Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật.
Tóm tắt câu hỏi:
A, B, C bàn nhau tìm kiếm tiền bằng cách tổ chức trò chơi đỏ đen trên xe khách liên tỉnh. Ngày 20 tháng 1 năm 2008 chúng giả làm hành khách đi xe trên tuyến Hà Nội – Vinh và dụ dỗ hành khách cùng chơi. Sau một vài ván biểu diễn thử trò chơi làm cho khách trên xe tò mò và thấy dễ thắng mà tham gia, chúng đã dụ được M và N tham gia chơi. Khi thấy M đặt cược 5 triệu đồng, chúng dùng thủ đoạn tráo bài để dành phần thắng. Để tìm cách gỡ số tiền bị mất, M tiếp tục đặt cược 3 triệu đồng và lại thua.
Hỏi: M và N có phạm tội không? Nếu phạm tội thì phạm tội gì? Tại sao?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như phân tích ở câu a ta xác định được A, B, C phạm tội lừa đảo chiếm đoạt, về phái người bị hại là anh m, n do mất cảnh giác, nhẹ dạ, cả tin và do tham lam nên tạo điều kiện để cho người phạm tội thực hiện được hành vi lừa đảo chiếm đoạt được tài sản của mình. trong tình huống thì ta xác định được anh m bà n là người bị hại, nhưng người bị hại trong trường hợp này nhận thức được rằng, việc tham gia trò chơi đỏ đen đó là bất hợp pháp vì nó là một hình thức của tội đánh bạc trái phép nên người bị hại là anh M, N vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình gây ra. Cụ thể với những hành vi như tham gia đặt cược vào trò chơi như trên thì M và N sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc theo quy định của Điều 248 Bộ luật hình sự năm 1999.
Khoản 1 Điều 248 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”
Theo quy định của Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP “Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.”
* Về dấu hiệu pháp lí:
– Khách thể của tội phạm: Tội đánh bạc xâm phạm đến trật tự công cộng, là tội xâm phạm tới trật tự nếp sống văn minh của xã hôi. Đánh bạc là tệ nạn xã hội phức tạp, gây mất trật tự an ninh xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, công tác của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội.
– Về chủ thể của tội phạm;
Theo quy định thì chủ thể của tội đánh bạc không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đạt độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự thì đều có thể là chủ thể của tội phạm. Theo quy định của Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm vì tội phạm này là tội phạm do cố ý và không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó M, N sẽ là chủ thể của tội phạm này nếu như M và N đạt đủ số tuổi quy định, có năng lực trách nhiệm hình sự và thỏa mãn điều kiện của khoản 1 Điều 248 Bộ luật hình sự năm 1999.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Trong tình huống trên thì M và N thực hiện hành vi đánh bạc là do lỗi cố ý. Khi thấy A, B, C biểu diễn thử thì M và N đã tò mò thấy dễ thắng nên M và N đã tham gia. Mục đích của M và N đó là đánh bạc để dành phần thắng lấy tiền. Sau khi M thua thì M tìm cách gỡ số tiền bị mất.
* Về mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi khách quan
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đánh bạc được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trước đâythì nó được thực hiện thông qua các trò như: đánh tổ tôm, đánh chắn, đánh xóc đĩa, đánh ba cây, bài tây… thì hiện nay đánh bạc được hiện đại hóa qua các môn thể thao như cá độ, cơi số đề,đánh bạc với máy vi tính, trò chơi đỏ đen….Ở đây M và N thực hiện hành vi đánh bạc bằng hình thức đó là tham gia vào trò chơi đỏ đen do A, B, C tổ chức trên tuyến xe khách Vinh- Hà Nội, theo như quy định của điều luật thì người có hành vi đánh bạc dưới bất kì hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật đều bị coi là hành vi phạm tội. Hành vi này gây ảnh hưởng tới trật tự nếp sống văn minh của xã hội.
Điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP quy định:
“a)Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;
b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;”
Ta xác định được M và N phạm tội đánh bạc theo quy định của khoản 1 Điều 248 Bộ luật hình sự năm 1999 vì theo hướng dẫn của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị lớn là tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng. Số tiền M tham gia đánh bạc đó là 8 triệu đồng thỏa mãn điều kiện tại điểm b điều 2 của Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP và M và N sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Trong tình huống đã cho, chỉ cho ta dữ kiện là N tham gia trò chơi, nhưng chỉ đề cập tới việc M có tham gia đặt cược còn N thì không. Tuy nhiên N vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc giống như N bởi vì theo như luật hướng dẫn của tòa án nhân dân tối cao thì trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc. Theo đó thì N cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc cùng với M.
– Hậu quả: hậu quả của tội đánh bạc không phải là dấu hiệu bắt buộc và cuãng không phải là yếu tố để định khung hình phạt. ta chỉ nói qua vê hậu quả trong tình huống này đó là m và n gây thiệt hại tới chính tài sản của bản thân và gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: