Phá sản doanh nghiệp được xem là tình trạng của một doanh nghiệp xuất phát từ hiện tượng làm ăn thua lỗ, hoàn toàn mất đi khả năng thanh toán nợ khi đến hạn, đây được xem là giai đoạn tuyệt vọng nhất của các doanh nghiệp. Vậy mất khả năng thanh toán sẽ chắc chắn bị tuyên bố phá sản có đúng không?
Mục lục bài viết
1. Mất khả năng thanh toán chắc chắn sẽ bị tuyên bố phá sản?
Hiện nay, khái niệm mất khả năng thanh toán đang được quy định cụ thể trong pháp luật phá sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật phá sản năm 2014 có đưa ra khái niệm cụ thể về mất khả năng thanh toán, theo đó, doanh nghiệp và các hợp tác xã mất khả năng thanh toán được xác định là các doanh nghiệp, hợp tác xã không thể thực hiện được nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ trong khoảng thời gian 03 tháng được tính kể từ ngày đến hạn thanh toán cho các chủ nợ. Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra giải đáp cụ thể về tiêu chí xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Cụ thể bao gồm:
– Doanh nghiệp có các khoản nợ cụ thể, doanh nghiệp có các khoản nợ rõ ràng do các bên thừa nhận, thỏa thuận với nhau vật được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án, hoặc thông qua các phán quyết có hiệu lực của trọng tài thương mại, hoặc được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên không có tranh chấp về các khoản nợ đó;
– Khoản nợ đó đã đến hạn thanh toán. Cụ thể: Đó là khoản nợ đã được xác định rõ thời gian thanh toán, và đến thời gian thanh toán đó thì các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả nợ. Hoặc thời gian thanh toán này sẽ do các bên tự thỏa thuận và thừa nhận với nhau, hoặc được xác định thông qua bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc được xác định thông qua phán quyết của trọng tài thương mại hoặc trong quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
– Doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán của mình đối với các khoản nợ đó trong khoảng thời gian 03 tháng được tính kể từ ngày đến hạn thanh toán, bao gồm các trường hợp cụ thể sau: Doanh nghiệp không có tài sản để tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoặc doanh nghiệp có thể sản tuy nhiên không thanh toán các khoản nợ đó.
Theo đó thì có thể nói, theo các tiêu chí nêu trên thì mất khả năng thanh toán không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó không còn tài sản để trả nợ. Theo đó, mặc dù các doanh nghiệp vẫn còn tài sản để trả nợ tuy nhiên doanh nghiệp đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình đúng thời hạn cho các chủ nợ thì vẫn coi là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đó thì có thể thấy, doanh nghiệp đến hạn thanh toán nhưng chưa trả được nợ, không quá thời gian 03 tháng được tính kể từ ngày đến hạn thanh toán thì vẫn không được coi là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì các chủ nợ, người lao động hoặc chính người đại diện, chủ sở hữu doanh nghiệp hoàn toàn có nghĩa vụ nộp đơn để yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật.
Mặc dù vậy, không phải bất cứ trường hợp mất khả năng thanh toán nào thì doanh nghiệp cũng sẽ bị tuyên bố phá sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Luật phá sản năm 2014 có quy định:
– Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và các chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoàn toàn có quyền đề nghị bằng văn bản gửi đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để các bên thương lượng về việc rút đơn;
– Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ ấn định thời gian thương lượng cụ thể cho các bên, tuy nhiên không được phép vượt quá 20 ngày được tính kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ;
– Trong trường hợp các bên thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại tòa án, thì tòa án nhân dân có thẩm quyền cần phải trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Ngoài ra, sau khi mở thủ tục phá sản, các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoàn toàn vẫn có thể xây dựng phương án phục hồi hình thức kinh doanh của mình. Nếu phương án này được hội đồng chủ nợ chấp nhận và thông qua thì các doanh nghiệp đó sẽ có thời gian nhất định để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Căn cứ theo quy định tại Điều 89 của Luật phá sản năm 2014 có quy định về thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
– Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ được thực hiện theo nghị quyết của hội đồng chủ nợ;
– Trường hợp hội nghị chủ nợ không xác định được thời gian thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, thì theo quy định của pháp luật thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được xác định là không quá 03 năm tính kể từ ngày hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó;
– Nếu hết thời hạn nêu trên, doanh nghiệp phục hồi được hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp đó cũng sẽ không bị coi là mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp hết thời hạn nêu trên mà doanh nghiệp vẫn không thể phục hồi được hoạt động kinh doanh của mình thì tòa án sẽ tiếp tục thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp.
Như vậy, tổng hợp tất cả các điều luật phân tích nêu trên thì có thể thấy, không phải bất cứ trường hợp nào mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp cũng sẽ bị tuyên bố phá sản.
2. Quyết định mở thủ tục phá sản khi mất khả năng thanh toán:
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Luật phá sản năm 2014 có quy định về quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Cụ thể như sau:
– Trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ thể có thẩm quyền đó là thẩm phán cần phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, ngoại trừ các trường hợp quy định cụ thể tại Điều 105 của Luật phá sản năm 2014;
– Thẩm phán là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định mở thủ tục phá sản khi các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã đã mất khả năng thanh toán;
– Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, chủ thể có thẩm quyền đó là thẩm phán có thể tiến hành hoạt động triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, các tổ chức và cá nhân có liên quan để tiến hành hoạt động xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh các doanh nghiệp đó đã mất khả năng thanh toán;
– Quyết định mở thủ tục phá sản của các doanh nghiệp cần phải bao gồm đầy đủ các nội dung chủ yếu như sau:
+ Ngày, tháng, năm quyết định mở thủ tục phá sản;
+ Tên của tòa án nhân dân có thẩm quyền, họ và tên của thẩm phán tiến hành mở thủ tục phá sản;
+ Ngày thụ lý, số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
+ Tên và địa chỉ của các doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán;
+ Thời điểm khai báo phải địa điểm khai báo của các chủ nợ, hậu quả pháp lý về việc không khai báo.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên thì quyết định mở thủ tục phá sản của các doanh nghiệp khi mất khả năng thanh toán cần phải bao gồm đầy đủ các nội dung chủ yếu nêu trên.
3. Ai có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp?
Theo quy định của pháp luật, phá sản được xem là tình trạng của các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, đồng thời bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân gia quyết định tuyên bố phá sản. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật phá sản năm 2014, những chủ thể sau đây sẽ có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm các đối tượng sau:
– Chủ nợ không có bảo đảm, các đối tượng được xác định là chủ nợ có bảo đảm một phần sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu hết khoảng thời gian 03 tháng được tính kể từ ngày đến hạn trả nợ, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình;
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là các chủ thể có thẩm quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu hết khoảng thời gian 03 tháng được tính kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, phải thực hiện các khoản nợ khác đối với người lao động tuy nhiên doanh nghiệp đó vẫn không tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thanh toán;
– Người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp là chủ thể có thẩm quyền và chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi các doanh nghiệp, các công ty mất khả năng thanh toán trên thực tế;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị đối với loại hình công ty cổ phần, chủ tịch hội đồng thành viên đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp doanh của loại hình công ty hợp doanh là chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi các doanh nghiệp/công ty mất khả năng thanh toán;
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần trở lên, trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy công ty cổ phần đã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phá sản 2014.
THAM KHẢO THÊM: