Quyết định về việc khoanh nợ tiền thuế đối với một người nộp thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật. Vậy mẫu quyết định về việc khoanh nợ tiền thuế đối với một người nộp thuế là gì?
Mục lục bài viết
1. Quyết định về việc khoanh nợ tiền thuế đối với một người nộp thuế là gì?
Khoanh nợ là việc Nhà nước tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ nợ thuế (gồm tiền nợ thuế và tiền chậm nộp, tiền phạt) của người nộp thuế trong thời gian nhất định và không tính tiền chậm nộp phát sinh đối với số nợ thuế chưa thu trong thời gian được khoanh nợ.
Quyết định về việc khoanh nợ tiền thuế đối với một người nộp thuế là mẫu được lập ra khi có quyết định về việc khoanh nợ tiền thuế đối với một người nộp thuế.
Quyết định về việc khoanh nợ tiền thuế đối với một người nộp thuế được dùng để đưa ra quyết định về việc khoanh nợ tiền thuế đối với một người nộp thuế. Mẫu quyết định về việc khoanh nợ tiền thuế nêu rõ nội dung quyết định, thông tin về người nộp thuế, lý od được khoanh tiền nợ thuế,.. đối với người nộp thuế.
2. Mẫu Quyết định về việc khoanh nợ tiền thuế đối với một người nộp thuế:
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ CẤP TRÊN. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ BAN HÀNH VĂN BẢN. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /QĐ-.
.. ., ngày …. tháng … năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc khoanh nợ tiền thuế đối với
…(tên người nộp thuế)…
CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THUẾ/CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ/CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC HẢI QUAN/CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN/CỤC TRƯỞNG CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
Căn cứ quy định Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020 của Bộ Tài chính quy định hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội;
Căn cứ Quyết định số … ngày … của … quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… của …(cơ quan ban hành quyết định);
Theo đề nghị của Trưởng phòng/Đội trưởng …(1) và hồ sơ khoanh nợ kèm theo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Khoanh nợ tiền thuế kể từ ngày 01/7/2020 đối với …..(tên người nộp thuế)… , mã số thuế …, địa chỉ kinh doanh…., (2) với số nợ tiền thuế được khoanh là …. đồng (viết bằng chữ: …….),thuộc tờ khai hải quan số…..(đối với khoản nợ thuộc lĩnh vực hải quan), trong đó:
Đơn vị tính: đồng
STT | Tiền thuế | Tiểu mục | Số tiền |
1 | |||
2 | |||
… | |||
Tổng cộng |
Lý do được khoanh nợ tiền thuế: (3)
Trưởng phòng/Đội trưởng …(1) chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và các thông tin của hồ sơ đề nghị khoanh nợ.
Điều 2. Căn cứ vào số nợ tiền thuế được khoanh nợ nêu tại Điều 1 trên đây, Chi cục Thuế/Cục Thuế/Chi cục Hải quan/Cục Hải quan/Cục kiểm tra sau thông quan… điều chỉnh số nợ tiền thuế của … (tên người nộp thuế).
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh văn phòng Cục Thuế/Cục Hải quan/Cục Kiểm tra sau thông quan … hoặc Trưởng bộ phận hành chính thuộc Chi cục Thuế/Chi cục Hải quan, Trưởng phòng/Đội trưởng …(1), …(bộ phận có liên quan)…, …(tên người nộp thuế)… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Trang thông tin điện tử của
Cục Thuế/Cục Hải quan/Tổng cục Hải quan;
– Cơ quan đăng ký
kinh doanh trên địa bàn (*);
– …..;
– Lưu: VT, ….
CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THUẾ/CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ/CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC HẢI QUAN/CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN/CỤC TRƯỞNG CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1) :Trưởng phòng/Đội trưởng bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ.
(2): Đối với người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì phải có thêm thông tin: tên, số, ngày cấp, cơ quan cấp thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cá nhân, cá nhân kinh doanh, người đại diện hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu.
(3): Ghi người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp được khoanh nợ như sau:
– Người nộp thuế đã chết thuộc đối tượng được khoanh nợ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
– Người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết thuộc đối tượng được khoanh nợ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
– Người nộp thuế được pháp luật coi là mất tích thuộc đối tượng được khoanh nợ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
– Người nộp thuế được pháp luật coi là mất năng lực hành vi dân sự thuộc đối tượng được khoanh nợ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
– Người nộp thuế thuộc đối tượng được khoanh nợ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
– Người nộp thuế thuộc đối tượng được khoanh nợ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
– Người nộp thuế thuộc đối tượng được khoanh nợ quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
– Người nộp thuế đã bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã/giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/giấy phép thành lập và hoạt động/giấy phép hành nghề thuộc đối tượng được khoanh nợ quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
– Người nộp thuế đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã/giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/giấy phép thành lập và hoạt động/giấy phép hành nghề theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế thuộc đối tượng được khoanh nợ quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
(*) Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề trên địa bàn.
4. Quy định về khanh nợ tiền thuế:
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật quản lý thuế 2019
+ Nghị định 126/2020/NĐ- CP
* Các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ ( Điều 83 Luật quản lý thuế 2019)
– Người nộp thuế là người đã chết, người bị
– Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày được cấp giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.
– Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh đã
* Thời gian khoanh nợ:
– Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có thông báo về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
– Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày Tòa án có thẩm quyền thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc người nộp thuế đã gửi hồ sơ phá sản doanh nghiệp đến cơ quan quản lý thuế nhưng đang trong thời gian làm các thủ tục thanh toán, xử lý nợ theo quy định của Luật Phá sản.
– Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thuế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc để kiểm tra, xác minh thông tin người nộp thuế không hiện diện tại địa bàn và thông báo trên toàn quốc về việc người nộp thuế hoặc đại diện theo pháp luật của người nộp thuế không hiện diện tại địa chỉ nơi người nộp thuế có trụ sở, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế.
– Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan quản lý thuế có văn bản thông báo trên toàn quốc về việc người nộp thuế hoặc đại diện theo pháp luật của người nộp thuế không hiện diện tại địa chỉ kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế.
– Người nộp thuế đã bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc từ ngày có hiệu lực của quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
– Như vậy, các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ được quy định cụ thể trong luật quản lý thuế 2019, hầu hết đó là các trường hợp mà người nộp thuế không đủ khả năng để nộp thuế như (người đã chết, Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, tòa án tuyên bố là đã chết, hoặc mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc những chủ thể không còn kinh doanh, giải thể.
Đối với trường hợp chủ thể nộp thuế đang làm thủ tục phá sản thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có thông báo về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp đang làm thủ tục phá sản và đang trong thời gian xử lý nợ, thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan Tòa án đã thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
* Thủ tục, hồ sơ, thời gian khoanh nợ ( Điều 23 Nghị định 126/2020/NĐ- CP)
– Thứ nhất, hồ sơ khoanh nợ bao gồm:
– Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
– Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Quyết định giải thể của người nộp thuế và thông tin về tên, mã số doanh nghiệp, thời gian đăng tải thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh (gọi tắt là Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh).
– Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 3 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Thông báo của Tòa án có thẩm quyền về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
– Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Văn bản xác nhận giữa cơ quan quản lý thuế với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh hoặc địa chỉ liên lạc và thông báo của cơ quan quản lý thuế về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
– Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 5 Điều 83 Luật Quản lý thuế: Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý thuế gửi đến cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện (bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực).
Như vậy có thể thấy rằng, với mỗi đối tượng khoanh nợ thì sẽ phải chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có liên quan khác nhau. Đối với cá nhân( người đã chết, người bị Tòa án tuyên đã chết, hoặc mất tích, mất năng lực hành vi dân sự) thì sẽ phải chuẩn bị giấy tờ như: giấy báo tử, quyết định của tòa án … Còn đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp được khoanh nợ thuế theo quy định của pháp luật thì sẽ phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ có liên quan đến doanh nghiệp, thông báo của cơ quan có thẩm quyền, văn bản đề nghị của cơ quan quản lý thuế…
– Thứ hai, trình tự thủ tục khoanh nợ
– Đối với các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ theo quy định tại Điều 83 Luật Quản lý thuế, khi có đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 126/2020/NĐ- CP thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế ban hành quyết định khoanh nợ theo Mẫu số 01 /KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đối với số tiền thuế nợ tại thời điểm bắt đầu của thời gian khoanh nợ theo quy định
– Trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định khoanh tiền thuế nợ mà Tòa án hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh thì cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ theo Mẫu số 02/KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ- CP. Cơ quan quản lý thuế tính tiền chậm nộp đối với người nộp thuế kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ đến ngày người nộp thuế nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
– Trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định khoanh tiền thuế nợ, khi đủ điều kiện xóa nợ theo quy định tại Điều 85 Luật Quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ theo Mẫu số 02/KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và thực hiện xóa nợ theo quy định.
– Trường hợp người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được khoanh nợ mà cơ quan quản lý thuế phát hiện người nộp thuế đó thành lập cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp khác thì cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ theo Mẫu số 02/KN tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và thực hiện tính tiền chậm nộp kể từ ngày người nộp thuế được khoanh tiền thuế nợ đến ngày người nộp thuế nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước
Như vậy, đối với từng đối tượng là những chủ thể khác nhau thì trình tự, thủ tục khoanh nợ cũng sẽ có những sự khác nhau nhất định và pháp luật đã quy định rõ với từng đối tượng. Đối với cá nhân khi đã có đầy đủ những hồ sơ, tài liệu liên qua và gửi đến cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế sẽ ban hành quyết định khoanh nợ thuế, trong trường hợp nếu đã được khoanh nợ mà cơ quan quản lý thuế phát hiện người nộp thuế đó thành lập cơ sở kinh doanh khác thì cơ quan quản lý thuế sẽ ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ theo quy định của pháp luật.