Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một trong những bài thơ tiêu biểu và hay nhất của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có mạch cảm xúc như thế nào? Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Mạch cảm xúc của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được trình bày theo thời gian từ khi đoàn thuyền bắt đầu ra khơi vào lúc hoàng hôn cho đến khi đoàn thuyền trở về vào lúc bình minh. Toàn bộ tác phẩm mang âm hưởng vui tươi, hạnh phúc trong lao động của thời kì đổi mới. Bài thơ bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên đất nước, là bài ca ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người dân làng chài trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước.
Theo mạc cảm xúc của bài thơ thì bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” có bố cục 3 phần:
– Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng của con người.
– Phần 2 (4 khổ thơ tiếp theo): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển
– Phần 3 (khổ thơ cuối): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
2. Giới thiệu về tác giả Huy Cận và tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá:
2.1. Giới thiệu về nhà thơ Huy Cận:
* Cuộc đời:
– Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới, cũng là một chính khách có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam.
– Ông sinh năm 1919 ở xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình nhà nho nghèo. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng 12 năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 31 tháng 5 năm 1917).
– Huy Cận học trung học ở Huế, đậu tú tài Pháp, rồi ra Hà Nội học Cao đẳng Canh nông. Ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh từ năm 1942, được bầu vào Ủy ban Giải phóng sau Quốc dân đại hội ở Tân Trào.
– Sau cách mạng tháng 8, ông giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong chính phủ như Bộ trưởng Bộ Canh nông, Bộ Văn hóa Giáo dục, Bộ trưởng Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng là Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam và Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
– Ông mất năm 2005 tại Hà Nội.
* Phong cách sáng tác:
– Phong cách sáng tác của Huy Cận mang đậm dấu ấn triết lý và hàm súc. Ông có thể viết thơ về thiên nhiên, quê hương, con người, tình yêu, cuộc sống với những cảm xúc sâu sắc và giàu biểu cảm.
– Trước cách mạng tháng 8, thơ của ông mang nét sầu não, buồn thương về kiếp người và đất nước.
– Sau cách mạng tháng 8, thơ của ông mang nét tươi vui, lạc quan và ca ngợi những giá trị của cuộc sống mới.
– Trong các tác phẩm, ông đã sử dụng các biện pháp tu từ hiện đại, gieo vần tự do, ngôn ngữ đời thường để tạo ra những bức tranh thơ đa dạng và phong phú. Thơ của ông chịu ảnh hưởng của các khuynh hướng và khuôn khổ hiện đại trong thơ ca phương Tây như chủ nghĩa tượng trưng, lãng mạn, duy mỹ, ấn tượng, duy hiện đại… Thơ của ông đã góp phần làm giàu cho kho tàng văn học Việt Nam.
– Vì những thành tựu trong sự nghiệp văn học và cách mạng, Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996, Huân chương Sao Vàng vào năm 2005 và được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới vào năm 2001.
* Tác phẩm tiêu biểu:
Trước cách mạng tháng Tám, Huy Cận đã cho ra đời nhiều tập thơ như Lửa thiêng (1940), Kinh cầu tự (1942), Vũ trụ ca (1940-1942),… Trong đó, Lửa thiêng là tập thơ đầu tiên của ông, gồm 25 bài thơ, phản ánh tâm trạng lo âu, bất an của con người trước cuộc sống khốn khó và bất công. Kinh cầu tự là tập thơ gồm 12 bài, được viết trong thời gian ông bị bắt giam vì hoạt động chính trị. Vũ trụ ca là tập thơ gồm 10 bài, được viết trong giai đoạn ông tham gia phong trào Việt Minh, bày tỏ niềm tin vào sự giải phóng dân tộc.
Sau cách mạng tháng Tám, Huy Cận tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng như Cô gái mèo (1972), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Gửi thế kỷ hai mươi (1985),… Trong đó, Cô gái mèo là truyện thơ dài kể về cuộc đời và tình yêu của một cô gái miền Trung trong chiến tranh. Ngôi nhà giữa nắng là tập thơ gồm 30 bài, được viết trong những năm 70 của thế kỷ XX, phản ánh những suy ngẫm về cuộc sống và con người. Gửi thế kỷ hai mươi là tập thơ gồm 20 bài, được viết vào những năm cuối đời của ông, bày tỏ những mong ước và hy vọng cho tương lai.
Ngoài ra, Huy Cận còn có nhiều bài thơ lẻ được yêu thích như Đoàn thuyền đánh cá, Tràng Giang, Ngậm ngùi, Các vị La Hán chùa Tây Phương, Con chim chiền chiện, Áo trắng,… Những bài thơ này đều có sức sống mãnh liệt và sâu lắng, làm rung động lòng người.
2.2. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:
* Bố cục:
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được triển khai theo mạch cảm xúc của đoàn thuyền đánh cá. Bài thơ được chia thành 3 phần:
– Hai khổ thơ đầu thể hiện khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng của con người.
– Bốn khổ thơ tiếp theo miêu tả khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
– Khổ cuối miêu tả khung cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về.
* Giá trị nội dung:
Tác phẩm đã khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
* Giá trị nghệ thuật:
– Hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, phong phú
– Âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan
– Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…..
3. Các ý chính của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:
3.1. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
* Khổ thơ thứ nhất:
– Hai câu đầu: Hình ảnh thiên nhiên trên biển lúc hoàng hôn.
+ So sánh “mặt trời xuống biển” với “lửa”: màu đỏ tươi và hình tròn của mặt trời – gợi lên cảnh mặt trời lặn.
+ Nhân cách hóa “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”: trong đại dương bao la có một ngôi nhà lớn, nơi màn đêm là cửa, sóng biển lad then cài.
=> Thiên nhiên bắt đầu nghỉ ngơi và tận hưởng trạng thái yên bình.
– Hai câu sau: Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
+ “Đoàn thuyền”: không chỉ là một con thuyền, mà là cả một tập thể cùng nhau ra khơi.
+ “lại ra khơi”: cho thấy đây là công việc những ngư dân đã rất quen thuộc.
+ “Câu hát căng buồm”: Hình ảnh những người lao động cùng nhau ca hát và tạo nên nguồn sức mạnh như cơn gió đẩy con thuyền ra khơi.
=> Khi mọi người bắt đầu nghỉ ngơi thì các ngư dân bắt đầu hành trình của mình.
* Khổ thơ thứ hai: Nội dung câu hát của những người dân miền biển.
– “Cá bạc, cá thu”: gợi lên sự trù phú của biển và đại dương.
– “Biển Đông lặng”: mong ước biển lặng để việc đánh cá diễn ra suôn sẻ.
– “Cá thu biển Đông như đoàn thoi”: từng đoàn cá lao lên trên mặt nước đến mức trông giống như những con thoi.
– Chúng “đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”: phép nhân hóa tạo ra nhiều màu sắc chuyển động.
– Câu thơ cuối cùng “Đến dệt lưới ta đàn cá ơi”: vừa là lời mời gọi, vừa là mong ước về một mùa đánh bắt cá bội thu của những ngư dân
3.2. Cảnh thuyền đánh cá trên biển:
* Khổ thơ thứ ba: Cảnh thuyền đánh cá trên biển.
– Phép ẩn dụ “thuyền ta lái gió với buồm trăng”: thiên nhiên và con người dường như hòa làm một.
– Nghệ thuật phóng đại “lướt giữa mây cao với biển bằng”: con thuyền giống như một chiếc tấm ván khổng lồ lướt giữa một không gian rộng lớn bao la – quy mô của vũ trụ.
– Công việc được thực hiện vào ban đêm: Ra đậu dặm xa dò bụng biển – mặc dù trong đêm tối, ngư dân vẫn đang miệt mài đánh bắt cá.
– “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”: Đánh cá dường như đã biến thành một trận chiến mà con người phải dùng sự khôn ngoan, mưu trí của mình để thiết lập thế trận đánh bại thiên nhiên.
* Khổ thứ tư: Cảnh biển về đêm
– Huy Cận liệt kê một số loài cá quý hiếm được tìm thấy ở biển: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song → thể hiện sự giàu có của biển cả.
– Hình ảnh “lấp lánh đuốc đen hồng” gợi liên tưởng đến màu sắc của loài ca song.
– “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”: ánh trăng phản chiếu trên mặt biển, cá vẫy đuôi khiến sóng phản chiếu ánh trăng vàng.
– “Đêm thở”: Sao lùa nước Hạ Long”: Màn đêm như một sinh mệnh có sự sống.
* Khổ thứ 5: Tinh thần lao động của ngư dân
– Công việc lao động nặng nhọc bỗng trở nên vui hơn nhờ lời ca và tiếng hát.
– Sự biết ơn với biển cả: “Biển cho ta cá như lòng mẹ” – biển cả êm đềm nuôi lớn biết bao người dân miền biển.
* Khổ thứ 6: Cảnh thu hoạch cá
– Bình minh đã ló dạng khi lưới được kéo lên – dù lao động suốt đêm nhưng không hề mệt mỏi.
– Hình ảnh “tay kéo xoăn tay chùm cá nặng”: Hình ảnh những bàn tay khỏe khoắn kéo lưới đầy cá – thành quả lao động của ngư dân.
– “Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”: Khi công việc thu hoạch cá vừa xong thì cũng là lúc rạng đông.
3.3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
– “Câu hát căng buồm với gió khơi”: người dân lại hát vang, nhưng đó là những câu hát về một vụ mùa đánh bắt cá bội thu.
– “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”: Đoàn thuyền như đang lướt sóng trở về chạy đua với thời gian.
– “Mặt trời đội biển nhô màu mới”: hy vọng của người lao động về một cuộc sống ấm no, viên mãn.
– “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”: Niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.