Khi xét thấy những trường hợp thuộc diện được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng. Vậy mẫu quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng là gì?
Mẫu quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng là mẫu quyết định do Giám đốc Bảo hiểm xã hội ban hành khi xét thấy có cá nhân bị suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định hưởng trợ cấp tai nan lao động hàng tháng nêu rõ thông tin về người được hưởng trợ cấp tai nạn hàng tháng (họ tên, ngày, tháng, năm sinh, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, mức được hưởng trợ cấp…), nội dung của quyết định.
Mẫu quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng là mẫu quyết định được dùng để quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng đối với những chủ thể đủ điều kiện được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng. Mẫu quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng là cơ sở để trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động theo mức mà pháp luật đã quy định.
2. Mẫu quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phú
………, ngày …… tháng …. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
(Về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng)
GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI ………
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động số
Căn cứ Quyết định số ……../QĐ-TCCB ngày …tháng.. năm … của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thành lập Bảo hiểm xã hội…;
Căn cứ Biên bản giám định khả năng lao động số: … ngày …tháng… năm …. của Hội đồng giám định y khoa ……..;
Theo đề nghị tại Công văn số .… ngày .… tháng ….. năm …… của ……….. và hồ sơ của ông, bà ……,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ông/Bà: …………. Sinh ngày..…tháng…năm…………
Tên đơn vị sử dụng lao động: …….
Bị tai nạn lao động ngày ………….
Tổng thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc đến ngày…/tháng……/năm…. là…..năm…..tháng.
Mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động:…….đồng
Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động …. %
Được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng từ tháng…….năm …
Điều 2. Mức hưởng trợ cấp như sau:
1. Mức trợ cấp tính theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động: …………đồng
2. Mức trợ cấp tính theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội: ………….. đồng
3. Trợ cấp người phục vụ (nếu có): ……………….. đồng
Tổng số tiền trợ cấp hàng tháng (a+b+c): ……… đồng
(Số tiền bằng chữ: ……….…)
1. Mức phí giám định y khoa được hưởng: ………….. đồng
2. Hình thức nhận trợ cấp (2): ……..
Điều 3. Các ông, bà Trưởng phòng Chế độ BHXH, Giám đốc BHXH huyện (3) ……… và ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
– Ông/Bà…………;
– Đơn vị sử dụng lao động;
– Lưu hồ sơ (01 bản).
GIÁM ĐỐC
(ký, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng:
(1) Đối với trường hợp hưởng trước ngày 01/7/2016 thì thay bằng
(2) Tường hợp nhận bằng tiền mặt thì ghi: “Bằng tiền mặt”, nếu nhận qua tài khoản thì ghi “Thông qua tài khoản, số tài khoản…., tên ngân hàng mở tài khoản…., chi nhánh ngân hàng mở tài khoản…..”.
(3) Nếu BHXH huyện giải quyết thì thay cụm từ “Trưởng phòng Chế độ BHXH, Giám đốc BHXH huyện” bằng “Kế toán trưởng”.Mẫu 03A-HSB: Quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng chi tiết nhất
4. Quy định của pháp luật về hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng:
– Hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng được quy định tại
– Tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 5 Thông tư 26/2017/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội ngày 20 tháng 9 năm 2017 quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc quy định về mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, theo đó:
– Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng quy định tại Khoản 2 Điều 49 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:
Mức trợ cấp hằng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trong đó:
{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}
– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤m ≤ 100).
– L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
– t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
Ví dụ 1: Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao thông vào tháng 8 năm 2016. Sau khi điều trị ổn định thương tật ông E được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 40%.
Ông E có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông E thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
0,3 x 1.210.000 + (40 – 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 (đồng/tháng)
– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,005 x 3.400.000 + (12 – 1) x 0,003 x 3.400.000 = 129.200 (đồng/tháng)
– Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:
580.800 đồng/tháng + 129.200 đồng/tháng = 710.000 (đồng/tháng).
– Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng bằng mức hưởng của người lao động bị bệnh nghề nghiệp do suy giảm khả năng lao động thấp nhất là 61% không phải qua giám định y khoa.
– Trường hợp giám định y khoa mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động cao hơn thì mức hưởng được tính theo mức suy giảm khả năng lao động tại kết luận của Hội đồng Giám định y khoa và hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp trong trường hợp này phải có Biên bản giám định y khoa.
– Như vậy, việc quy định về khoản trợ cấp đối với những người suy giảm khả năng lao động, bệnh nghề nghiệp đã được pháp luật Việt Nam hiện hành quy định rất rõ và cụ thể, theo đó, tuỳ thuộc vào từng mức độ suy giảm khả năng lao động, bệnh nghề nghiệp khác nhau mà có những mức hưởng trợ cấp phù hợp. Trợ cấp đối với những người suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những chế định nhằm hỗ trợ đối với những người lao động khi khả năng lao động của họ bị mất hoặc bị suy giảm do tai nạn trong quá trình lao động tại các đơn vị, cơ sở lao động, bệnh nghề nghiệp… Tiền trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng phụ thuộc vào mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động và mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Khi mức suy giảm khả năng lao động có tỷ lệ càng lớn và số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động càng lâu thì tiền được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng càng nhiều và ngược lại.
Trên thực tế, có một số trường hợp giám định y khoa mà tỷ lệ lao động cao hơn mức hưởng được tính theo mức suy giảm khả năng lao động thì phải có Biên bản giám định y khoa để làm căn cứ cho việc tính mức trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng đối với những chủ thể được pháp luật quy định. Nếu trong trường hợp người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ( ví dụ như lực lượng công an phòng chống ma tuý, lực lượng cảnh sát cơ động…) thì đối với những trường hợp này sẽ được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng bằng mức hưởng của người lao động bị bệnh nghề nghiệp do suy giảm khả năng lao động thấp nhất là 61% không phải qua giám định y khoa. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng là một khoản nhằm bù đắp cho những chủ thể bị suy giảm khả năng lao động do tai nạn trong quá trình lao động.
– Cơ sở pháp lý:
+
+ Thông tư 26/2017/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội ngày 20 tháng 9 năm 2017 quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.