Tiêu chí đánh giá rủi ro là các tiêu chuẩn được ban hành làm cơ sở để đánh giá phân loại mức độ rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với người nộp thuế trong từng thời kỳ. Trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro thì sẽ được cơ quan quản lý thuế xem xét và xử lý.
Mục lục bài viết
1. Mẫu Quyết định về việc khoanh nợ tiền thuế đối với nhiều người nộp thuế là gì?
Khoanh nợ là tuyên bố của chủ nợ rằng một số nợ không có khả năng được thu hồi. Điều này xảy ra khi một người tiêu dùng trở nên quá hạn nghiêm trọng trên một khoản nợ. Theo truyền thống, các chủ nợ sẽ tuyên bố điều này tại thời điểm sáu tháng không có sự thanh toán.
Người nộp thuế trong Luật Quản lý thuế là một khái niệm rộng, bao gồm tổ chức, cá nhân làm phát sinh hành vi chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế và những tổ chức, cá nhân không thực hiện hành vi chịu thuế nhưng thực hiện việc nộp thuế thay cho những chủ thể làm phát sinh hành vi chịu thuế.
Mẫu 01/QĐKN-2: Quyết định về việc khoanh nợ tiền thuế đối với nhiều người nộp thuế là mẫu quyết định của cơ quan quản lý thuế căn cứ ra quyết định khoanh nợ tiền thuế đối với nhiều người nộp thu
2. Mẫu Quyết định về việc khoanh nợ tiền thuế đối với nhiều người nộp thuế:
Mẫu 01/QĐKN-2
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ BAN HÀNH VĂN BẢN
Số: /QĐ-…
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
.., ngày … tháng … năm …
QUYẾT ĐỊNH
Về việc khoanh nợ tiền thuế đối với
…(số lượng người nộp thuế)… người nộp thuế
CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THUẾ/CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ/CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC HẢI QUAN/CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN/CỤC TRƯỞNG CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
– Căn cứ quy định Luật quản lý thuế;
– Căn cứ Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước;
– Căn cứ Thông tư số 69/2020/TT-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Bộ Tài chính quy định hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội;
– Căn cứ Quyết định số … ngày … của … quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… của …(cơ quan ban hành quyết định);
– Theo đề nghị của Trưởng phòng/Đội trưởng …(1) và hồ sơ khoanh nợ kèm theo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Khoanh nợ tiền thuế kể từ ngày 01/7/2020 đối với ….(số lượng người nộp thuế)… người nộp thuế với tổng số nợ tiền thuế được khoanh là ….. đồng (viết bằng chữ: …….), trong đó:
– Số doanh nghiệp, tổ chức là:… người nộp thuế với tổng số nợ tiền thuế là:… đồng;
– Số cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh là:…người nộp thuế với tổng số nợ tiền thuế là:…đồng.
(Danh sách người nộp thuế được khoanh nợ tiền thuế kèm theo. Đối với các khoản nợ được khoanh nợ do cơ quan hải quan quản lý thì bổ sung thông tin số tờ khai hải quan, ngày đăng ký tờ khai hải quan)
Lý do được khoanh nợ tiền thuế: (2)
Trưởng phòng/Đội trưởng …(1) chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và các thông tin của hồ sơ đề nghị khoanh nợ.
Điều 2. Căn cứ vào số nợ tiền thuế được khoanh nợ nêu tại Điều 1 trên đây, Chi cục Thuế/Cục Thuế/Chi cục Hải quan/Cục Hải quan/Cục Kiểm tra sau thông quan … điều chỉnh số nợ tiền thuế của người nộp thuế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh văn phòng Cục Thuế/Cục Hải quan/Cục Kiểm tra sau thông quan… hoặc Trưởng bộ phận hành chính thuộc Chi cục Thuế/Chi cục Hải quan, Trưởng phòng/Đội trưởng …(1), …(bộ phận có liên quan)…, …(số lượng người nộp thuế)… người nộp thuế có tên trong danh sách tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Trang thông tin điện tử của
Cục Thuế/Cục Hải quan/Tổng cục Hải quan;
– Cơ quan đăng ký
kinh doanh trên địa bàn (*);
– …..;
– Lưu: VT, ….
CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THUẾ/CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ/CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC HẢI QUAN/CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN/CỤC TRƯỞNG CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Trưởng phòng/Đội trưởng bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ.
(2) Ghi người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp được khoanh nợ tiền thuế như sau:
1. Người nộp thuế đã chết thuộc đối tượng được khoanh nợ tiền thuế quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
2. Người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết thuộc đối tượng được khoanh nợ tiền thuế quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
3. Người nộp thuế được pháp luật coi là mất tích thuộc đối tượng được khoanh nợ tiền thuế quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
4. Người nộp thuế được pháp luật coi là mất năng lực hành vi dân sự thuộc đối tượng được khoanh nợ tiền thuế quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
5. Người nộp thuế thuộc đối tượng được khoanh nợ tiền thuế quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
6. Người nộp thuế thuộc đối tượng được khoanh nợ tiền thuế quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
7. Người nộp thuế thuộc đối tượng được khoanh nợ tiền thuế quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
8. Người nộp thuế đã bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã/giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/giấy phép thành lập và hoạt động/giấy phép hành nghề thuộc đối tượng được khoanh nợ tiền thuế quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
9. Người nộp thuế đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã/giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/giấy phép thành lập và hoạt động/giấy phép hành nghề theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế thuộc đối tượng được khoanh nợ tiền thuế quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
(*) Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề trên địa bàn.
3. Hướng dẫn lập mẫu Quyết định về việc khoanh nợ tiền thuế đối với nhiều người nộp thuế?
– Quốc hiệu và tiêu ngữ ngang hàng với tên cơ quan quản lý thuế
– Tên người được ra quyết định khoanh nợ thuế
– Đưa ra quyết định khoanh nợ thuế thông qua các điều khoản
– Nơi nhận quyết định
– Ký và ghi rõ họ tên
4. Một số quy định pháp luật?
Căn cứ theo Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định về khoanh nợ như sau:
1. Đối tượng xem xét: Khách hàng gặp rủi ro do một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Thông tư này gồm:
– Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
– Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
– Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
2. Điều kiện xem xét: Khách hàng được xem xét khoanh nợ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của hai (02) năm liền kề trước năm đề nghị khoanh nợ bị lỗ và còn lỗ lũy kế, không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;
c) Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được khoanh nợ;
d) Khoản nợ của khách hàng đã được cơ cấu nợ hoặc chưa được cơ cấu nợ nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định, đánh giá:
– Nếu áp dụng biện pháp cơ cấu nợ thì khách hàng cũng không trả được nợ (gốc, lãi) cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;
– Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng rất khó khăn, cần thiết phải thực hiện biện pháp khoanh nợ để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng và sau khi khoanh nợ khách hàng có khả năng trả nợ gốc, nợ lãi đầy đủ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng.
3. Thời gian khoanh nợ: Một khoản nợ có thể được khoanh nợ nhiều lần nhưng phải đảm bảo tổng thời gian khoanh nợ tối đa không quá ba (03) năm và không quá 1/3 thời hạn nhận nợ bắt buộc.
4. Căn cứ điều kiện xem xét khoanh nợ quy định tại khoản 2 Điều này và tình hình tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng, Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, quyết định biện pháp khoanh nợ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Như vậy, quyết định khoanh nợ sẽ áp dụng với các đối tượng là khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký; Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký; Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
Cơ sở pháp lý:
– Luật quản lý thuế
– Nghị định số 34/2018/NĐ-CP
– Thông tư số 57/2019/TT-BTC