Mục lục bài viết
1. Nguồn gốc của ngày giỗ tổ nghề may:
Ăn mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu đầu tiên của con người, theo đó mà ngành may mặc đã ra đời từ rất lâu. Ở Việt Nam, nghề may là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời và bắt nguồn từ khi con người biết trồng dâu nuôi tằm. Việc xác đinh được người đầu tiên khai sinh ra nghề may hay xác định được vị Tổ nghề là rất khó, tuy nhiên, các bậc cao niên truyền lại và công nhận bà Nguyễn Thị Sen là vị tổ nghề của ngành may mặc vì những đóng góp quan trọng của bà.
Dân gian kể lại rằng, bà Nguyễn Thị Sen sinh ra và trưởng thành ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Trấn Sơn Tây. Đây chính là ngôi làng được lập lên từ thời Hùng Vưng do tướng quân Quý Minh Đại Vương lập ra. Thời con gái, ở tuổi đôi mươi, bà nổi tiếng là một người con gái xinh đẹp, tài giỏi, đảm đang hơn người đặc biệt là trong lĩnh vực thêu thùa, may vá, dệt vải thì ai cũng ngưỡng mộ.
Nhờ có bà mà các cung tần, nữ nhi trong cung được dạy thêu thùa may vá và trở thành những người thợ lành nghề, tạo nên những bộ trang phục lộng lẫy, đầy tính thầm mỹ. Bà đã chỉ dạy từng đường kim mũi chỉ, kiên nhẫn với từng người để xây dựng nên đội ngũ cung nữ đông đảo có tay nghề cao mà trước giờ chưa từng ai làm được trong cung.
Một sự kiện lớn xảy ra vào năm Kỷ Mão (979), vua Đinh Tiên Hoàng bị gian thần mưu , triều chính hỗn loạn cùng với nỗi đau mất chồng nên bà quyết định rời kinh thành trở về quê hương là ngôi làng Trạch Xá. Trở về làng bà tiếp tục phát triển nghề may và truyền lại cho người dân trong làng những kinh nghiệm, tinh hoa trong nghề may mặc từ đó nghề may ngày càng phát triển và nổi tiếng. Từ đó, người được cho là khai sinh ra nghề may và trở thành vị tổ nghề của ngành mặc nước Việt.
Bà mất vào ngày 12 tháng Chạp sau những năm tháng cống hiến hết mình cho công cuộc may vá. Để tưởng nhớ công ơn của bà nên người dân làng Trạch Xá quyết định lập đền thờ Đức Thánh Tổ Nghề May và chọn ngày 12 tháng Chạp hằng nam là ngày giỗ tổ nghề may mặc.
2. Ý nghĩa của ngày giỗ tổ nghề may:
Người Việt ta nổi tiếng tôn trọng công ơn của người đi trước, đây là cách để những thợ may biết ơn và “Uống nước nhớ nguồn” đến các thệ hệ trước, tạo những viên gạch nền móng đầu tiên cho ngành này. Việc tổ chức lễ giỗ ngành may này là để cảm tạ công ơn của tổ nghề Nguyễn Thị Sen đồng thời là dịp để con cháu, hậu nhân nhớ đến nguồn gốc của ngành nghề đã nuôi sống mình, là dịp để các bạn bè, cao nhân trong ngành gặp mặt để trao đổi và giúp đỡ nhau ngày càng phát triển hơn nữa, đây cũng là dịp để người thợ may gửi tấm lòng thành và cầu được tổ nghề mang đến sự bình an, mua may, bán đắt.
3. Lễ vật trong mâm cúng giỗ tổ nghề may gồm những gì ?
Lễ cúng giỗ tổ nghề may diễn ra vào buổi sáng. Bàn cúng giỗ tổ được lập ở nơi khang trang (thường là ở vị trí gần bàn may).
Đối với những thợ may muốn tổ chức lễ cúng ở tiệm thì lễ vật thường là một cành hoa, con gà, đĩa trầu cau, ly rượu và chén nước lã. Nhiều tiệm còn cúng đầu heo, heo quay hay vịt là tuỳ theo ý nguyện và hiệu quả làm ăn trong năm. Bàn cúng được lập nơi khang trang (thường đặt ở vị trí gần bàn may).
Riêng đối với những làng nghề lâu năm như làng Trạch Xá thì Giỗ Tổ nghề may được tổ chức rất cầu kì và trang nghiêm. Lễ vật gồm: trái cây ngủ quả, hoa lay ơn, nhang rồng phụng 5 tất, đèn cầy, gạo hủ, muối hủ, trà pha sẵn, rượu nếp, trầu cau, giấy cúng Giỗ tổ ngành may, xôi, gà luộc, heo quay con, bánh bao, bánh chưng/bánh tét, chả lụa,…
Tóm lại, đây là lễ cúng quan trọng của những người làm nghề nên cần chuẩn bị tươm tất và đầy đủ để dâng lên vị tổ nghề. Tùy thuộc vào điều kiện công ty, gia đình mà tổ chức lớn hoặc nhỏ khác nhau. Sau đây là những lễ vật cần có:
– Trái cây ngũ quả
– Hoa Cúc Kim Cương, Đèn cầy
– Bánh bao, Bánh hỏi, Bánh chưng/bánh tét, Chả lụa
– Gà luộc
– Xôi
– Heo quay con
– Nhang rồng phụng
– Gạo hủ, Muối hủ, Trà pha sẵn,
– Nước chai
– Rượu nếp
– Trầu cau
– Giấy cúng Giỗ tổ ngành may
4. Các lưu ý khi thực hiện lễ giỗ tổ nghề may:
Vì đây là ngày giỗ tỗ có ý nghĩa quan trọng nên những người đang sinh sống, kinh doanh bằng nghề may sẽ tổ chức hoành tráng để mong được tổ nghiệp phù hộ trên con đường tương lai sắp tới. Có những lưu ý khi thực hiện lễ cúng sau:
1. Chuẩn bị lễ vật tốt nhất, tươi nhất khi mua thì không nên mặc cả, kỳ kèo.
2. Thời gian cúng nên chọn vào buổi sáng
3. Người thực hiện nghi lễ cần trang trọng, nghiêm túc, cẩn thận
4. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành của người dâng lễ lên vị tổ nghề phải thành tâm
Khi thực hiện lễ, au khi chuẩn bị lễ vật xong, lên hương đèn, chủ nhà may hay người thợ chính ăn mặc chỉnh tề (áo dài hay âu phục) làm chủ bái, khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề khai sáng ra nghề may mặc và những bậc tiền hiền đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình để có đời sống sung túc và cầu mong nghề nghiệp ngày càng thuận lợi, phát đạt. Lễ cúng xong, thợ thầy cùng vui hưởng, chuyện trò, trao đổi công việc.
5. Văn khấn cúng giỗ tổ nghề may:
Sau khi chuẩn bị lễ vật, lên hương đèn xong thì các nghệ nhân lớn tuổi đã được chỉ định sẵn ( đa phần là những người đức cao vọng trọng trong nghề ) làm chủ bái, khấn vái để cảm tạ công ơn của Tổ Nghề sáng lập ra nghề may mặc, những vị tiền nhân đã có công đóng góp, cải tiến nghề giúp cho đời sống của người làm nghề trở nên sung túc, công việc thuận lợi, làm ăn phát đạt.
Khi chuẩn bị lễ vật xong, lên hương đèn, các nghệ nhân kì cựu ăn mặc chỉnh tề (áo dài hay âu phục) làm chủ bái, khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề khai sáng ra nghề may mặc và những bậc tiền hiền đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình để có đời sống sung túc và cầu mong nghề nghiệp ngày càng thuận lợi, phát đạt. Lễ cúng xong, thợ thầy cùng vui hưởng, chuyện trò, trao đổi công việc.
Nghi thức đọc bài văn khấn là một trong những phần quan trọng của giỗ tổ nghề nên cần thực hiện trang trọng, nghiêm túc.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con là ……
Cư ngụ tại…
Hôm nay là ngày 12 tháng chạp năm ……
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén nhang hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Con kính mời ngài Thánh sư nghề MAY.
Con cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề MAY thương xót cho tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, tâm đạo mở mang, lộc tài tăng tiến, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
THAM KHẢO THÊM: