Khi mà các doanh nghiệp tham gia kinh doanh sản xuất hàng hóa không thể không biết vai trò của mã vạch đối với hàng hóa cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và người tiêu dùng lại cần phải quan tâm và cần biết rõ hơn. Vậy mã số mã vạch là gì? Cấu tạo của mã số mã vạch như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mã vạch là gì?
Chúng ta đã nghe rất nhiều về cụm từ mã vach nhưng không phải ai cũng hiểu được và nắm được đúng bản chất. Mã vạch được hiểu là một dang công nghệ được thiết kế để nhận dạng cũng như thu thập dữ liệu một cách tự động không cần tác động bằng phương pháp thủ công dựa trên cơ sở cài đặt cho đối tượng mà mình cần quản lý một dãy những chữ số dưới dạng mã vạch để máy có thể đọc được khi quét qua.
Khi hàng hóa được quản lý theo mã vạch sẽ dễ quản lý, cũng giống như chứng minh thư nhân dân của con người mỗi loại hàng hóa sẽ có một mã vạch khác nhau dùng để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác, xuất xứ hàng hóa, nguồn gốc xuât phát từ doanh nghiệp và quốc gia nào. Từ đó người dùng có thể lựa chọ sản phẩm phù hợp tránh được giả, hàng không như mong muốn.
Đối vơi Doanh nghiệp khi sử dụng mã vạch sẽ bảo vệ được sản phẩm của Doanh nghiệp tránh được những hàng giả hàng nhái trên thị trường, giữ được thương hiệu của Doanh nghiệp bởi khi mang vã vạch trên sản phẩm thì sản phẩm đó mang tính chuyên biệt sẽ không bị nhầm lẫn bởi những sản phẩm của Doanh nghiệp khác hay bị nhái lại sản phẩm, đảm bảo được thương hiệu cũng như những lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp khi tránh được hàng nhái lại. Đối với người tiêu dùng thông thái thông qua mã vach có thể phân biệt được các loại hàng hóa, tránh mua phải hàng giả, nhái lại trên thị trường, kiểm tra nhanh được nguồn gốc hàng hóa, bảo vệ được sức khỏe cho bản thân và gia đình khi mua đúng hàng hóa thật.
Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm hay hiểu đúng về mã vạch hàng hóa hoặc là không biết cách kiểm tra mã vạch trên hàng hóa ra sao, đấy chính là hạn chế đối với mã vạch đối với người tiêu dùng có điện thoại thông minh thì có thể kiểm tra mã vạch thông qua phần mềm tải về điện thoại rất dễ dàng và tiện lợi biết chính xác hàng hóa, chất lượng sản phẩm, giá cả như thế nào còn đối với người tiêu dùng chưa biết sử dụng phần mềm này thì chỉ có thể kiểm tra thông qua mắt thường và thông qua sự hiểu biết của mình về mã vạch nên sẽ khó khăn hơn.
Khi đăng kí mã số mã vạch thì khi tham gia giao dịch sẽ tránh được sự nhầm lẫn, dễ dàng kiểm tra hàng hóa, tiết kiệm được thời gian nhanh chóng hơn, dễ dàng quản lý hơn. Thông qua kiểm tra, quản lý hàng hóa bằng mã vạch đã tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
2. Cấu tạo của mã số mã vạch:
Mã số mã vạch có cấu tạo không quá phức tạp nó chỉ bao gồm hai phần:
– Mã số của hàng hóa: Có chức năng dùng để phân định hàng hóa bao gồm một dãy con số nó gần giống như căn cước công dân của con người mang tính cá biệt nó dược dùng trong nhiều lĩnh vực như để lưu kho dễ quản lý, bán lẻ hàng hóa tại các của hàng bán lẻ, quản lý trong bán buôn, dùng để vận chuyển hàng hóa,….
Mã số hàng hóa mang tính cá biệt, đặc trưng và duy nhất sẽ không bị nhầm lẫn mỗi loại hàng hóa sẽ có một mã số riêng được dùng để nhận diện hàng hóa hay sản phẩm đó không nêu lên được đặc điểm hàng hóa cũng như chất lượng hàng hóa. Mã số hàng hóa bao gồm có mã số doanh nghiệp, mã số quốc gia và mã số kiểm tra.
Mã số thì có mã số quốc gia: Mỗi quốc gia thành viên sẽ có một mã số riêng và không bị trùng nhau được tổ chức EAN cấp khi quốc gia đó đăng kí tham gia. Đối với Việt Nam có mã số quốc gia 893. Đối với mã số quốc gia sẽ có bao gồm hai hoặc có đến ba con số đầu tùy thuộc vào tổ chức EAN gồm các nước thành viên quy định, nó được nghi ở phần đầu mã số.
Ngoài ra phần mã sô còn có mã số của doanh nghiệp nó gồm số phân định doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp khi yêu cầu cấp mã số sẽ có mã số doanh nghiệp và mã số quốc gia gắn liền với mã số doanh nghiệp để biết được đó là doanh nghiệp nào và thuộc quốc gia nào. Mã số doanh nghiệp sẽ có con số dài hơn mã số quốc gia nó bao gồm có thể bốn, năm hoặc sáu con số tùy thuộc vào doanh nghiệp đó có mã số ra sao thì sẽ được ghi đầy đủ để đảm bảo kiểm tra doanh nghiệp của mã vạch đó, kiểm tra được nguồn gốc hàng hóa.
Bên cạnh đó còn có “mã số vật phẩm” giành cho riêng vật phẩm đó nó bao gồm mã số doanh nghiệp và số phân định hàng hóa. Hay còn được gọi là mã mặt hàng, mã hàng hóa nó sẽ có độ dài con số từ ba, bốn hoặc năm co số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp.
Số kiểm tra đây là số dựa trên 12 số đầu của mã số EAN-VN có số từ 0 đên số chín có chức năng để kiểm tra những con số trước đó đã được nghi đúng hay chưa.
– Mã vạch: Được hiểu là các vạch song song với nhau có những khoảng trống bằng nhau xen kẽ thể hiện được những mã số để làm sao máy quét mã vạch có thể quét được, nhận dạng được những mã số.
Đối với mã vạch thể hiện số EAN thì mỗi con số trong mã vạch sẽ được thể hiện bằng hai vạch và có hai khoảng trống có chiều rộng từ một đến bốn modul, hai khoảng trống đó có thể hiện theo ba phương án khác nhau. Có thể thấy mã vạch EAN có nhiều chiều rộng và trung bình đảm bảo tiêu chuẩn về chiều rộng là 0,33 mm.
Mã vach EAN có chiều cao thiết kế là 25,93 mm và chiều dài 37, 29 mm khi làm mã vạch cần đáp ứng được số liệu này mới đảm bảo được tiêu chuẩn. Theo mã vạch EAN có độ tin cậy không cao nhưng lại có độ mã hóa cao nên hiện nay được các quốc gia sử dụng và lựa chọn thay vì sử dụng hệ thống UCP.
Theo mã vạch EAN nó có khoảng trống bên phải, số kiểm tra độ chính xác, ký hiệu các dãy số bên phải, ngoài ra phải có số ký hiệu bên trái, khu vực đầu tiên là khu vực trống mà không ký hiệu nào được thể hiện trên đó, có ký hiệu phân cách.
Cấu tạo của mã số mã vạch sẽ được quản lý chặt chẽ bởi tổ chức EAN và tổ chức các nước thành viên, phải được cấp theo đúng trình tự thủ tục theo quy định pháp luật.
Biểu tượng của của mã số mã vạch sẽ được in dán phía bên trong máy thông qua máy quét sẽ mã số mã vach sẽ kiểm tra được chứ không in dán phía bên ngoài. Một số hàng hóa cũng có thể không theo quy tắc như vậy nhưng mà vẫn đảm bảo được tiện ích của mã vạch, mục đích mã vạch mang lại.
3. Thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm:
Theo Khoản 1,2 điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN quy định:
– Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;
– Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác;
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN quy định về trình tự cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch cho các đối tượng như sau:
a) Tổ chức, cá nhân chưa đăng ký sử dụng mã số, mã vạch;
b) Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch có nhu cầu đăng ký cấp mới trong các trường hợp sau
b1) Đã sử dụng hết quỹ mã số được cấp;
b2) Đăng ký bổ sung mà GLN;
b3) Bị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch nhưng đã đủ điều kiện cấp lại theo quy định pháp luật;
b4) Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch hết thời hạn hiệu lực.
* Việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch cho các đối tượng là: TTổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch và Giấy chứng nhận còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân.
* Nơi nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo quy định tại Điều 19c Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và thực hiện kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN.
* Thời hạn của Giấy chứng nhận:
a) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp mới không quá 03 năm kể từ ngày cấp theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 19c Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
b) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp lại ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch đã được cấp.
* Hồ sơ gồm có :
– Đơn đăng ký mã số mã vạch hàng hóa theo Mẫu số 12 Nghị định 13/2022/NĐ-CP (01 bản);
– Bản sao Quyết định thành lập công ty hoặc Giấy phép kinh doanh (01 bản);
– Ủy nhiệm chi hoặc biên lai chuyển khoản (nếu có);
–
Như vậy, mã số mã vạch có in trên sản phẩm để thể hiện là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Người tiêu dùng có thể dựa vào mã số mã vạch trên sản phẩm để biết được sản phẩm đó được sản xuất ở nước nào, bởi doanh nghiệp nào. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tạo nên thương hiệu cho sản phẩm và uy tín cho doanh nghiệp thì nên đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của mình.