Hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn - hình thức chăn nuôi đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu gia cầm, gia súc tăng mạnh. Vậy để đánh gía được điều kiện thực tế cơ sở chăn nuôi thì cần dựa vào mẫu hướng dẫn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hướng dẫn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi là gì?
Cơ sở chăn nuôi là nơi nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi. Cơ sở chăn nuôi bao gồm: Chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ; chăn nuôi nông hộ.
Mẫu số 03.ĐKCN: Hướng dẫn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi là mẫu bản hướng dẫn được lập ra để ghi chép về việc đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi. Mẫu nêu rõ nội dung đánh giá, thông tin hướng dẫn…
Mẫu số 03.ĐKCN: Hướng dẫn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi được lập ra để ghi chép về việc đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi.
2. Mẫu hướng dẫn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi:
Mẫu số 03.ĐKCN: Mẫu hướng dẫn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi được ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn
HƯỚNG DẪN
Đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi
NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ
Ghi Biên bản đánh giá: Ghi đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định trong biểu mẫu; nếu sửa chữa nội dung đã ghi trong Biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn đánh giá.
Cách ghi: Ghi kết quả đánh giá mỗi chỉ tiêu là “đạt” hoặc “không đạt”; dùng ký hiệu X hoặc √ đánh dấu vào mức đánh giá từng chỉ tiêu; diễn giải chi tiết chỉ tiêu đạt và không đạt.
Chỉ tiêu áp dụng:
– Chỉ tiêu từ 1 đến 7 áp dụng đánh giá để cấp Giấy chứng nhận lần đầu.
– Chỉ tiêu 8 đến 9 áp dụng đánh giá giám sát duy trì điều kiện.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
STT | Chỉ tiêu đánh giá | Phương pháp đánh giá | Hướng dẫn đánh giá | Ghi chú |
I | ĐÁNH GIÁ CẤP MỚI | |||
1 | Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với quy định của pháp luật | Quan sát tại hiện trường | Đối chiếu với quy định của pháp luật liên quan đến vị trí xây dựng trang trại | |
2 | Số đơn vị vật nuôi đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi của tỉnh/thành phố | Kiểm tra thực tế | Căn cứ mật độ chăn nuôi vùng, mật độ chăn nuôi địa phương để đánh giá số lượng vật nuôi của trang trại mới nằm trong mức cho phép hay vượt quá số lượng cho phép | |
3 | Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi | Kiểm tra thực tế, lấy mẫu nước phân tích | Kiểm tra thực tế hệ thống cung cấp nước; có nguồn nước cung cấp đảm bảo về số lượng và chất lượng; Lấy mẫu nước trong hệ thống cung cấp nước để kiểm tra chất lượng, đánh giá chất lượng theo quy định pháp luật hiện hành về nước uống, nước cho sinh hoạt chăn nuôi | |
a | Nước uống cho vật nuôi | |||
b | Nước xử lý chất thải chăn nuôi | |||
c | Nước cho hoạt động chăn nuôi khác | |||
4 | Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường | Xem tài liệu hồ sơ và kiểm tra hiện trường | Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc | |
a | Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật | |||
b | Nơi thu gom chất thải chăn nuôi | |||
c | Hợp đồng vận chuyển xử lý chất thải nguy hại | |||
5 | Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi | Kiểm tra hiện trường, xem hồ sơ sơ đồ thiết kế (nếu có) | Chuồng trại được bố trí riêng cho từng loại vật nuôi; hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống đảm bảo sạch sẽ, phù hợp với từng đối tượng vật nuôi | |
6 | Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi | Kiểm tra hồ sơ | Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi | Chỉ tiêu này đánh giá cho các trang trại đã và đang hoạt động. |
a | Quản lý con giống | |||
b | Quản lý thức ăn chăn nuôi | |||
c | Quản lý thuốc thú y, vắc-xin | |||
d | Lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi | |||
7 | Khoảng cách an toàn | Kiểm tra hiện trường | Đo khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi đến khu dân cư, trường học, chợ, bệnh viện… các nơi có mối nguy cơ về vật lý, hóa học và sinh học ảnh hưởng đến trang trại | |
a | Khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi | |||
b | Khoảng cách từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại | |||
II | ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN | |||
8 | Đánh giá duy trì điều kiện theo Mục I | |||
9 | Đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ của cơ sở chăn nuôi trang trại | Kiểm tra thực tế | Xem xét hồ sơ, kết hợp phỏng vấn thực tế chủ trang trại |
Hướng dẫn lập mẫu hướng dẫn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi:
-Ghi Biên bản đánh giá: Ghi đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định trong biểu mẫu; nếu sửa chữa nội dung đã ghi trong Biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn đánh giá.
3. Một số quy định về đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi:
3.1. Điều kiện về chăn nuôi trang trại:
Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định
– Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
– Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
– Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
– Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại
3.2. Trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn:
Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đầy đủ thành phần; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì trả lại tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi.
Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết).
Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện và chi tiết hồ sơ.
Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp.
– Qua dịch vụ bưu chính.
– Qua môi trường mạng.
Hồ sơ để nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi với chăn nuôi trang trại quy mô lớn bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn
– Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi
Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
+ Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 13/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật chăn nuôi
– Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT