Không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có được ly hôn? Thủ tục ly hôn không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn? Muốn ly hôn mà không có đăng ký kết hôn phải làm như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang muốn chia tay với vợ vì những mâu thuẫn gia đình không thể tha thứ được. Tôi muốn được li hôn nhưng vợ tôi không chịu cung cấp giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con trai tôi, hộ khẩu và chứng minh nhân dân của cô ấy. Xin hỏi luật sư. trong trường hợp này, tôi có thể ly hôn được không? Thủ tục như thế nào? Nộp ở tòa án nào? Tôi có hộ khẩu ở Biên Hòa, Đồng Nai còn vợ tôi ở phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, thành phố HCM.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin mà bạn cung cấp, hôn nhân của bạn với người vợ là hôn nhân hợp pháp, nay bạn muốn ly hôn thì thủ tục ly hôn được giải quyết theo quy định chung của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 51
– Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn;
+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
+ Giấy khai sinh của con trai bạn;
+ Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của hai vợ chồng;
+ Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của hai vợ chồng;
+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
Trường hợp vợ anh không cung cấp giấy đăng ký kết hôn và giấy khai sinh của bé thì bạn liên hệ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bạn đăng ký kết hôn và nơi cấp giấy khai sinh cho bé để xin trích lục lại. Và việc vợ anh không cung cấp bản sao hộ khẩu thường trú cũng như bản sao chứng minh nhân dân thì bạn làm giấy xác nhận nơi cư trú của vợ bạn để nộp cho Tòa án.
Bạn nộp hồ sơ nêu trên tại Tòa án cấp huyện nơi vợ của bạn đang cư trú, cụ thể trong trường hợp này là
Mục lục bài viết
- 1 1. Không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc có ly hôn được không?
- 2 2. Ly hôn khi bị mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn:
- 3 3. Không có giấy đăng ký kết hôn bản chính có ly hôn được không?
- 4 4. Hỏi về vấn đề ly hôn khi mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn:
- 5 5. Thủ tục ly hôn khi không có giấy chứng nhận kết hôn:
1. Không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc có ly hôn được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2000, tuy nhiên cuộc sống hiện nay không thể chung sống với nhau. Vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn nên tôi quyết định ly hôn. Nhưng giấy đăng ký kết hôn bản gốc của vợ chồng tôi trước kia đã bị mất. Vậy trong trường hợp của vợ chồng tôi thì có ly hôn được không?
Luật sư tư vấn:
Bạn không có giấy đăng ký kết hôn vẫn làm đơn ly hôn được. Muốn có giấy đăng ký kết hôn để làm hồ sơ ly hôn bạn cần liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp bản sao. Và trong hồ sơ cần ly hôn cần nêu rõ vì sao không có giấy đăng ký kết hôn gốc.
Ngoài ra, nếu chồng bạn giữ một số giấy tờ khác như:
+ Về hộ khẩu: Liên hệ với công an cấp phường, xã nơi vợ chồng bạn thường trú nhờ nơi đây xác nhận rằng vợ, chồng bạn là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.
+ Về khai sinh: Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký khai sinh cho con trước đây để xin cấp bản sao.
Khi liên hệ với các cơ quan chức năng để làm các giấy tờ nói trên, bạn có thể nói rõ về chuyện cố tình gây khó của chồng bạn cho các cơ quan chức năng, kể cả tòa án biết để các cơ quan này nhiệt tình giúp đỡ bạn.
Nơi giải quyết:
– Theo nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người chồng (điểm a khoản 1 Điều 35,
Hoặc
– Giữa bạn và chồng bạn có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú hoặc làm việc của bạn giải quyết (điểm b khoản 1 Điều 39
Trong trường hợp này, do không có sự hợp tác từ chồng bạn nên bạn hãy gửi đơn, hồ sơ đến Tòa nơi chồng bạn cư trú, làm việc.
2. Ly hôn khi bị mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Em và chồng sống với nhau được 4 năm, giờ không thể ở với nhau được nữa, em muốn làm thủ tục ly hôn nhưng chồng em không chịu ký và đã xé tờ giấy đăng ký kết hôn rồi. Cho em hỏi giờ em có thể làm thủ tục ly hôn được không?
Luật sư tư vấn:
Nếu chị muốn quyết định ly hôn chị có thể đơn phương làm đơn yêu cầu xin ly hôn gửi tới tòa án quận huyện nơi chồng chị đang có hộ khẩu đăng ký thường trú.
Hồ sơ xin ly hôn gồm có:
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa án);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao do cơ quan hộ tịch nơi hai bạn đăng ký kết hôn cấp, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện. Trong trường hợp của chị nếu mất chị có thể đến UBND xã phường nơi chị đăng ký kết hôn để xin cấp lại hoặc xin xác nhận của UBND.
– Sổ hộ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao có chứng thực);
– Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.
Trình tự thủ tục đơn phương xin ly hôn:
Bước 1: Nguyên đơn (người chồng hoặc người vợ) gửi hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn (người vợ hoặc người chồng) đang cư trú, làm việc;
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ của nguyên đơn, Tòa án xem xét nếu đã đúng thẩm quyền, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
Bước 3: Nguyên đơn tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
3. Không có giấy đăng ký kết hôn bản chính có ly hôn được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không đưa giấy đăng ký kết hôn bản chính. Vậy tôi phải làm sao? tòa có thụ lý hồ sơ của tôi không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn
Bạn không có giấy đăng ký kết hôn vẫn làm đơn ly hôn được. Muốn có giấy đăng ký kết hôn để làm hồ sơ ly hôn bạn cần liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp bản sao. Và trong hồ sơ cần ly hôn cần nêu rõ vì sao không có giấy đăng ký kết hôn gốc, trong quá trình Tòa án giải quyết sẽ yêu cầu chồng bạn nộp bản giấy đăng ký kết hôn gốc.
Ngoài ra, nếu chồng bạn giữ một số giấy tờ khác như:
+ Về hộ khẩu: Liên hệ với công an cấp phường, xã nơi vợ chồng bạn thường trú nhờ nơi đây xác nhận rằng vợ, chồng bạn là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.
+ Về khai sinh: Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký khai sinh cho con trước đây để xin cấp bản sao.
Khi liên hệ với các cơ quan chức năng để làm các giấy tờ nói trên, bạn có thể nói rõ về chuyện cố tình gây khó của chồng bạn cho các cơ quan chức năng, kể cả tòa án biết để các cơ quan này nhiệt tình giúp đỡ bạn.
Nơi giải quyết: Tòa án Nhân dân cấp Huyện nơi
– Theo nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người chồng (điểm a khoản 1 Điều 35, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015).
Hoặc
– Giữa bạn và chồng bạn có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú hoặc làm việc của bạn giải quyết (điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
Trong trường hợp này, do không có sự hợp tác từ chồng bạn nên bạn hãy gửi đơn, hồ sơ đến Tòa nơi chồng bạn cư trú, làm việc.
4. Hỏi về vấn đề ly hôn khi mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, luật sư cho em hỏi nên viết lí do li hôn thế nào cho thuyết phục ạ. Em với vợ e sống không hạnh phúc thường xuyên cãi nhau nhưng không có bạo lực. Nhiều lần như vâỵ nên chúng em không thèm nhìn mặt nhau dù ở chung nhà vợ em làm gì em cũng thấy bực mình và ngược lại em làm gì vợ em cũng không thích. Mọi việc chỉ hai chúng em biết không dám để hàng xóm nghe thấy. Em thấy chán cảnh sống như vậy lắm nên em đã bỏ nhà đi hơn 1 năm rồi. Lí do chỉ có vậy mà em không biết viết thế nào cho thuyết phục toà mong a chị tư vấn dùm e. Và cho em hỏi câu nữa là bản chính giâý đăng kí kết hôn bị mất giờ còn bản sao thì có được không . Em xin cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về vấn đề lí do để thuyết phục tòa án chấp nhận đơn ly hôn của bạn:
Bạn trình bày tất cả vấn đề trong đơn xin ly hôn cũng như trong toàn bộ quá trình làm việc tại tòa án. Cụ thể:
– Thứ nhất là, hai vợ chồng bạn sống không hạnh phúc, tranh cãi quá nhiều: Kể từ khi kết hôn hai vợ chồng tuy chung sống với nhau nhưng không thực sự hạnh phúc. Thay vì việc cùng nhau chăm lo xây dựng hạnh phúc gia đình thì hai vợ chồng thường xuyên xảy ra tranh cãi về nhiều vấn đề: tài chính, con cái, công việc…việc tranh cãi tuy không dẫn đến bạo lực gia đình nhưng cả hai đều cảm thấy khó chịu với sự có mặt và những hành động của người kia trong gia đình.
– Thứ hai là, hai vợ chồng đã ly thân hơn một năm nay: Bản thân bạn cảm thấy quá bức bối và ngột ngạt với cuộc sống gia đình và ở chiều ngược lại vợ của bạn cũng vậy, vì thế khi bất cứ bạn hoặc vợ có hành động hay suy nghĩ gì thì người còn lại đều cảm thấy rất ức chế. Đỉnh điểm của sự việc này là bạn đã bỏ ra ngoài ở hơn một năm nay để tránh khỏi tình trạng bức bối, ngột ngạt của cuộc sống gia đình.
– Thứ ba là, bạn cũng trình bày cụ thể một số vấn đề dẫn đến sự mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân giữa bạn và vợ bạn. Ví dụ như:
+ Trong cuộc sống hôn nhân, một trong hai người phát hiện ra người người còn lại thiếu chung thủy (nếu có);
+ Cả hai bạn kết hôn khi chưa có một sự chuẩn bị thật tốt về tâm lý, tình cảm cũng như tài chính;
+ Trong cuộc sống hôn nhân giữa hai bạn thường xảy ra xung đột về các vấn đề như: công việc, con cái, gia đình của cả hai bên…
Khi bạn và vợ bạn cảm thấy không thể cứu vãn được cuộc sống hôn nhân này nữa. Việc hòa giải hay cố gắng để hàn gắn chỉ làm cuộc sống hôn nhân của cả hai người trở lên bế tắc, ngột ngạt thì cả bạn và vợ bạn làm đơn ly hôn và ký cam kết thuận tình ly hôn. Trình bày toàn bộ nguyên nhân như chúng tôi đã lý giải ở trên khi làm đơn và thực hiện các trình tự thủ tục tố tụng tài tòa án. Điều quan trọng nhất là để Tòa án có thể hiểu được tâm tư, tình cảm của cả hai bạn và việc được Tòa án chấp nhận ly hôn sẽ là một lối thoát cho cả hai bạn.
Thứ hai về vấn đề, bạn làm mất giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bạn chỉ còn bản sao thì có thể làm được thủ tục ly hôn không?
Giấy chứng nhận đăng ké kết hôn (bản chính) là một trong những giấy tờ cần thiết của hồ sơ xin ly hôn, trong trường hợp bạn làm mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì bạn phải nộp bản sao do cơ quan có thẩm quyền cấp, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện. Trong trường hợp của bạn nếu mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì bạn có thể đến UBND xã phường nơi bạn đăng ký kết hôn để xin cấp lại hoặc xin xác nhận của UBND. Ngoài ra hồ sơ xin ly hôn còn bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn theo mẫu của Tòa án
+ Sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);
+ Giấy khai sinh của con (bản sao nếu có);
+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(Sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…(Bản sao có chứng thực);
+ Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện.
5. Thủ tục ly hôn khi không có giấy chứng nhận kết hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, em muốn ly hôn nhưng em không có giấy đăng ký kết hôn. Vậy em có thể thực hiện thủ tục ly hôn không ạ?
Luật sư tư vấn:
Vì bạn không nói rõ không có giấy chứng nhận kết hôn là do chưa đăng ký kết hôn hay đã đăng ký kết hôn nhưng bị mất giấy chứng nhận kết hôn nên tùy từng trường hợp bạn có thể thực hiện thủ tục như sau:
Đã đăng ký kết hôn nhưng bị mất giấy chứng nhận kết hôn:
Khi vợ chồng chung sống với nhau không hạnh phúc và xét thấy không thể tiếp tục chung sống với nhau được thì một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo thủ tục đơn phương ly hôn hoặc thuận tình ly hôn.
– Ly hôn đơn phương là trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn, tự nguyện ký vào Đơn xin ly hôn. Khi ly hôn đơn phương, người yêu cầu ly hôn nộp hồ sơ xin ly hôn gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người kia cư trú để được giải quyết. Hồ sơ xin ly hôn gồm các giấy tờ:
+) Đơn xin ly hôn;
+) Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+) Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
+) Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
+) Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
+) Các giấy tờ về tài sản chung (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Đăng ký xe,… bản sao có chứng thực).
– Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai bên vợ chồng tự nguyện đồng ý ly hôn và hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Khi thuận tình ly hôn, vợ chồng nộp hồ sơ thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ, chồng đang cư trú để được giải quyết. Hồ sơ thuận tình ly hôn gồm:
+) Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
+) Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+) Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
+) Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
+) Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
+) Các giấy tờ về tài sản chung (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Đăng ký xe,… bản sao có chứng thực).
Như vậy, dù ly hôn đơn phương hay thuận tình ly hôn bạn cũng cần có bản chính giấy chứng nhận kết hôn. Tuy nhiên, pháp luật không quy định về việc cấp lại bản chính đăng ký kết hôn nên để ly hôn trong trường hợp này bạn cần tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn trước kia để xin cấp bản sao giấy chứng nhận từ sổ gốc. Khi đến Ủy ban nhân dân xã yêu cầu cấp bản sao giấy chứng nhận kết hôn bạn cần xuất trình Chứng minh thư nhân dân (bán chính hoặc bản sao chứng thực). Sau khi được cấp bản sao giấy chứng nhận kết hôn bạn nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án và trình bày lý do không có bản chính giấy đăng ký kết hôn để được giải quyết việc ly hôn.
Chưa đăng ký kết hôn
Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 3 tháng 1 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn thì vẫn được công nhận là vợ chồng. Nên nếu hai bạn chung sống với nhau tứ trước ngày 3 tháng 1 năm 1987 thì có thể thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án mà không cần giấy chứng nhận kết hôn.
Nếu hai bạn chung sống với nhau từ sau ngày 3 tháng 1 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng, vì vậy bạn không bắt buộc phải thực hiện thủ tục ly hôn. Tuy nhiên nếu bạn có yêu cầu ly hôn, Tòa án có thể thụ lý và ra quyết định không công nhận hai bạn là vợ chồng.