Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án được gọi là thi hành án. Trong quá trình thi hành án, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến quyết định thi hành án bị sai sót. Chính vì vậy mà mẫu quyết định yêu cầu sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án ra đời.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định yêu cầu sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án là gì?
Về cơ bản, thi hành án dân sự được cho là một giai đoạn của quá trình tố tụng dân sự, bởi vì khi xét xử thì phải có thi hành án, thi hành án sẽ dựa trên hoạt động của công tác xét xử. Xét xử và thi hành án là hai mặt thống nhất với nhau và đều có chung mục đích đó là bảo vệ lợi ích cho đương sự. Mẫu quyết định yêu cầu sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án là một trong những biểu mẫu quan trọng được lập trong quá trình thi hành án dân sự. Mẫu quyết định yêu cầu sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án được sử dụng phổ biến trong thực tế và có những ý nghĩa to lớn đối với hoạt động thi hành án dân sự.
Mẫu quyết định về việc yêu cầu sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án là mẫu bản quyết định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc yêu cầu sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án. Mẫu nêu rõ nội dung sửa đổi, bổ sung, căn cứ pháp lý, nội dung quyết định thi hành án, nội dung yêu cầu sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định về công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong quân đội do Bộ Quốc phòng ban hành.
2. Mẫu quyết định yêu cầu sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án:
Mẫu số 04/QĐ-PTHA
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ……./QĐ-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày ….. tháng ….. năm …
QUYẾT ĐỊNH
Về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án
TRƯỞNG PHÒNG THI HÀNH ÁN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ……;
Căn cứ Bản án, Quyết định số ……..ngày …..tháng…. năm ….. của
Căn cứ Quyết định thi hành án số …..ngày….tháng….năm……. của Trưởng phòng Thi hành án …………………………….;
Xét thấy Quyết định số ………ngày ….. tháng ……. năm ……… của Chấp hành viên phòng Thi hành án …,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Yêu cầu Chấp hành viên ……. sửa đổi, bổ sung Quyết định số ……. ngày ……. tháng …… năm …… của Chấp hành viên phòng Thi hành án ………
Nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung: ………
Điều 2. Chấp hành viên ……, người phải thi hành án, người được thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS.….;
– Lưu: VT, HS, THA;…
TRƯỞNG PHÒNG
(ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định yêu cầu sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 04/QĐ-PTHA.
+ Thông tin phòng thi hành án.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập quyết định về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là quyết định về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý ban hành quyết định về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án.
+ Lý do ban hành quyết định về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án.
+ Nội dung quyết định hoãn về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án.
+ Thông tin về cơ quan, cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án.
+ Hiệu lực thi hành của quyết định về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận quyết định về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung quyết định về thi hành án.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của trưởng phòng cơ quan.
4. Khái quát chung về thi hành án dân sự:
4.1. Khái niệm thi hành án dân sự:
Ta có thể hiểu, thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án và các chủ thể khác trong việc thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của
Trên thực tế, thi hành án dân sự là hoạt động thi hành các bản án, quyết định sau đây của Tòa án:
– Các bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế.
– Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
– Quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hành chính.
– Quyết định về dân sự trong bản án; quyết định hình sự; các bản án khác do pháp luật quy định.
Thi hành án dân sự được xây dựng nhằm mục đích để bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định từ đó góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân.
Ta nhận thấy, việc thi hành án dân sự là một trong những nội dung cơ bản của tư pháp dân sự, có tác động trực tiếp tới hiệu quả của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể thông qua hoạt động tư pháp. Cũng chính do vậy mà thi hành án dân sự luôn được Nhà nước và xã hội quan tâm. Quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau.
Ngày nay, thi hành án dân sự luôn gắn liền với hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp vì xét xử, giải quyết tranh chấp và thi hành án dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét xử, giải quyết tranh chấp là tiền đề của thi hành án dân sự, không có xét xử thì không có thi hành án dân sự. Ngược lại, thi hành án dân sự tiếp nối với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử.
4.2. Thời hạn thi hành án dân sự:
Căn cứ vào
Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu thoát, hủy hoại tài sản thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp thi hành án tại Điều 66
– Phong tỏa tài khoản.
– Tạm giữ tài sản, giấy tờ.
– Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
4.3. Những nguyên tắc trong thi hành án dân sự:
Trong hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự cần phải đảm bảo thực hiện và tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
– Việc thi hành án dân sự phải bMẫu quyết định yêu cầu sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án là gì? Mẫu quyết định yêu cầu sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án để làm gì? Mẫu quyết định yêu cầu sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án 2021? Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định yêu cầu sửa đổi bổ sung quyết định thi hành án? Khái quát chung về thi hành án dân sự?ảo đảm tính tối cao các quy định về thi hành án trong Hiến pháp.
Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất của nước ta. Việc quy định việc chấp hành nghiêm ngặt những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án do đó không được trái với Hiến pháp và nhằm mục đích thực hiện được mục tiêu mà Hiến pháp đã đề ra. Các cơ quan thi hành án dân sự cần phải hoạt động trong khuôn khổ đó và chỉ làm những gì pháp luật cho phép, không được tùy tiện trong thi hành án dân sự.
– Nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng quyền con người, quyền công dân trong thi hành án.
Ngày nay, thi hành án dân sự là hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền con người đã được Hiến pháp quy định. Cũng chính vì thế, các cơ quan thi hành án phải đảm bảo và tôn trọng các quyền đó. Ngoài ra, quyền tự định đoạt của các đương sự cũng phải được tôn trọng.
Như vậy, ta nhận thấy chỉ trong trường hợp cần thiết mới áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, còn lại cần tôn trọng sự tự nguyện và thỏa thuận của các bên tham gia vào quan hệ pháp luật trong thi hành án dân sự để đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
– Nguyên tắc nhân đạo.
Trong thi hành án dân sự đòi hỏi phải đảm bảo việc bảo vệ có hiệu quả, hài hòa các loại lợi ích khác nhau, tôn trọng nhân phẩm và danh dự của cá nhân. Nguyên tắc nhân đạo được thể hiện rõ trong nhiều quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và ở nhiều quy định pháp luật cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
– Nguyên tắc kết hợp tự nguyện với cưỡng chế.
Xuất phát từ nguyên tắc thỏa thuận và tự định đoạt của giao dịch dân sự, trong thi hành án dân sự, đảm bảo và khuyến khích tự nguyện thi hành án dân sự là một yếu tố rất quan trọng để thi hành án có hiệu quả, ít tốn kém nhất.
Trong trường hợp sau một khoảng thời gian luật định, các cơ quan thi hành án dân sự mới áp dụng các biện pháp cưỡng chế như kê biên tài sản, cưỡng chế trả nhà…
– Nguyên tắc phối hợp hành động giữa các cơ quan thi hành án dân sự với các cấp chính quyền, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội trong thi hành án dân sự.
Trong quá trình thi hành án, ngoài việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các cơ quanthi hành án dân sự cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, không những thế phải phối hợp với cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể xã hội.
Sự chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với việc tổ chức thi hành án đang tạo điều kiện cho công tác thi hành án có hiệu quả.
Trong công tác thi hành án dân sự, chính quyền cơ sở có nhiệm vụ quan trọng giúp Chấp hành viên xác minh hoàn cảnh kinh tế của người phải thi hành án, giúp đỡ lực lượng, phương tiện để cưỡng chế thi hành án. Lực lượng cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, ngăn chặn những hành vi cản trở, chống đối. Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội có nhiệm vụ thực hiện những yêu cầu của Chấp hành viên liên quan đến việc thi hành án. Mối quan hệ phối hợp giữa ba cơ quan: cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án, Viện kiểm sát đảm bảo hoạt động thi hành án được tiến hành hiệu quả, đúng pháp luật Việt Nam.