Theo thống kê, những người lao động nữ đều phải trải qua quá trình mang thai và sinh con, vì độ tuổi này nằm trong độ tuổi lao động. Vậy mang thai trong thời gian thử việc có bị cho nghỉ việc hay không?
Mục lục bài viết
1. Mang thai trong thời gian thử việc có bị cho nghỉ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của
– Người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về nội dung thử việc, nội dung thử việc đó cần phải được ghi trong
– Nội dung chủ yếu của
– Không được áp dụng hình thức thử việc đối với người lao động tiến hành thủ tục giao kết
Theo đó, nội dung chủ yếu trong hợp đồng thử việc sẽ bao gồm thời gian thử việc và các nội dung được quy định cụ thể tại Điều 21 của Bộ luật lao động năm 2019. Cụ thể bao gồm:
– Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động, họ tên và chức danh của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người sử dụng lao động;
– Tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người lao động;
– Công việc, địa điểm mà người lao động sẽ cần phải làm;
– Mức lương dựa trên sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động;
– Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động;
– Trang bị bảo hộ lao động đối với người lao động trong quá trình làm việc.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề kết thúc thời gian thử việc. Cụ thể như sau:
– Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động sẽ cần phải có nghĩa vụ thông báo về kết quả thử việc trong quá trình thử việc cho người lao động trên thực tế;
– Trong trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động cần phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động mà các bên đã giao kết ban đầu đối với trường hợp, hợp đồng lao động có ghi nhận thỏa thuận thử việc trong đó, hoặc người sử dụng lao động cần phải tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động với người lao động đối với trường hợp các bên không lồng ghép thoả thuận thử việc trong hợp đồng lao động mà giao kết hợp đồng thử việc riêng biệt;
– Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động cần phải chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết trong trường hợp hợp đồng lao động có lồng ghép điều khoản thử việc, hoặc chấm dứt hợp đồng thử việc trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng thử việc riêng biệt;
– Trong thời gian thử việc, người lao động và người sử dụng lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc, hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần phải thực hiện nghĩa vụ báo trước, không phải có trách nhiệm bồi thường.
Theo các điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, khi hết thời gian thử việc trong hợp đồng thử việc, người sử dụng lao động sẽ cần phải chứng minh quá trình thử việc của người lao động không đạt yêu cầu, từ đó có quyền chấm dứt
Như vậy có thể nói, khi người lao động mang thai trong quá trình thử việc, người sử dụng lao động vẫn hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt
2. Có được yêu cầu lao động thử việc cam kết không mang thai trong thời gian thử việc không?
Trên thực tế thì có thể nói, bảo vệ người phụ nữ đang mang thai là một trong những chế định được pháp luật lao động Việt Nam hướng tới, vì vậy những người lao động nữ trong quá trình mang thai sẽ được nhiều ưu đãi và nhiều chính sách ưu tiên của pháp luật. Tuy nhiên, trên phương diện góc độ của người sử dụng lao động, lao động nữ trong quá trình mang thai phần nào sẽ ảnh hưởng đến quá trình duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều trường hợp, doanh nghiệp cho người lao động nữ mang thai nghỉ việc đã diễn ra, gây bức xúc trong dư luận.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay có trường hợp, bắt buộc lao động đỡ phải ký cam kết không mang thai, không sinh con trong khoảng thời gian đầu làm việc tại doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, đây là một trong những hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền quyết định thời gian và khoảng cách sinh con của mỗi cặp vợ chồng căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh 06/2003/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dân số. Theo đó, điều luật này có quy định về quyền và nghĩa vụ của cặp vợ chồng, cá nhân trong quá trình thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cụ thể như sau:
– Có quyền quyết định thời gian sinh con, khoảng cách sinh con sao cho phù hợp;
– Có quyền quyết định sinh một con, sinh hai con, ngoại trừ trường hợp đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định riêng;
– Có quyền bảo vệ sức khỏe, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các loại bệnh lây nhiễm thông qua đường tình dục, thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện nay, mỗi cặp vợ chồng hoặc mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền quyết định thời gian sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với hoàn cảnh và kinh tế của gia đình mình. Việc người sử dụng lao động có hành vi bắt buộc người lao động nữ viết cam kết không được phép mang thai khi làm việc tại doanh nghiệp đó cản trở đến quyền tự do quyết định thời điểm sinh con của các cá nhân và các cặp vợ chồng. Đây là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lao động, hôn nhân và gia đình, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi hợp pháp của người lao động. Vì vậy, mặc dù người lao động có đồng tiền ký vào bản cam kết không mang thai thì văn bản này cũng sẽ không có giá trị pháp lý, vì văn bản này có nội dung vi phạm quy định của pháp luật.
3. Lao động nữ mang thai trong thời gian thử việc có được hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai không?
Căn cứ theo quy định tại Điêuc 2 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019, vô tố đầu tiên để người lao động có thể tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đó là cần phải có sự giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc là hai chế định hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, người lao động ký kết hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, nếu như người thử việc đó ký hợp đồng lao động, trong hợp đồng lao động đó có lồng ghép nội dung thử việc, thì đây cũng là một trong những đối tượng sẽ phải tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai. Cụ thể như sau:
– Trong thời gian thực hiện hoạt động khám thai tại các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, người lao động nữ sẽ được nghỉ việc để khám thai 05 lần, mỗi lần nghỉ việc sẽ được xác định là 01 ngày. Trong trường hợp người lao động nước ở xa cơ sở khám chữa bệnh hoặc người đang mang thai có các bệnh lý, thái không bình thường thì sẽ được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai;
– Thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 sẽ được tính theo ngày làm việc, không bao gồm các ngày nghỉ lễ tết hoặc các ngày nghỉ hằng tuần của người lao động.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, nếu người lao động thử việc có tham gia hoạt động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì trong thời gian mang thai, người lao động thử việc đó vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản khi họ đi khám thai nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Người này sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần nghỉ việc sẽ được xác định là 01 ngày.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Pháp lệnh 06/2003/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dân số;
– Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số.