Từ trước đến nay, kinh doanh giáo dục vẫn luôn trở thành một trong những mục tiêu quan trọng được nhà nước thúc đẩy, khuyến khích đầu tư thực hiện; chất lượng nguồn nhân lực của của quốc gia sẽ tỷ lệ thuận với một giáo dục hiệu quả, khoa học mà điều này sẽ đem đến nhiều lợi ích cho cá nhân, toàn dân tộc. Vậy mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ giáo dục hiện nay có những gì?
Mục lục bài viết
1. Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ giáo dục hiện nay:
Hiện nay, Giáo dục đào tạo được xác định là ngành phải được chú trọng đầu tư và phát triển. Khi hoàn thiện ngành giáo dục một cách khoa học hiệu quả có thể giúp con người hoàn thiện về nhân cách, tự tin về suy nghĩ và định hướng tốt cho nghề nghiệp; đồng thời một quốc gia có tiềm lực về con người thì mới có thể gìn giữ được văn hóa, giá trị đã đang được gây dựng và phát triển toàn diện. Nhận thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của ngành nghề này nên có nhiều công ty giáo dục được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện ngày một nhiều, đối tượng hướng đến của ngành giáo dục không chỉ là những cá nhân trẻ tuổi mà còn khuyến khích cá nhân khác tham gia học tập, tạo điều kiện để mở rộng nhiều hơn nữa. Không chỉ dừng lại ở việc chỉ dựa vào nguồn vốn của Nhà nước trong giáo dục mà tận dụng nguồn vốn tư nhân giúp giáo dục có điều kiện phát triển toàn diện, mạnh mẽ hơn nữa;
Có thể thấy, hoạt động kinh doanh giáo dục chính là quá trình đầu tư, phát triển để cung cấp các loại hình dịch vụ liên quan tới giáo dục, mục tiêu của việc kinh doanh là lấy người học làm trung tâm, sử dụng vốn đầu tư tư nhân thay vì nhà nước để phát triển. Các chương trình, các kiến thức, hay dụng cụ, cơ sở vật chất,…sẽ được xây dựng sao cho phù hợp mục tiêu được đề ra, tạo nên môi trường học tập, giáo dục chất lượng nhất;
Nắm bắt được thị trường đầu tư thì các doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Căn cứ Phụ lục I Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, một số ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty du lịch bạn có thể lựa chọn như:
- Giáo dục nhà trẻ (mã ngành: 8511);
- Giáo dục mẫu giáo (mã ngành: 8512);
- Giáo dục Tiểu học (mã ngành: 8521);
- Giáo dục Trung học cơ sở (mã ngành: 8522);
- Đào tạo Cao đẳng (mã ngành: 8533);
- Đào tạo Đại học (mã ngành: 8541);
- Đào tạo Thạc sĩ (mã ngành: 8542);
- Giáo dục Thể thao & Giải trí (mã ngành: 8551);
- Giáo dục Văn hóa nghệ thuật (mã ngành: 8552);
- Giáo dục khác chưa được phân vào đâu (mã ngành: 8559);
- Dịch vụ hỗ trợ giáo dục (mã ngành: 8560).
2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp giáo dục:
Để có thể được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho việc thành lập doanh nghiệp giáo dục thì phải đáp ứng được các tiêu chí sao cho hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện trên thực tế đạt hiệu quả và cũng là sơ sở để quản lý quá trình của doanh nghiệp. Căn cứ Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 140/2018/NĐ-CP có ghi nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Khi thành lập doanh nghiệp thì phải xem xét đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, chỉ khi phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Na thì mới được thực hiện;
- Những yếu tố về cơ sở vật chất cũng cần đảm bảo, cụ thể là diện tích đất tối thiểu:
+ Khi thành lập Trung tâm giáo dục nghề nghiệp thì diện tích tối thiểu đó là 1000 m2;
+ Còn trong khi thành lập trường trung cấp thì tối thiểu phải có 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 là diện tích đối với khu vực ngoài đô thị;
+ Việc thành lập doanh nghiệp thành lập trường cao đẳng thì tại khu vực đô thị sẽ có diện tích tối thiểu 20.000 m2và 40.000 m2 sẽ áp dụng đối với khu vực ngoài đô thị;
- Quy định về vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp (không bao gồm giá trị về đất đai). Tối thiểu như sau:
+ Vốn được sử dụng để thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 5 tỷ đồng;
+ Còn khi thành lập trường trung cấp là 50 tỷ đồng;
+ Khi thành lập trường cao đẳng thì số vốn tối thiểu cần đảm bảo là 100 tỷ đồng;
- Ngoài việc phải có những yếu tố đã được trình bày nêu trên thì doanh nghiệp cũng phải đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).
3. Quy trình để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thành lập công ty/ doanh nghiệp giáo dục sẽ được chuẩn bị theo các giấy tờ, tài liệu sau:
- Doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;
- Cùng với đó là giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu được tải về từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ được gửi kèm bộ hồ sơ
- Cung cấp văn bản thể hiện rõ nội dung quy định về Điều lệ công ty (Điều lệ công ty được hiểu là văn bản ghi nhận các quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty có tính chất ràng buộc các cá nhân liên quan phải tuân thủ. Điều lệ công ty cần được các thành viên hoặc cổ đông sáng lập thông qua tại cuộc họp thành lập công ty);
- Gửi kèm Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập: Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập gồm các thông tin về họ tên, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức.
- Cùng với đó là gửi bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân vẫn còn hiệu lực sử dụng trên thực tế ( Lưu ý: phải công chứng loại giấy tờ này mới đảm bảo tính pháp lý);
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của thành viên hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức;
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục thì hồ sơ thành lập được chuẩn bị sẽ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty/ doanh nghiệp giáo dục đặt trụ sở chính.
Khi đã có đầy đủ giấy tờ thì lựa chọn một trong cách thức nộp hồ sơ sau:
+ Có thể nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
+ Thông qua nộp qua đường bưu điện;
+ Tiến hành nộp trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp thì Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, thời gian để cơ quan này thực hiện công việc là trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn thẩm định hồ sơ.
Còn khi hợp hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản thông báo và hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu
Bước 5: Hoàn thiện việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Tính từ thời điểm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Công ty/ doanh nghiệp giáo dục có trách nhiệm công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. (thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
THAM KHẢO THÊM: