Mặt hàng thiết yếu là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Bộ công thương ban hành. Thể hiện trong nhu cầu cần thiết sử dụng, tính bắt buộc không thể thay thế của con người. Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan để hiểu rõ về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.
Mục lục bài viết
1. Mặt hàng thiết yếu là gì?
Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, hạn chế nguy cơ lây nhiễm người dân chỉ được ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết. Đặc biệt ở các tỉnh, thành phố hay khu vực áp dụng chỉ thị 16 của Chính phủ. Các trường hợp đó có thể kể đến như: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác,… Đây được coi là các trường hợp bất khả kháng, đảm bảo nhu cầu mua sắm, trang bị và sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.
Vậy hàng hóa dịch vụ thiết yếu là gì?
Theo khoản Điều 4
“3. Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh”.
Các sản phẩm này cần thiết, bắt buộc phải có trong nhu cầu sống của con người. Đặc biệt là nó đảm bảo cho nhu cầu của phần lớn người dân trong xã hội. Các nhu cầu được đặt ra ở các lĩnh vực, các nhiệm vụ khác nhau. Đây là các sản phẩm đặt dưới dạng tồn tại của hàng hóa hay dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
Kết luận:
Có thể thấy việc quy định hàng hóa thiết yếu hiện rất chung chung và chưa thực hiện theo hướng liệt kê cụ thể. Theo quy định trên thì danh mục các mặt hàng thiết yếu cực kỳ đa dạng. Các dạng tồn tại này cũng khó để thống nhất trong cách hiểu của người dân, trọng hoạt động kiểm soát của cơ quan nhà nước.
Hàng hóa thiết yếu có thể hiểu là hàng hóa quan trọng và cần thiết, đặc biệt là không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của con người. Do đó cần được hiểu đúng bản chất, mục đích sử dụng khi nhà nước có quy định cụ thể.
Hàng hóa thiết yếu cũng rất đa dạng về số lượng và chủng loại. Nó tồn tại ở các dạng khác nhau, các loại khác nhau trong nhu cầu của người dân. Tất cả những mặt hàng này đều phục vụ những nhu cầu ở mức cơ bản cho người dân. Đáp ứng tính chất thiết yếu trong sinh hoạt, ăn uống, duy trì chất lượng cuộc sống ở mức tối thiểu.
Các hàng hóa thiết yếu có vai trò to lớn đối với an sinh xã hội. Nó mang đến sản phẩm để người dân sử dụng, có thể duy trì cuộc sống cũng như đảm bảo mức sống cơ bản.
2. Mặt hàng thiết yếu tiếng Anh là gì?
Mặt hàng thiết yếu tiếng Anh là Essential commodities.
3. Chỉ thị số 16 là gì?
Chỉ thị 16 của Thủ tướng về thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội. Người dân không được ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết, bao gồm:
– Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
– Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
– Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao,…
Các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được quy định chung chung. Do đó trên thực tế không thống nhất được cách hiểu chung về một hàng hóa. Nhiều người cho rằng hàng hóa này là thiết yếu, trong khi số khác lại phủ nhận. Do đó để thống nhất trong hiệu quả quản lý nhà nước, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần được quy định thành danh mục. Qua đó xác định các nhóm sản phẩm cụ thể có trong danh mục hàng hóa thiết yếu.
4. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16?
Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chi tiết về Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16. Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng được liệt kê, sắp xếp tương đối đầy đủ vào các nhóm khác nhau. Có thể nghiên cứu thêm trong
Công văn số 2601/2020 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 16 có nêu ra một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Từ đó chúng ta có thể xếp các nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên thực tế trong hoạt động quản lý nhà nước.
Dựa trên các hướng dẫn này, từng địa phương dựa theo tình hình kinh tế xã hội, đặc thù sẽ ra danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chi tiết được phép kinh doanh, sản xuất,… Bên cạnh các mặt hàng chung được quy định, thống nhất cách hiểu trong cả nước. Đảm bảo cho hiệu quả quản lý, nhu cầu sử dụng và đảm bảo ổn định phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Có thể thấy Danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu theo Chỉ thị 16 thường bao gồm một số hàng hóa sau:
4.1. Thứ nhất: Hàng hoá thiết yếu:
Mặt hàng thực phẩm:
Thực phẩm là mặt hàng thiết yếu quan trọng nhất. Con người phải được ăn, được uống đầy đủ để duy trì sự sống sinh học. Do đó thực phẩm giúp con người duy trì sự sống cũng như là mặt hàng mà con người phải tiêu thụ hàng ngày. Các thực phẩm cũng được tồn tại đa dạng dưới hình thức, nguyên liệu khác nhau.
Những mặt hàng thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Giúp cơ thể khỏe mạnh đảm bảo khả năng lao động. Do đó mà thực phẩm tồn tại chính ở các nhóm lương thực, nhóm thực phẩm chế biến và các mặt hàng công nghệ phẩm khác.
– Lương thực: gạo tẻ, gạo nếp (các loại chế phẩm từ gạo), các loại đậu, khoai, bột và các loại tinh bột, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn;…. Đây là lương thực chính để con người no bụng, có được sức khỏe và đảm bảo lao động, sinh hoạt, học tập.
– Nhóm mặt hàng thực phẩm chế biến: gồm thịt (các sản phẩm từ thịt), thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản), rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả), trái cây, trứng (các sản phẩm từ trứng),… Cung cấp cho con người chất dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng, phát triển. Từ đó cũng đảm bảo tư duy, sáng tạo và tăng cường khả năng hấp thụ.
– Nhóm mặt hàng công nghệ phẩm: các loại bánh kẹo, sữa và các chế phẩm từ sữa, mì gói, miến, các loại gia vị nấu ăn, nước giải khát, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật,… Là các sản phẩm không thể thiếu, tuy chỉ chiếm lượng sử dụng nhỏ hơn trong nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên tác dụng mà nó mang lại thì không hề nhỏ.
Mặt hàng tiêu dùng:
Mặt hàng tiêu dùng là những sản phẩm được sử dụng thường xuyên, hàng ngày và có lượt tiêu thụ rất cao. Con người phải sử dụng để đảm bảo các nhu cầu khác nhau của lứa tuổi, giới tính,… Những mặt hàng này giúp con người duy tri sinh hoạt một cách thoải mái, hàng ngày như:
– Các loại đồ dùng sinh hoạt hàng ngày: khăn giấy, giấy vệ sinh, tã bỉm, băng vệ sinh, sữa rửa mặt, sữa tắm, kem chống nắng,…
– Các sản phẩm chăm sóc cơ thể: Dầu gội đầu, dưỡng tóc, kem đánh răng, nước rửa bát, nước lau nhà,…
Qua đó mà con người có không gian sống đảm bảo sức khỏe, đảm bảo chất lượng sinh hoạt, lao động. Cũng như tạo ra môi trường tốt để phát triển.
Các mặt hàng văn phòng phẩm:
Văn phòng phẩm cũng là một trong những mặt hàng thiết yếu mà chủ kinh doanh có thể cân nhắc. Gắn bó mật thiết với công việc, học tập và chế độ sinh hoạt của con người. Đây là mặt hàng khá phổ biến và cần thiết, với nhu cầu lớn ở nhiều độ tuổi và nhiều đối tượng khác nhau.
– Những sản phẩm thuộc mặt hàng văn phòng phẩm bao gồm: bút, thước, sách vở, đồ dùng học tập, phấn, bảng…
– Mặt hàng y tế: các loại thuốc, thiết bị y tế, khẩu trang, thiết bị y tế, nước kháng khuẩn, sản phẩm dùng rửa tay,… Đặc biệt cần thiết và khan hiếm trong thời gian dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ.
– Mặt hàng nguyên, vật liệu: xăng, dầu, các loại khí đốt, gas,…
– Nguyên liệu phục vụ: sắt, phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.…
– Ngoài ra, danh mục này có thể linh hoạt tuỳ vào tình hình diễn biến dịch bệnh, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương. Cũng như để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng chủ thể khác nhau.
4.2. Thứ hai: Dịch vụ thiết yếu:
Là các dịch vụ đảm bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Để có thể sử dụng các hàng hóa, sản phẩm thiết yếu, các cơ sở phải mở cửa. Như:
– Siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, tiện ích, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh trái cây, chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm (chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu). Các cửa hàng không kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không được xếp vào nhóm này.
– Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng.
– Cơ sở kinh doanh dược phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu, khám chữa bệnh, cấp cứu…
– Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan tới ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…).
– Chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hoá, khám, chữa bệnh, tang lễ.
Ngoài ra, danh mục này có thể linh hoạt tuỳ vào tình hình diễn biến dịch bệnh, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương. Các địa phương có thể xác định, điều chỉnh để phù hợp trong hoạt động tổ chức của địa phương mình.
Các văn bản pháp luật liên quan đến bài viết:
– Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
– Công văn 4481/BCT-TTTN năm 2021 về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Bộ Công thương ban hành.