Theo quy định hiện nay, số định danh cá nhân gắn liền với một cá nhân có vai trò dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Vậy mã số định danh cá nhân có phải là số CCCD không?
Mục lục bài viết
1. Mã số định danh cá nhân có phải là số CCCD không?
Căn cứ Điều 13
Còn thẻ căn cước công dân thể hiện những thông tin cơ bản như lai lịch, nhân dạng của công dân.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật căn cước công dân thì số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Do đó, theo các quy định trên thì mã số định danh cá nhân chính là số thẻ căn cước công dân.
2. Quy định về hủy, xác lập lại số định danh cá nhân:
Căn cứ Điều 5 Thông tư số 59/2021/TT-BCA quy định về việc hủy cũng như xác lập lại số định danh cá nhân như sau:
(1) Xác lập lại số định danh cá nhân do công dân được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh:
– Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú yêu cầu công dân đó cung cấp giấy tờ, tài liệu hộ tịch chứng minh việc đã được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh để kiểm tra, xác minh, bổ sung vào hồ sơ quản lý.
– Sau đó gửi yêu cầu đề nghị xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.
(2) Hủy số định danh cá nhân đã xác lập cho công dân do có sai sót trong quá trình nhập dữ liệu liên quan đến thông tin về nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:
– Công an cấp xã nơi công dân cư trú có trách nhiệm kiểm tra, xác minh tính chính xác của các thông tin cần điều chỉnh.
– Sau đó thực hiện gửi yêu cầu đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.
Đối với 02 trường hợp trên, Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an sẽ có trách nhiệm xem xét, quyết định việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân.
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an phải cập nhật số định danh cá nhân mới cho công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sau khi có quyết định hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của cơ quan có thẩm quyền.
Sau đó, trách nhiệm của công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú là gửi thông báo bằng văn bản cho công dân về số định danh cá nhân mới được xác lập lại.
3. Công dân có cần phải đăng ký tài khoản định danh diện tử không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định số 59/2022/NĐ-CP quy định định danh điện tử chính là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử.
Hiện nay, trong nội dung của Nghị định số 59/2022/NĐ-CP không có quy định nào về việc công dân bắt buộc phải đăng ký định danh điện tử. Do đó, thực tế nếu như công dân không đăng ký tài khoản định danh điện tử thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên người dân nên đăng ký tài khoản định danh điện tử để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
Thực tế việc tích hợp mã định danh điện tử có rất nhiều quyền lợi cho người dân như tiện lợi trong việc thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chuyển tiền. Đảm bảo thông tin chính xác, độ bảo mật cao, tránh bị giả mạo các giấy tờ khi thực hiện giao dịch.
Đối với cơ quan, tổ chức, việc định danh điện tử đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả, xác thực chính xác thông tin của công dân và các loại giấy tờ tùy thân đã được tích hợp. Cơ quan tổ chức có thể giảm thiểu nguồn nhân lực, tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi phí lưu trữ và in ấn các loại giấy tờ khi người dân sử dụng định danh điện tử.
Còn đối với doanh nghiệp: việc đăng ký tài khoản định danh sẽ đảm bảo được chính xác, thuận tiện và nhanh chóng cũng như giảm thiểu các thủ tục giấy tờ, các chi phí. Hiện nay, Nhà nước cũng đang khuyến khích và vận động người dân thực hiện đăng ký tài khoản định danh nhanh chóng và đầy đủ.
4. Thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử hiện nay:
Thứ nhất, trường hợp công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
Bước 1: Công dân tải ứng dụng VneID về điện thoại của mình.
Bước 2: Công dân thực hiện nhập các thông tin gồm số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử trên phần mềm.
Phần mềm yêu cầu cung cấp các thông tin gì sẽ cung cấp các thông tin theo đó đầy đủ.
Tiếp theo chụp ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID.
Bước 3: Nhận thông báo đăng ký tài khoản:
Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
Thứ hai, đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2:
(i) Đối với công dân được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
– Khi đó công dân có nhu cầu cấp tài khoản định danh điện tử sẽ đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục.
– Khi đến làm thủ tục, công dân lưu ý sẽ phải mang theo Căn cước công dân gắn chíp điện tử để xuất trình khi có yêu cầu và thực hiện cung cấp các thông tin gồm số điện thoại, thư điện tử cũng như đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
– Sau khi có đủ thông tin của công dân, cán bộ tiếp nhận sẽ thực hiện cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử.
– Tiến hành chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
– Cuối cùng sau khi hoàn tất thực hiện việc đăng ký tài khoản định danh điện tử cho công dân, cơ quan quản lý có trách nhiệm thông báo đến kết quả cho công dân qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
(ii) Trường hợp công dân chưa được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp thì khi có cơ quan công an sẽ tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với việc cấp thẻ Căn cước công dân đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử.
Thông tư số 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết thi hành luật căn cước công dân và nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước công dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021.
THAM KHẢO THÊM: