổi là về thông tin của bên thế chấp.
Thủ tục thực hiện: người yêu cầu đăng ký thay đổi thực hiện nộp quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức lại pháp nhân, hợp đồng hoặc văn bản khác chứng minh cho việc mua, bán nợ, chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện thay đổi.
– Trường hợp 5: Thay đổi thông tin của bên nhận thế chấp
Trường hợp này xảy ra khi có cùng một bên nhận thế chấp mà có sự thay đổi thông tin của nhận bên thế chấp hoặc thay đổi bên nhận thế chấp do tổ chức lại pháp nhân, mua, bán nợ hoặc chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ dân sự.
Thủ tục thực hiện: người yêu cầu đăng ký nộp một bản Danh mục các hợp đồng thế chấp đã đăng ký để đăng ký thay đổi đối với tất cả các hợp đồng đó.
– Trường hợp 6: Thay đổi thông tin của tài sản thế chấp
Trường hợp hồ sơ đăng ký tài sản thế chấp mà tài sản có Giấy chứng nhận, trong quá trình thực hiện hợp đồng, chủ sở hữu có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận theo
Sau khi Giấy chứng nhận được cấp đổi theo quy định của pháp luật thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm ghi nội dung đăng ký thế chấp từ Giấy chứng nhận cũ sang Giấy chứng nhận mới.
– Trường hợp 7: thì thực hiện đăng ký thay đổi để rút bớt tài sản thế chấp đã được xử lý khi các bên đã xử lý xong các tài sản này, còn các tài sản khác chưa được xử lý thì sẽ được giữ lại.
– Trường hợp 8: Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được đăng ký thế chấp mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có yêu cầu đăng ký biến động đất đai thì Văn phòng đăng ký đất đai không yêu cầu các bên xóa đăng ký thế chấp trước khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.
– Trường hợp 9: Trường hợp có sự thay đổi thông tin về bên thế chấp; thay đổi thông tin về thửa đất thế chấp do dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất, thay đổi hiện trạng tài sản gắn liền với đất khác với thông tin trên Giấy chứng nhận thì các bên thực hiện việc xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật đất đai mà không thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký.