Trong từ điển của Gen Z hiện nay có rất nhiều những từ lóng mới mà nếu không tìm hiểu, bạn sẽ khó mà có thể biết được ý nghĩa thực sự đằng sau nó. Trong bài viết này hãy cùng xem mãi keo mãi mận nghĩa là gì và tại sao giới trẻ lại rất thích sử dụng cụm từ này nhé!
Mục lục bài viết
1. Mãi keo là gì? Mãi mận là gì?
Mãi keo là gì?
Mãi keo là gì? Đây là hai từ ghép do gen Z sáng tạo ra theo đó từ “mãi” trong “mãi mãi” còn “keo” trong “keo dính”. Do đó bạn có thể hiểu nôm na ý nghĩa của từ “mãi keo” chính là bám chặt lấy nhau và không thể nào tách rời. Cụm từ này được sử dụng trên mạng xã hội với ý nghĩa thể hiện sự gắn kết của hai hoặc nhiều người với nhau. Do đó bạn có thể dùng từ này để diễn tả tình bạn hoặc tình yêu bền chặt.
Mãi mận là gì?
Đồng hành với cụm từ mãi keo chính là mãi mận, nếu bạn chưa biết thì “mãi mận” chính là một cách nói lái của cụm từ “mãi mặn mà”. Đây chính là một câu từ thường được gen Z sử dụng để khen ngợi ai đó về ngoại hình hoặc tính cách hài hước, hoặc đơn giản là cảm thán trước một sự việc hay hành động của ai đó rất đáng để ngưỡng mộ.
Việc dùng các loại trái cây như mận, xoài, ổi, cóc. .. làm ẩn dụ đã không hề xa lạ với gen Z. Ngoài cụm từ “mãi mận” còn có rất nhiều cụm từ khác gắn với các loại trái cây cũng có ý nghĩa tương tự, ví dụ như “mận vải” hoặc “hoài mận xoài cóc ổi”. .. Những hình ảnh với các loại trái cây ăn vặt này vừa dễ ghi nhớ mà lại rất quen thuộc với giới trẻ ngày nay
2. Mãi mận mãi keo là gì?
Cả cụm từ “mãi mận mãi keo” bạn cũng sẽ thường thấy nó trên những trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram. .. Bạn hãy hiểu đơn giản “mãi mận mãi keo” cũng là một cách nói cho một mối quan hệ nồng thắm luôn bền vững và vĩnh viễn không tách lìa khỏi nhau
3. Tại sao cụm từ này gây sốt Gen Z?
Không rõ ai là người đầu tiên chế ra cụm từ hot trend này, chỉ biết rằng sự thú vị trong câu chữ và ý nghĩa tốt đẹp của cụm từ này đã giúp cho câu “mãi mận mãi keo” rất được yêu thích và được dùng nhiều bởi thế hệ Gen Z ngày nay.
Và đặc biệt cùm từ có ý nghĩa thể hiện tình cảm gắn bó mật thiết trong mối quan hệ bạn bè với nhau vì vậy nó càng được các bạn thế hệ Gen Z sử dụng nhiều trong giao tiếp xã hội và với những người bạn của mình.
4. Một số cụm từ phổ biến gây sốt trong gen Z:
4.1. Flex là gì?
Flex là hành động khoe khoang, thể hiện bản thân một cách lố bịch và đôi khi có thể khiến đối phương khó chịu.
Đây cũng là một động từ trong tiếng Anh với hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là việc bẻ gãy hay uốn cong một vật gì đó một cách dễ dàng. Ý nghĩa thứ hai ám chỉ hành động uyển chuyển thay đổi một việc gì đó để làm nó phù hợp hơn với hoàn cảnh.
Trên mạng xã hội Việt Nam mà tiêu biểu là Facebook, thuật nhữ flex được sử dụng rộng rãi với ý nghĩa của sự khoe khoang. Có cả một cộng đồng mang tên “Flex đến hơi thở cuối cùng” tạo sân chơi cho mọi người flex mà không sợ bị chê trách. Có lẽ nhờ bắt trend flex cùng với việc chạm đúng vào bậc cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow là “Nhu cầu được thể hiện bản thân”, cộng đồng này nhanh chóng trở nên viral; mỗi bài đăng thu về lượt tương tác rất khủng. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, cộng đồng này đã có tới hơn 800 nghìn thành viên.
Thậm chí, người nổi tiếng, KOL, các nhãn hàng hay cả biên tập viên truyền hình cũng tham gia flex. Có người flex về gia thế, tiền bạc, thành tích học tập, cũng có người flex về cứu người, giúp đời. Nhiều người tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ và bất ngờ trước tài năng của mọi người. Có thành viên còn hài hước bình luận “Từ ngày tham gia group, tôi ở dưới đáy xã hội lúc nào không hay.”
4.2. Báo là gì? Báo thủ là gì?
Mỗi ngày genz đều khiến chúng ta ngạc nhiên với các khái niệm mới. Nếu thường xuyên lướt mạng xã hội dạo gần đây bạn sẽ dễ bắt gặp các dòng status hay comment như báo thủ, báo quá trời báo, báo thủ, v.v.
Nhiều cư dân mạng sử dụng từ báo ở khắp mọi nơi, tạo ra giọng điệu hài hước, sinh động trong lời nói của mình. Ngược lại cũng có người tỏ ra vô cùng hoang mang khi lướt Facebook thấy đâu đâu cũng là “báo”.
Nếu bạn nghĩ báo là con báo là một loại động vật ăn thịt hoặc báo trong “báo chí” thì đúng rồi nhé. Tuy nhiên, báo trong genz là một cách để chỉ những kẻ thích gây chuyện thị phi, phá phách làm tổn thương đến người khác.
Trong đó, báo cha báo mẹ là cụm từ rất hay được sử dụng, dành cho những người con đã không giúp gì được cho bố mẹ còn hay gây tai hoạ khiến bố mẹ phải ra mặt giải quyết.
4.3. Ô dề là gì?
Ô dề nghe qua khá tương tự với “Oh yeah!” cách diễn đạt cảm giác vui vẻ và hưng phấn trong tiếng Anh. Tuy nhiên, ô dề với các bạn trẻ hiện nay thì mang một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt
Ô dề xuất hiện trong video của một người phụ nữ mặc áo dài màu vàng trên TikTok vào tháng 9 năm 2021 với câu nói “Làm sơ sơ thôi, làm quá thì nó ô dề. Ô dề là lố lắng.”
Đoạn video đã nhanh chóng trở nên viral và được sử dụng rất nhiều bởi giới trẻ trên mạng xã hội mỗi khi ám chỉ một hành động bị làm quá, làm lố, không giống ai.
4.4. Mai đẹt ti ni là gì?
Mai đẹt ti ni là cách một số người, đặc biệt là người Thái Lan phát âm từ Destiny trong tiếng Anh. Khi nhắc đến destiny, chúng ta thường liên tưởng đến tình yêu, cụ thể hơn là một người quan trọng, xuất hiện trong cuộc đời và trở thành mối lương luyên “trời định” của ai đó.
Tại sao mọi người lại rần rần sử dụng mai đet ti ni dạo gần đây? Nguồn gốc làm nên cơn sốt mai đẹt ti ni là gì?
Cụm từ mai đẹt ti ni có lẽ đã xuất hiện rất lâu đời. Nó cũng giống với khá nhiều từ tiếng Anh khác được chơi chữ hoặc biến tấu thành những cách đọc tương tự với tiếng Việt như go gô, ét o ét. Tuy nhiên dạo gần đây cách phát âm này trở nên phổ biến khắp các mạng xã hội sau sự ra đời của bộ phim Thái Lan đang rất ăn khách tại Việt Nam: Ngược dòng thời gian để yêu anh (Love Destiny: The Movie).
Bộ phim kể về chuyện tình ngọt ngào và thú vị của cặp đôi Bhop do Thanavat Vatthana Puti thủ vai và cô nàng xinh đẹp Gaysorn do Ranee Campen đóng. Trong phim, Gaysorn gọi Bhop là mai đẹt-ti-ni tức tình yêu định mệnh của đời cô.
Vậy là từ bây giờ chúng ta có thể nói về chân ái của đời mình bằng một cách hài hước và mãnh liệt hơn với mai đẹt-ti-ni.
4.5. Chằm Zn là gì?
Đây là một từ đã làm mưa làm gió trên mạng xã hội trong suốt một thời gian dài. Đến những người không sử dụng mạng xã hội nhiều cũng phải thắc mắc “chằm zn nghĩa là gì vậy?”.
Theo từ điển Gen Z:
Chằm Zn = Trằm Kẽm = Trầm Cảm
Trong đó, Chằm là cách nói lái của từ Trầm còn Zn là nguyên tố hoá học kẽm.
Cụm từ này được dùng để biểu đạt cảm xúc bất lực, buồn bã hay bực dọc về một câu chuyện, tình huống nào đó.
Ví dụ: Hôm nay dậy sớm trang điểm lên đồ đẹp đẽ ra đường thì trời mưa, chằm zn luôn á!
4.6. Gét gô là gì?
Gét gô nghĩa là gì mà ai cũng tham gia thử thách 6 ngày 6 đêm?
Gét gô là cách phát âm sai của từ “let’s go” trong tiếng Anh, có nghĩa là đi nào, đi thôi, mau lên, làm thôi nào.
Cách phát âm lái của từ tiếng Anh để tạo nên các từ ngữ mới lạ của Gen Z không còn quá xa lạ. Vậy tại sao gét gô lại “hot hòn họt” dạo gần đây?
Cụm từ này xuất hiện đầu tiên trong một tài khoản Tiktok có tên là Tới Trời Thần (@toi69n1). Người trong clip này chuyên đăng những clip với các hoạt cảnh đậm chất thôn quê kèm theo những thử thách vô cùng hài hước. Kết thúc mỗi câu thử thách là cụm “gét gô”, sau đó nội dung trên kênh Tiktok này ngay lập tức trở nên rất nổi tiếng và lan truyền rộng khắp các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.
Cụ thể, một video anh đăng tải có tới hơn 6 triệu lượt xem với nội dung là: “Thử thách 6 ngày 6 đêm ngủ dưới nước, vợ kêu không lên. Gét gô.”
Thực tế anh ấy đã nằm dưới nước, nhưng có nằm đến 6 ngày 6 đêm không thì chưa chắc. Việc đặt ra một loạt các thử thách “bất khả thi” chính là yếu tố hài hước khiến cách nói này càng phổ biến.
4.7. Ét o ét là gì?
Ét o ét cách phát âm của SOS – một từ được dùng để thông báo một tình huống khẩn cấp, cần cấp cứu. Nhưng khi được Gen Z sử dụng, nó còn mang hơi hướng hài hước.
Ét o ét = SOS
Cụm từ ét ô ét xuất hiện trong video của một “Tik Toker” có tên là Bà Toạn Vlogs – một bác lớn tuổi và hay nói những câu nó thả thính, nói đạo lý trên mạng. Khi có một khán giả bình luận “Cô bị ép đúng không, hãy ra kí hiệu đi”, bác ấy đã trả lời “Ét o ét”, tức là SOS.