Mang dao phẫu thuật trong người thì có vi phạm pháp luật không? Sử dụng vũ khí, quy định về việc sử dụng và mang theo vũ khí.
Mang dao phẫu thuật trong người thì có vi phạm pháp luật không? Sử dụng vũ khí, quy định về việc sử dụng và mang theo vũ khí.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Cho em hỏi là em mang dao phẫu thuật trong người thì khi cảnh sát kiểm tra em có bị bắt tội mang vũ khí không? Nếu bị bắt thì hình phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại Điều 5 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định về các hành vi bị cấm như sau:
“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.
2. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
3. Lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
4. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng vũ khí được giao.
5. Giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
6. Cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
7. Mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép.
8. Vận chuyển, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn.
9. Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp giấy phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
10. Mua bán trái phép, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
11. Đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
12. Hành vi khác vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ”.
Trong các hành vi nghiêm cấm thì theo khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 quy định thì nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12.
Khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 quy định: Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
Đồng thời, tại Điều 14 Nghị định 25/2012/NĐ-CP quy định về sở hữu cá nhân như sau:
“Điều 14. Sở hữu vũ khí thô sơ của cá nhân
Cá nhân chỉ được sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo hoặc được gia truyền theo phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc”.
Khoản 1 Điều 16 Nghị định 25/2012/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng vũ khí thô sơ có quy định như sau: “Vũ khí thô sơ khi được trang bị phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan Công an có thẩm quyền về số lượng, chủng loại; không làm thủ tục cấp Giấy phép sử dụng. Khi mang ra sử dụng phải được phép của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo đó, đối với trường hợp mang theo dao phẫu thuật trong người sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm c khoản 5 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về việc tàng trữ vũ khí thô sơ mà không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.