Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, trong bất kỳ lĩnh vực nào thì chính thức đóng vai trò vô cùng quan trọng, đầu tư về giáo dục luôn luôn là loại đầu tư lâu dài nhất, cần thiết nhất, vì vậy các công ty hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng phổ biến. Dưới đây là mã ngành nghề và thủ tục thành lập công ty giáo dục.
Mục lục bài viết
1. Mã ngành nghề thành lập công ty giáo dục:
Trên thực tế, kinh doanh giáo dục được xem là loại hình kinh doanh sử dụng vốn đầu tư tư nhân để đem lại các dịch vụ liên quan đến mục đích giáo dục cho con người. Không chỉ đơn thuần là hình thức kinh doanh, đây còn được xem là phương tiện phát triển giáo dục và phát triển thể chất của con người, đáp ứng nhu cầu học tập ngày một nâng cao trong đời sống xã hội ngày càng phát triển, nâng cao năng lực và nâng cao kinh nghiệm của mỗi người, từ đó nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong xã hội. Chính vì vậy, loại hình kinh doanh giáo dục đang được nhà nước khuyến khích thực hiện, thậm chí là nhà nước tiến hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển cho loại hình kinh doanh này của các doanh nghiệp. Có thể kể đến các hình thức kinh doanh giáo dục phổ biến và tiêu biểu như sau:
– Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp;
– Trung tâm giáo dục;
– Nhượng quyền giáo dục;
– Khóa học ngắn hạn;
– Hình thức học trực tuyến.
Về bản chất, giáo dục giúp cho con người nâng cao nguồn tri thức và kỹ năng để tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục giúp cho đời sống con người trở nên văn minh và hạnh phúc. Vì vậy trong mọi thời đại, giáo dục được xem là lĩnh vực chủ chốt và có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mọi quốc gia.
Hiện nay, để có thể giúp cho người dân thuận lợi hơn trong quá trình đăng ký ngành nghề giáo dục, pháp luật đã đưa ra mã ngành giáo dục chi tiết và đầy đủ. Việc xác định đúng và đầy đủ chi tiết mã ngành giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, từ đó giúp cho quá trình hoạt động bề sâu của doanh nghiệp được đảm bảo và thuận lợi. Theo thống kê, có thể tham khảo mã ngành nghề giáo dục khi thành lập công ty giáo dục như sau:
Nhóm ngành | Mã ngành | Ngành nghề kinh doanh giáo dục |
Giáo dục mầm non | 8511 | Giáo dục nhà trẻ |
8512 | Giáo dục mẫu giáo | |
Giáo dục phổ thông | 8521 | Giáo dục tiểu học |
8522 | Giáo dục trung học cơ sở | |
8523 | Giáo dục trung học phổ thông | |
Giáo dục nghề nghiệp | 8531 | Đào tạo sơ cấp |
8532 | Đào tạo trung cấp | |
8533 | Đào tạo cao đẳng | |
Giáo dục khác | 8551 | Giáo dục thể thao và giải trí |
8552 | Giáo dục văn hóa nghệ thuật | |
8559 | Giáo dục khác | |
8560 | Dịch vụ hỗ trợ giáo dục |
2. Trình tự và thủ tục thành lập công ty giáo dục:
Trình tự và thủ tục thành lập công ty giáo dục được thực hiện như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thành lập công ty giáo dục sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Danh sách tài liệu để thành lập công ty giáo dục sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị yêu cầu thành lập doanh nghiệp theo mẫu do pháp luật quy định;
– Quy chế hoạt động của công ty giáo dục;
– Các thành viên sáng lập trong trường hợp hoạt động công ty dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, danh sách các nhà đầu tư nếu hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần;
– Các loại giấy tờ chứng thực danh tính của người điều hành công ty;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tài liệu xác thực danh tính của người đại diện theo ủy quyền;
– Quyết định đầu tư vốn, giấy tờ và tài liệu bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền của công ty;
– Các loại giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại Sở kế hoạch và đầu tư. Có thể nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả tại Sở kế hoạch và đầu tư. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty giáo dục. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.
Bước 4: Đăng công bố trên Cổng thông tin quốc gia. Chủ doanh nghiệp cần phải đăng thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong khoảng thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm các nội dung: tên công ty, mã số thuế của công ty, địa chỉ trụ sở chính của công ty, ngành nghề kinh doanh của công ty, vốn điều lệ, danh sách các thành viên …
Bước 5: Đăng ký hoạt động công ty giáo dục. Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp đó cần phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động công ty giáo dục để có thể đi vào hoạt động chính thức. Nếu như doanh nghiệp muốn xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động công ty giáo dục thì cần phải chuẩn bị như sau: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động công ty giáo dục, sau đó nộp hồ sơ tới Phòng giáo dục và đào tạo, chờ Phòng giáo dục và đào tạo trả kết quả.
3. Điều kiện để đăng ký thành lập công ty giáo dục:
Để có thể đăng ký thành lập công ty giáo dục, cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần phải đáp ứng điều kiện về hệ thống giáo dục quốc dân. Pháp luật cho phép các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục dưới các hình thức sau đây:
– Giáo dục mầm non, trong đó bao gồm hệ thống giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
– Giáo dục phổ thông, trong đó bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
– Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo trình độ trung cấp, đào tạo trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
– Giáo dục đào tạo trình độ đại học, đào tạo trình độ thạc sĩ, đào tạo trình độ tiến sĩ.
Thứ hai, cần phải đáp ứng điều kiện về giấy phép hoạt động. Giáo dục và đào tạo thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy để được hoạt động thì cần phải đáp ứng điều kiện về giấy phép hoạt động. Các doanh nghiệp cần phải xin giấy phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tại cơ quan có thẩm quyền đó là Sở giáo dục và đào tạo, sau đó mới được phép thực hiện hoạt động kinh doanh trên thực tế, tùy vào từng loại hình đào tạo khác nhau thì cần phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể khác nhau để có thể được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Thứ ba, cần phải đáp ứng điều kiện về vốn và điều kiện về nhân sự. Công ty giáo dục cần phải đáp ứng nguồn nhân sự đáp ứng đầy đủ điều kiện giảng dạy và đào tạo, nhân sự cần phải có bằng cấp và chứng chỉ phù hợp với công tác giảng dạy tại trường học, cơ sở vật chất cũng cần phải đáp ứng được điều kiện nhất định, cần phải có diện tích tối thiểu, các cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy cũng cần phải đảm bảo đầy đủ, cần phải có chương trình giáo dục đào tạo phù hợp với từng hệ đào tạo khác nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: