Nhà báo, phóng viên là những nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội, giúp mang lại cho chúng ta những lượng thông tin vô cùng bổ ích trong đời sống xã hội. Vậy mạo danh phóng viên, nhà báo bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mạo danh phóng viên, nhà báo bị xử phạt như thế nào?
Có thể hiểu nhà báo là danh từ chỉ chung tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và được cấp thẻ nhà báo. Còn phóng viên là danh từ chỉ chức danh công việc, họ cũng làm trong mảng bảo chí và có trách nhiệm chụp ảnh, viết bài để đưa tin và đi công tác theo sự chỉ định của tòa soạn. Phóng viên có thể có thẻ nhà báo hoặc chưa có thẻ nhà báo. Nhà báo và phóng viên đều hoạt động trong lĩnh vực báo chí nhưng hai chức danh này lại có những điểm khác biệt nhất định trong nghề.
Căn cứ Điều 26 Văn bản hợp nhất
Như vậy, để được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn quy định. Hành vi mạo danh phóng viên, nhà báo là hành vi không phải là phóng viên, nhà báo nhưng vẫn nhận mình là phòng viên, nhà báo để nhằm thực hiện một mục đích nào đó.
Căn cứ Điều 6 Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH 2018 Luật Báo chí thì hành vi mạo danh nhà báo, phóng viên sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đây là mức phạt đối với cá nhân nên tổ chức có cùng hành vi vi phạm này sẽ chịu mức phạt gấp đôi. Có thể thấy mức phạt đối với hành vi này so với luật cũ đã tăng, cho thấy việc nghiêm trọng của hành vi này và cần được xử lý nghiêm khắc hơn.
Trong trường hợp, việc mạo danh nhà báo, phóng viên có việc sử dụng thẻ nhà báo giả có thể cấu thành tội àm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Hình phạt đối với người có hành vi sử dụng thẻ nhà báo giả là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Ngoài ra, người sử dụng thẻ nhà báo giả còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2. Xử phạt hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí:
Nghề báo là một nghề khá nguy hiểm, bởi họ là những người phanh phui sự thật, đưa những vấn đề xấu ra ánh sáng. Luật báo chí quy định những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động báo chí trong đó có hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Pháp luật luôn bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp và kể cả mối quan hệ giữa nhà báo với công chúng, với xã hội, đây là những quy định có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà báo luôn luôn có được sự trân trọng của bạn đọc và công chúng, nhưng đây là một nghề đặc thù nên vẫn xảy ra một số trường hợp nhà báo bị hành hung, bị cản trở trong khi tác nghiệp.
Căn cứ Điều 7 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BTTTT 2022 hành vi cản trở hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên sẽ phải chịu những mức xử phạt như sau:
– Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc xin lỗi, buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép.
– Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp hoặc hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc xin lỗi.
– Hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc xin lỗi.
Công việc của nhà báo luôn mang sự thật đến với công chúng trong xã hội nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, do những đối tượng xấu, hoặc đối tượng không muốn sự thật được phanh phui mà có những hành vi cản trở. Vậy nên nhà báo cần phải có kỹ năng, cần có nguyên tắc để giảm thiểu những nguy cơ có thể bị xâm hại, khi thực hiện nghiệp vụ cần có những giải pháp để bảo vệ bản thân, tránh ảnh hưởng đến sinh mạng, thân thể, sức khỏe, xảy ra những điều đáng tiếc khi thực hiện công việc.
3. Thời hiệu và thẩm quyền xử phạt hành vi mạo danh phóng viên, nhà báo:
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BTTTT 2022 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản và hoạt động in là 02 năm.
Do hành vi mạo danh phóng viên, nhà báo bị xử mức phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nên căn cứ vào mức phạt này và căn cứ chương IV Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BTTTT 2022 thì những có quan sau đây có quyền ra quyết định xử phạt hành vi mạo danh phóng viên, nhà báo:
– Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
– Trưởng đoàn thanh tra cấp Bộ có thẩm quyền phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với lĩnh vực xuất bản, in; 350.000.000 đồng đối với lĩnh vực báo chí.
– Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với lĩnh vực xuất bản, in; 500.000.000 đồng đối với lĩnh vực báo chí.
– Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với lĩnh vực xuất bản, in và lĩnh vực báo chí.
– Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với lĩnh vực xuất bản, in; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực báo chí.
– Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực xuất bản, in; 200.000.000 đồng đối với lĩnh vực báo chí.
– Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với lĩnh vực xuất bản, in; 500.000.000 đồng đối với lĩnh vực báo chí.
Ngoài những chức danh trên, còn có một số cơ quan thuộc Công an nhân dân, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất 27/VBHN-VPQH 2018 Luật Báo chí
Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BTTTT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản