Nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân để đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Các quy định liên quan đến thuế, phí đều đảm bảo nguyên tắc công bằng, phù hợp với thu nhập, điều kiện tài chính của mỗi người dân. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mã số thuế.
Mục lục bài viết
1. Mã số thuế cá nhân là gì?
Để có thể trả lời được câu hỏi này, trước tiên bạn cần phải nắm bắt được một số vấn đề cơ bản sau:
– Thuế TNCN là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách Nhà nước. Đây là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân góp phần cho sự phát triển phồn vinh của đất nước. Hiểu luật và chấp hành tốt các quy định của luật thuế là một trong những cách để tiết kiệm chi phí thuế cho chính mình một cách hữu hiệu.
– Thuế TNCN động viên một phần thu nhập của cá nhân, thể hiện nghĩa vụ cụ thể của công dân đối với đất nước. Công dân được hưởng những thành quả của đất nước như cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự… thì đồng thời có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc nộp thuế.
– Thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế: người có thu nhập thấp thì chưa nộp thuế, người có thu nhập cao thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì mức nộp thuế cũng khác nhau. Thực hiện nộp thuế TNCN cũng góp phần làm giảm hợp lý khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư.
Do đó: Mã số thuế cá nhân là 1 mã số thuế duy nhất với mục đích kê khai cho mọi khoản thu nhập. Việc đăng ký để cấp mã số thuế thu nhập cá nhân được thực hiện tại cơ quan chi trả thu nhập, hoặc tại cơ quan thuế.
2. Có mã số thuế cá nhân được hưởng lợi gì?
Được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, khấu trừ thuế, giảm thuế, hoàn thuế… đó là một số quyền lợi dành cho người có mã số thuế cá nhân, cụ thể như sau
Được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Trước hết là khi tính thuế thu nhập cá nhân, nếu có mã số thuế, bạn sẽ được giảm trừ gia cảnh, trong đó riêng bản thân mình được trừ 9 triệu đồng một tháng và được trừ 3,6 triệu đồng một tháng cho một người phụ thuộc (cha mẹ, con cái, vợ hoặc chồng…)
Được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10%
Người có mã số thuế cá nhân bị tạm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10% khi có các khoản thu nhập vãng lai trên hai triệu đồng cho một lần từ việc cung cấp dịch vụ mà cá nhân không ký
Được giảm thuế nếu bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo
Nghĩa là bạn sẽ được giảm thuế nếu bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo. Những người có mã số thuế cá nhân, cơ quan thuế sẽ có thể hướng dẫn miễn phí về thuế
Được hoàn thuế thu nhập cá nhân nếu nộp thừa
Nếu số thuế bị khấu trừ hàng tháng nhiều hơn số thuế thực sự bạn phải nộp, thì theo luật thuế, bạn sẽ được hoàn lại số thuế nộp thừa bằng tiền khi bạn có mã số thuế cá nhân.
Được cung cấp các dịch vụ về thuế nhanh chóng, thuận tiện.
3. Mã số thuế cá nhân dùng để làm gì?
Các cá nhân có thu nhập thường xuyên sẽ được cơ quan thuế cấp cho một mã số duy nhất để kê khai các khoản thu nhập. Mã số này chính là mã số thuế thu nhập cá nhân. Vậy mã số thuế cá nhân được sử dụng như nào:
Mã số thuế cá nhân giúp cơ quan thuế nhận biết, xác định các cá nhân nộp thuế. Do đó các cá nhân khác nhau sẽ có mã số thuế khác nhau.
Đối với người có thu nhập, mã số thuế cá nhân chính là cách để họ thể hiện sự có trách nhiệm của mình với nhà nước và quốc gia nơi họ sinh sống. Việc nộp thuế thu nhập cá nhân thông qua việc sở hữu mã số thuế cá nhân sẽ giúp họ cảm thấy sống thực sự có ý nghĩa với cộng đồng.
4. Khi nào phải đăng ký mã số thuế cá nhân?
Theo điều 27 thuộc
Các tổ chức/cá nhân trả thu nhập chịu thuế cần thực hiện việc đăng ký mã số thuế để cơ quan cấp mã số thuế. Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã được cấp mã số thuế cá nhân trước ngày
Cá nhân hoặc tổ chức thuộc đối tượng cần phải đăng ký thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:
Cá nhân, tổ chức trả thu nhập:
Các tổ chức, công ty/doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh bao gồm cả các chi nhánh phụ thuộc có tư cách pháp nhân (tư cách pháp lý do nhà nước công nhận cho một tổ chức, cá nhân có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và quan trọng là chịu trách nhiệm về các hành động trước pháp luật.)
Các tổ chức chính trị
Các tổ chức quốc tế và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Cá nhân là người có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Cá nhân – những người có thể có thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, kể cả các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp cũng không thuộc đối tượng miễn thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, cá nhân đăng ký thuế thu nhập cá nhân và nhận mã số thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương hàng tháng kể cả cá nhân là người nước ngoài đang làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng tại Việt Nam.
Cá nhân có hoạt động chuyển nhượng bất động sản
5. Không đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động bị xử phạt:
Bạn hiểu rằng việc nộp thuế TNCN là điều gì đó thật thiêng liêng, nó là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân. Và đã là nghĩa vụ thì bạn cần phải thực hiện nó một cách nghiêm túc. Vậy thì không đăng ký mã số thuế cá nhân, các mức phạt đối với trường hợp không có mã số thuế cá nhân là gì.
Điều 7 tại
Nộp hồ sơ đăng ký thuế quá thời gian quy định từ 1 đến 10 ngày sẽ bị phạt cảnh cáo.
Nộp hồ sơ đăng ký thuế quá thời gian quy định trong vòng 30 ngày sẽ bị phạt tiền trong khoảng từ 400.000 đồng đến 1. 000. 000 đồng tùy vào mức độ và việc có tình tiết để giảm nhẹ hay không.
Nộp hồ sơ đăng ký thuế quá thời gian là 30 ngày thì mức phạt tiền từ 800. 000 đồng đến 2. 000. 000.
Tóm lại, với hành vi không đăng ký mã số thuế cá nhân thì sẽ có hai mức phạt là phạt cảnh cáo và phạt tiền. Trong mức phạt tiền thì người lao động sẽ phải chịu mức phạt cao nhất là 2 triệu đồng, mức phạt này được tính theo số ngày chậm đăng ký mã số thuế.
6. Hồ sơ và thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân:
6.1. Hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân:
Hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân được quy định cụ thể theo thông tư 95/2016/TT.BTC tại điều số 7, theo đó hồ sơ đăng ký được chia ra với hai đối tượng cụ thể như bên dưới:
Với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan thuế:
Tờ khai đăng ký thuế
Bản sao chứng minh nhân dân có công chứng/thẻ căn cước công dân
Nếu cá nhân không có quốc tịch Việt Nam thì thay bản sao chứng minh nhân dân bằng việc chứng thực hộ chiếu còn thời gian hiệu lực.
Với cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan chi trả thu nhập
Văn bản ủy quyền
Giấy tờ cá nhân như bản sao chứng minh nhân dân có công chứng, hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài và còn hiệu lực.
6.2. Thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân:
Có nhiều hình thức trong việc đăng ký mã số thuế cá nhân, bạn có thể đăng ký mã số thuế cá nhân online hoặc tự đăng ký mã số thuế cá nhân tại các cơ quan thu thuế. Phần lớn hiện nay người dùng lựa chọn đăng ký online vì họ có thể dễ dàng tra cứu mã số thuế cá nhân đơn giản và nhanh chóng thậm chí là kiểm tra mã số thuế cá nhân của mình mà không tốn nhiều thời gian. Thủ tục đăng ký được chia thành 2 hình thức chính:
Đối với đăng ký tại các cơ quan thuế:
Hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân tại các cơ quan thuế thường là hồ sơ bằng giấy. Để đăng ký bạn cần trải qua 3 bước như bên dưới đây:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đăng ký với đầy đủ các giấy tờ theo quy định.
Bước 2: Thông tin đăng ký thuế được tổng hợp vào tờ khai đăng ký thuế nhờ doanh nghiệp. Tờ khai đăng ký thuế chuẩn có mẫu số 05-ĐK-TCT (ở tờ khai này sẽ có hướng dẫn cụ thể để ghi thông tin cho chính xác).
Bước 3: Nhận và thông báo kết quả: hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân sẽ được tiếp nhận và đóng dấu cũng như được ghi rõ thời gian nhận hồ sơ.
Đối với đăng ký mã số thuế cá nhân online:
Các bạn có thể hiểu để hoàn tất thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân hay cách đăng ký mã số thuế cá nhân online trong trường hợp này cần tiến hành qua 2 bước:
Bước 1: Truy cập vào trang web của Tổng cục thuế thông qua đường link: http://tongcucthue.org/. Bạn cần kê khai các thông tin trong tờ khai đăng ký thuế và gửi các tài liệu trong hồ sơ của mình (tất cả được nén dưới dạng điện tử). Sau này khi đăng ký thành công bạn hoàn toàn có thể tra cứu mã số thuế cá nhân tổng cục thuế vô cùng đơn giản và thuận tiện.
Bước 2: Tổng cục thuế tiếp nhận thông tin và thông báo kết quả kê khai.
Tổng cục thuế sẽ thông báo kết quả bằng việc gửi kết quả vào địa chỉ email mà người kê khai cung cấp trong hồ sơ của họ. Thông thường tiến trình này sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký. Một số thông tin bạn cần chú ý:
Trường hợp 1: đủ điều kiện để nhận mã số thuế cá nhân do tổng cục thuế cấp, bạn sẽ nhận được thông báo theo mẫu 06/TBTĐT về việc đồng ý chấp nhận việc đăng ký và có nêu rõ thời gian trả kết quả.
Trường hợp 2: Hồ sơ không đủ điều kiện tiến hành cấp mã số thuế cá nhân vẫn sẽ nhận được thông báo dưới mẫu 06/TBTĐT tuy nhiên đây là thông báo về việc hồ sơ không được chấp nhận và gửi thông tin bổ sung để cá nhân hoàn tất lại hồ sơ.
Trên đây là thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân, thực ra không quá phức tạp, chỉ cần bạn làm hồ sơ và chuyển bị đầy đủ các thông tin như tôi đã hướng dẫn.
* Mẫu tờ khai đăng ký mã số thuế cá nhân và hướng dẫn ghi
Đối với mẫu tờ khai đăng ký mã số thuế cá nhân thì như đã đề cập ở phần trên, mẫu 05-ĐK-TCT chính là mẫu tờ khai chuẩn nhất hiện nay. (bạn tham khảo ở ảnh phía trên). Một mẫu đăng ký mã số cá nhân sẽ gồm các phần 2 phần: phần dành cho cơ quan thuế ghi và phần dành cho người đăng ký mã số thuế ghi.
Phần dành cho cơ quan thuế ghi đều có phần chú thích bên dưới, cơ quan thuế sẽ ghi 2 mục là ngày nhận tờ khai và mã số thuế.
Phần dành cho người làm đăng ký mã số thuế cá nhân: chính là các phần khai báo thông tin:
Họ và tên người đăng ký mã số thuế
Ngày và tháng năm sinh
Giới tính
Quốc tịch
Địa chỉ cư trú, địa chỉ liên lạc…
Địa chỉ cơ quan chi trả thu nhập tại thời điểm đăng ký.
Dưới đây là bảng hướng dẫn cách viết mẫu kê khai đăng ký mã số thuế cá nhân:
Mã số thuế cá nhân là gì: Bảng hướng dẫn cách kê khai đăng ký
Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân
Dưới đây là một số địa điểm nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế dành cho cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp các cơ sở của các cơ quan thuế:
Chi cục thuế nơi cá nhân đang sống: Ví dụ bạn đang làm việc và sinh sống ở quận Cầu Giấy, bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế tại quận Cầu Giấy.
Nếu là cá nhân nước ngoài đang sử dụng tiền viện trợ nhân đạo có thể nộp tại chi cục nơi cá nhân đó đang sống.
Cá nhân cư trú tại Việt Nam và làm việc nhận lương cho các tổ chức, công ty nước ngoài hay các Lãnh sự quán tại Việt Nam sẽ nộp tại Cục thuế trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý.
Cá nhân không làm việc tại Việt Nam nhưng đang có thời gian cư trú tại Việt Nam sẽ nộp tại Cục thuế trực tiếp quản lý.