Mang thai có phải báo với công ty? Bầu khi đang thử việc có bị đuổi việc? Bị đuổi việc trong thời gian thử việc vì lý do mang thai đúng hay sai?
Để đảm bảo các quyền lợi của người lao động nữ khi mang thai pháp luật về lao động của Việt Nam có những ưu tiên nhất định cho đối tượng này. Nhất là việc giải quyết các chế độ cũng như việc chấm dứt hợp đồng trong quá trình thai sản, quá trình sinh con của lao động nữ. Sau đây là những quy định của pháp luật về việc mang thai người lao động có phải báo với công ty và có bị đuổi việc khi mang thai trong quá trình thử việc:
Mục lục bài viết
- 1 1. Mang thai có phải báo với công ty?
- 2 2. Lao động nữ có bị đuổi việc khi mang thai trong quá trình thử việc
- 3 3. Các quyền lợi mà lao động nữ được hưởng khi mang thai, nghỉ thai sản mà đã giao kết hợp đồng lao động chính thức
- 4 4. Các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Mang thai có phải báo với công ty?
Hiện nay theo quy định của pháp luật lao động thì không có quy định về việc bắt buộc người lao động phải thông báo về việc mình đang mang thai tới người sử dụng lao động. Tuy nhiên trong quá trình mang thai người lao động nữ sẽ được nhận được các quyền lợi và các chế độ ưu tiên hơn so với người lao động bình thường. Do đó dù không bắt buộc nhưng để đảm bảo quyền lợi của mình thì người lao động nên thông báo về việc mình mang thai cho người sử dụng lao động được biết để giải quyết các chế độ cho bản thân người lao động đúng quy định của pháp luật.
2. Lao động nữ có bị đuổi việc khi mang thai trong quá trình thử việc
Thử việc là quá trình làm việc trước khi được tuyển dụng chính thức, được người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Sau khi kết thúc quá trình thử việc người sử dụng lao động đánh giá chất lượng làm việc của người lao động để xác định tiếp tục ký kết hợp đồng lao động hay không tiến hành tuyển dụng người lao động.
Mặc dù khi kết thúc thời gian thử việc thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo về kết quả thử việc cho người lao động được biết nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019 thì trong khoảng thời gian thử việc mỗi bên kể cả người lao động hay người sử dụng lao động đều có quyền được đơn phương hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hủy bỏ hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước cho bên kia và cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Hiện nay pháp luật về lao động không có bất cứ quy định nào không cho phép người sử dụng lao động được quyền đuổi việc người lao động nữ đang mang thai trong quá trình thử việc, cho nên lao động nữ trong trường hợp này vẫn có thể bị chấm dứt quá trình thử việc bất cứ lúc nào.
3. Các quyền lợi mà lao động nữ được hưởng khi mang thai, nghỉ thai sản mà đã giao kết hợp đồng lao động chính thức
3.1. Quyền lợi được hưởng khi mang thai:
– Lao động nữ khi mang thai sẽ được chuyển sang làm một công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn hoặc được giảm 01 giờ làm việc/ngày mà không vẫn được hưởng nguyên tiền lương và các quyền, lợi ích cho đến khi con trên 12 tháng tuổi nếu làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
– Người đang mang thai từ tháng thứ 07 trở đi hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo sẽ không bị người sử dụng lao động sắp xếp làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.
– Sẽ không bị người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân mà chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật do cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo.
– Được nghỉ để đi khám thai theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần được nghỉ tối đa 01 ngày; nếu người lao động ở xa các cơ sở khám, chữa bệnh hoặc có các bệnh lý hay thai nhi phát triển không bình thường thì mỗi lần khám thai được nghỉ tối đa 02 ngày.
– Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới sau khi hợp đồng lao động cũ hết hạn trong khoảng thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3.2. Quyền lợi khi lao động nữ nghỉ thai sản:
– Được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ thai sản.
– Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể trở lại làm việc nhưng thời gian nghỉ chế độ thai sản ít nhất từ 04 tháng trở lên và người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động, được người sử dụng lao động đồng ý và phải có văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động nếu họ đi làm sớm hơn thời gian luật quy định. Trong thời gian đi làm này lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đồng thời cũng được nhận tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động chi trả.
– Thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng tuy nhiên chỉ được nghỉ trước sinh thời gian không quá 02 tháng. Nếu lao động nữ sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, lao động nữ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Nếu sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định mà lao động nữ có nhu cầu nghỉ thêm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian đó. Thời gian này người lao động sẽ không được hưởng lương cũng như trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Sau khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định người lao động vẫn được bảo đảm việc làm cũ khi quay trở lại làm việc và sẽ không bị người sử dụng lao động cắt giảm tiền lương và các quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ chế độ thai sản. Trong trường hợp công việc cũ không còn nữa thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động phải bố trí một việc làm khác với mức lương không được thấp hơn so với mức lương trước khi nghỉ thai sản của người lao động.
– Đối với lao động nam khi có vợ sinh con, người nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ thì cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3.3. Trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện các biện pháp tránh thai:
Trường hợp lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau, sẩy thai, khám thai, nạo, hút thai, phá thai bệnh lý, thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai hoặc triệt sản thì người lao động sẽ được hưởng các khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3.4. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ khi mang thai:
– Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau nhưng thời gian tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định người lao động được tạm nghỉ. Nếu không có sự chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì sẽ do hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với nhau.
– Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động khi mang thai, pháp luật quy định lao động nữ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, tạm hoãn thực hiện hợp đồng nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ tiếp tục làm việc thì sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Trường hợp này người lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về việc đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng của mình trong đó có kèm theo văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc nếu tiếp tục làm việc sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
4. Các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
– Người lao động cung cấp không trung thực về các thông tin của mình khi người sử dụng lao động yêu cầu như: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, giới tính, trình độ học vấn, trình độ về kỹ năng nghề, văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe và các vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuyển dụng người lao động.
– Nếu người lao động được xác định là thường xuyên không hoàn thành các công việc theo hợp đồng lao động dựa trên các tiêu chí đánh giá về mức độ hoàn thành công việc được quy định trong quy chế của người sử dụng lao động;
– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng;
– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có các lý do chính đáng theo quy định với thời gian nghỉ việc từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
– Đối với những người lao động bị ốm đau, tai nạn mà đã điều trị trong khoảng thời gian từ 12 tháng liên tục trở lên nếu là người làm việc theo
Trường hợp sức khỏe của người lao động đã được bình phục thì người sử dụng lao động có thể xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
– Trường hợp buộc phải giảm chỗ làm việc dù người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp để khắc phục mà nguyên nhân là do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà buộc phải di dời trụ sở, nơi làm việc; thu hẹp sản xuất, kinh doanh;