Mất đồ tại sân bay có được bồi thường không? Trách nhiệm bồi thường đối với hành khách bị thiệt hại hàng hóa, hành lý tại sân bay.
Mất đồ tại sân bay có được bồi thường không? Trách nhiệm bồi thường đối với hành khách bị thiệt hại hàng hóa, hành lý tại sân bay.
Theo căn cứ tại Điều 527 Bộ Luật Dân sự 2005 về Hợp đồng vận chuyển hành khách:
Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận, còn hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển
Theo căn cứ tại Điều 535 Bộ Luật dân sự 2005 về Hợp đồng vận chuyển tài sản:
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Trước khi lên máy bay, hành khách buộc phải làm đầy đủ các thủ tục đặt vé, ký gửi hành lý, hàng hóa và nộp phí vận chuyển. Theo đó tại Khoản 1 Điều 143 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014 sửa đổi, bổ sung cũng quy định:
Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đến và hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.
Như vậy, giữa hành khách và hãng hàng không đã hình thành 2 hợp đồng dân sự: Hợp đồng vận chuyển hành khách và Hợp đồng vận chuyển tài sản (đối với hành lý, hàng hóa ký gửi).
Theo quy định tại Điều 539 Bộ luật Dân sự 2005 về Nghĩa vụ của bên vận chuyển, thì một trong các nghĩa vụ của bên vận chuyển là:
Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Khoản 1 Điều 149 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014 sửa đổi, bổ sung cũng quy định:
Hành lý ký gửi là hành lý của hành khách được chuyên chở trong tàu bay và do người vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.
Theo đó, hãng hàng không đã nhận chuyên chở hành lý ký gửi có nghĩa vụ bảo đảm sự an toàn, đầy đủ đối với tài sản của khách hàng. Trong trường hợp, hành lý ký gửi bị mất mát, hư hỏng, hãng hàng không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tại Điều 161 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014 sửa đổi, bổ sung quy định về Bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý, quy định:
1. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng, hành khách giao hàng hoá, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hoá, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận.
2. Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại. Trường hợp hàng hoá, hành lý đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hoá, hành lý lại đến địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền nhận số hàng hoá, hành lý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho người vận chuyển.
3. Trường hợp hàng hóa đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Trường hợp người vận chuyển thay thế một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển bằng đường hàng không bằng phương thức vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người gửi hàng thì việc vận chuyển bằng phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng đường hàng không.
4. Người vận chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách cước phí vận chuyển đối với số hàng hoá, hành lý ký gửi bị thiệt hại.
Mức bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý được quy định tại Điều 162 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014 sửa đổi, bổ sung như sau:
– Theo thoả thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế;
– Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hoá, hành lý ký gửi tại địa điểm đến. Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hoá, hành lý ký gửi không kê khai giá trị;
– Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay.
– Trong trường hợp hàng hoá, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại là 17 đơn vị tính toán cho mỗi kg hàng hóa. Trường hợp người gửi hàng có kê khai giá trị của việc nhận hàng hoá tại nơi đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế.
Đơn vị tính toán là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt. Đơn vị tính toán được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.
Nếu hãng hàng không không bồi thường hoặc không đồng ý với mức bồi thường đưa ra thì hành khách có quyền khiếu nại, khởi kiện hãng đó đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Bồi thường khi tàu chạy chậm so với thời gian biểu
– Trách nhiệm bồi thường khi xe khách gây tai nạn
– Kháng cáo để giảm hình phạt và tiền bồi thường
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: