Hiện nay có nhiều cặp vợ chồng không thể tự mình sinh con, và giải pháp mang thai hộ dường như được đánh giá là một phép màu đối với họ. Vậy hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Mang thai hộ vì mục đích thương mại có bị xử phạt không?
Dù mang thai hộ đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và đã được nhiều quốc gia pháp điển hóa, tuy nhiên phải cho đến tận gần đây thì khái niệm mang thai hộ mới được phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên khái niệm này trước đây vẫn bị đa số người dân đánh đồng với “đẻ thuê, đẻ mướn”, mà hầu hết được hiểu với nghĩa, người có chồng quan hệ tình dục trực tiếp với người phụ nữ được “thuê đẻ”, cho đến khi người phụ nữ đó mang thai và sinh con. Trong trường hợp này thì đứa trẻ được sinh ra từ tinh trùng của người chồng kết hợp với noãn của người phụ nữ đẻ thuê. Hiện nay với sự phát triển của xã hội, khái niệm mang thai hộ đã được thu hẹp lại và được hiểu một cách đúng đắn phù hợp với hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại khoản 22 Điều 3 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về mang thai hộ. Theo đó, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hiểu là việc một người phụ nữ tự nguyện mang thai giúp cho một cặp vợ chồng khác mà không xuất phát từ mục đích thương mại và trục lợi cá nhân, tức là một người phụ nữ tự nguyện mang thai cho cặp vợ chồng khi người vợ không thể sinh con và mang thai ngay cả khi đã áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó ký vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai hộ cho cặp vợ chồng để người này mang thai và sinh con trên thực tế.
Thế nhưng, bên cạnh hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì cũng có hiện tượng người phụ nữ mang thai vì mục đích thương mại. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là khái niệm để chỉ một người phụ nữ mang thai cho cặp vợ chồng khác không thể sinh con bằng việc áp dụng hỗ trợ kĩ thuật sinh sản đây hưởng lợi về mặt kinh tế hoặc hưởng các khoản lợi ích khác từ quá trình mang thai đó. Nhìn chung thì có thể nói, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại đều có điểm chung đó là đều phải mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản trên thực tế thông qua công nghệ. Tuy nhiên mục đích của hai hoạt động này là hoàn toàn khác, mang thai hộ vì mục đích thương mại xuất phát từ lợi ích kinh tế hoặc lợi ích vật chất, con mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chỉ đơn thuần dừng lại ở việc giúp đó cặp vợ chồng không thể sinh con với ước muốn được làm cha và làm mẹ. Chính vì vậy pháp luật nghiêm cấm hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 của Luận hôn nhân gia đình năm 2014. Để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì pháp luật nghiêm cấm đối với hành vi: Thực hiện sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản xuất phát từ mục đích thương mại, nghiêm cấm hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại, nghiêm cấm hành vi lựa chọn giới tính thai nhi và sinh sản vô tính. Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và thỏa mãn cấu thành tội phạm đối với các tội danh tương ứng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 của
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản xuất phát từ mục đích thương mại, sinh sản vô tính hoặc mang thai hộ vì mục đích thương mại;
– Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này đó là buộc phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật mà có.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, mức phạt tiền nêu trên sẽ áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật do cá nhân thực hiện trên thực tế. Trong trường hợp hành vi vi phạm quy định do tổ chức thực hiện thì sẽ phải phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Mang thai hộ vì mục đích thương mại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại khi thỏa mãn các cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật hình sự năm 2015. Tội phạm này có thể được hiểu là hành vi tổ chức cho người khác mang thai hộ vì mục đích thương mại. Đây là tội phạm mới được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 nhằm mục đích chống lại các hành vi lợi dụng sự cho phép thai hộ vì mục đích nhân đạo để tổ chức thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích thương mại. Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi tổ chức cho người khác mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tức là hành vi sắp xếp và điều hành hoạt động mang thai hộ vì mục đích thương mại như tìm phụ nữ có thể mang thai cho người khác bằng việc áp dụng biện pháp kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, kết nối họ với người cần được mang thai hộ và tiến hành các công việc để việc mang thai hộ được thực hiện ở cơ sở y tế … việc mang thai hộ ở đây là nhằm mục đích thương mại, người mang thai hộ không xuất phát từ mục đích nhân đạo mà vì lợi ích kinh tế hoặc lợi ích vật chất khác. Lỗi của chủ thể là lỗi cố ý, cố ý đối với việc mang thai hộ cũng như cố ý với mục đích được hưởng lợi từ người phụ nữ mang thai hộ.
Theo đó thì Điều 187 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02. Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung hình phạt bổ sung được quy định có thể áp dụng là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Điều kiện mang thai độ vì mục đích nhân đạo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, có quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận của các bên và phải được lập thành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật. Vợ chồng hoàn toàn có quyền nhờ người khác mang thai hộ khi đáp ứng được các điều kiện sau:
– Có xác nhận của cơ sở y tế có đầy đủ thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật hỗ trợ sinh sản khác nhau;
– Vợ chồng không có con chung theo quy định của pháp luật;
– Đã được tư vấn về pháp lý và tâm lý nhưng không có hiệu quả.
Bên cạnh đó thì người được nhờ mang thai hộ cũng cần phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau:
– Người nhờ mang thai hộ là những người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
– Người nhờ mang thai hộ đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần duy nhất;
– Người nhờ mang thai hộ đang ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của các cơ sở ý tế có đầy đủ thẩm quyền về việc người đó có đủ khả năng mang thai hộ;
– Trong trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người chồng đó;
– Đã được tư vấn đề ý tế và tâm lý đầy đủ.
Có thể nói việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không trái với quy định của pháp luật bởi vì các bên chủ thể đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản để sinh con nhưng không có hiệu quả và đây là sự lựa chọn cuối cùng. Các cơ sở khám chữa bệnh khi thực hiện hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng cần phải đáp ứng được các điều kiện bao gồm: Phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được tính kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế cho phép thực hiện kĩ thuật này, và tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1000 chu kỳ mỗi năm.
Như vậy có thể nói, người nào thực hiện hành vi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo như phân tích ở trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình.