Mất xe tại nơi làm việc có được bồi thường không? Mất xe tại nơi làm việc ai phải đền?
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế bây tại các thành phố lớn để phục vụ nhu cầu đi lại nhiều người dân mua xe, mang xe từ tỉnh lẻ lên thành phố để phục vụ học tập, công việc. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu gửi giữ xe ngày càng phổ biến và thực tế nhiều trường hợp bị mất cắp, tại các quán ăn, nhà hàng, shop quần áo, đặc biệt là tại nơi làm việc tưởng chừng như nơi an toàn thì tình trạng mất xe tại nơi làm việc thì ngày càng gia tăng. Vậy, Mất xe tại nơi làm việc có được bồi thường không? Mất xe tại nơi làm việc ai phải đền?
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Mất xe tại nơi làm việc có được bồi thường không?
Hiện nay, việc các công ty, doanh nghiệp trực tiếp thuê bảo vệ hoặc thuê bên công ty bảo vệ để trông giữ xe là điều phổ biến. Tuy nhiên, để xác định rõ ràng việc mất xe tại nơi làm việc ai chịu trách nhiệm và nếu mất thì cán bộ, nhân viên làm việc tại công ty có được bồi thường hay không? thì Luật Dương Gia chia thành các trường hợp dưới đây để có thể phân tích rõ hơn trách nhiệm của các bên:
Trường hợp 1: Mất xe tại nơi làm việc do bên Công ty chịu trách nhiệm:
Đối với công ty trực tiếp thuê nhân viên bảo vệ trông, giữ xe hoặc thuê bên Công ty bảo vệ để trông, giữ xe thì trường hợp cán bộ, nhân viên bị mất xe thì bên bồi thường sẽ là Công ty. Bởi những lý do sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:
Hợp đồng gửi giữ tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, ngoại trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công thì bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ,
Thứ hai, căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hình thức giao dịch dân sự cụ thể:
– Các giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.
Ngoài ra, đối với các trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Do đó, trong trường hợp Công ty có vé gửi xe hoặc có nhân viên bảo vệ hướng dẫn đỗ xe, phát vé xe để gửi, trông xe cho cán bộ, nhân viên thì có thể coi là cán bộ nhân viên và công ty đã thực hiện việc giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản bằng hình hành vi cụ thể như gửi, trông, giữ xe hoặc bằng lời nói.
Thứ ba, căn cứ theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy, từ những phân tích trên cho thấy trường hợp cán bộ, nhân viên bị mất xe tại nơi làm việc, mà nơi làm việc có bảo vệ trông, giữ xe thì hoàn toàn có thể được Công ty bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp 2: Mất xe tại nơi làm việc do cán bộ, nhân viên công ty tự chịu trách nhiệm:
Hiện nay, nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành khi ký hợp đồng lao động, người lao động đến làm việc tại công ty thì do vốn kinh doanh, cơ sở nhỏ lẻ, tự phát nên việc thuê bảo vệ hoặc công ty bảo vệ đứng ra trông giữ xe cho nhân viên là điều mà nhiều người lao động lo lắng. Trường hợp, mất xe tại nơi làm việc mà cán bộ, nhân viên phải chịu trách nhiệm bởi những lý do sau:
Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 21
– Một là, Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
– Hai là, Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Ba là, Công việc và địa điểm làm việc;
– Bốn là, Thời hạn của hợp đồng lao động;
– Năm là, Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Sáu là, Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Bẩy là, Chế độ nâng bậc, nâng lương;
Thứ hai, khi người lao động vào làm việc Công ty đã tiến hành thông báo cho người lao động thông qua giấy, tờ văn bản rõ ràng và được niêm yết được bảng tin, thông báo của Công ty với nội dùng như: “Công ty không có bảo vệ trông, giữ xe. Cán bộ, nhân viên đến văn phòng làm việc cần xích, khóa cổ xe và tự bảo quản xe tại nơi làm việc,.. Đối với trường hợp mất xe, hư hỏng thì Công ty không chịu trách nhiệm,…”
Thứ ba, việc Công ty không có vé xe cũng như không có bảo vệ hoặc thuê bên bảo vệ trông, giữ xe và đã tiến hành thông báo bằng văn bản và niêm yết công khai trên bảng thông báo, bản tin của công ty thì việc cán bộ, nhân viên đến nơi làm việc và cất xe không phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản bằng hành vi hoặc lời nói cụ thể do đó phía bên Công ty hoàn toàn không phát sinh trách nhiệm bồi thương căn cứ theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015 trách nhiệm bồi thường thiệt hại do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định pháp luật và nội dung phân tích nêu trên cho thấy: (i) Trong hợp đồng lao động mà Công ty ký kết đối với người lao động thì nội dung quản lý, bảo vệ tài sản cho cán bộ, nhân viên không phải nội dung quy định bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động; (ii) Công ty đã tiến hành thông báo đến người lao động về việc tự bảo quản tài sản, xe của mình thì việc mất xe tại nơi làm việc hoàn toàn cán bộ, nhân viên phải tự chịu trách nhiệm do đó không phát sinh nghĩa vụ bồi thường.
2. Mất xe tại nơi làm việc ai phải đền?
Như đã phân tích tại mục 1, nêu trên thì trường hợp phát sinh nghĩa bồi thường chính là trường hợp mất xe tại nơi làm việc do bên Công ty chịu trách nhiệm. Do đó để xác định cụ thể chủ thể trực tiếp đền đối với việc mất xe tại nơi làm việc, Luật Dương Gia xin sẽ phân tích thông qua các nội dung sau đây:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 597 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra cụ thể: Pháp nhân sẽ phải bồi thường thiệt hại do người của mình, người lao động của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Trường hợp pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người nhân viên của mình có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân thương mại là:
– Pháp nhân thương mại được hiểu là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Hiện nay, pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
– Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 201, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan sẽ quy định về việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại.
Do đó, khi mất xe tại nơi làm việc thì pháp nhân, công ty, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế phải bồi thường thiệt hại cho cán bộ, nhân viên khi mất xe. Sau khi Công ty tiến hành bồi thường cho cán bộ, nhân viên khi bị mất xe tại nơi làm việc thì Công ty căn cứ vào hành vi vi phạm của người bảo vệ hoặc bên công ty bảo vệ như chứng cứ, hợp đồng giữa các bên và tiến hành xử lý trách nhiệm vật chất và xử lý người bảo vệ, công ty bảo vệ theo quy định trong Nội quy lao động (đối với Công ty có Nội quy lao động) và căn cứ theo pháp luật lao động (Bộ luật Lao động năm 2019) để giải quyết vấn đề.
Căn cứ vào bằng chứng và thông tin của các bên để xác định mức bồi thường thiệt hại, Công ty sẽ thỏa thuận với cán bộ, nhân viên bị mất xe một mức bồi thường thiệt hại hợp lý. Cần lưu ý rằng, cán bộ, nhân viên bị mất xe để chứng minh được hành vi vi phạm và nghĩa vụ bồi thường từ Công ty là điều khá khó khăn, nên thường phải chịu mức bồi thường thiệt hại thấp hơn thiệt hại xảy ra, do đó việc thuê Luật Sư, Chuyên viên hiểu biết về pháp luật tham gia bảo vệ quyền lợi của nhóm người này là hoàn toàn cần thiết.