Vợ chồng ly thân có còn trách nhiệm gì với nhau không? Có được pháp luật thừa nhận không phát sinh nghĩa vụ trong thời gian ly thân? Pháp luật có những hướng dẫn cụ thể gì về thủ tục ly thân? Khi làm thủ tục ly thân, hai bên vợ chồng có phải ra Tòa không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Ly thân là gì?
- 2 2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi ly thân:
- 3 3. Thủ tục ly thân? Ly thân có cần ra Tòa không?
- 4 4. Mua nhà khi ly thân là tài sản chung hay riêng?
- 5 5. Ly thân có được hưởng thừa kế tài sản nữa không?
- 6 6. Ly thân nhưng chồng không cho gặp, thăm nom con:
- 7 7. Khai sinh cho con với chồng mới khi đang ly thân:
1. Ly thân là gì?
Trong Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 đang có hiệu lực thi hành không có một chế định nào về việc ly thân. Theo đó, ly thân cũng không được pháp luật thừa nhận một cách rõ ràng mà chỉ được coi như là căn cứ để ly hôn. Ly thân được hiểu là sự sống riêng của hai vợ chồng như việc không ăn ở chung, không sinh hoạt vợ chồng, không quan hệ với nhau. Dường như ly thân không phải là bước đệm của ly hôn và cũng không được xem giống như đã ly hôn về mặt giấy tờ.
Mục đích của ly thân là giảm bớt những gánh nặng, những mâu thuẫn, xung đột gay gắt đến mức không thể điều hòa được, ít nhất ở thời điểm hiện tại, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đây là khoảng thời gian để vợ chồng nhìn nhận lại mối quan hệ vợ chồng một cách nghiêm túc và đúng đắn, tha thứ cho nhau, khắc phục lỗi lầm để củng cố hôn nhân bền vững hơn quay trở lại bên nhau.
Mặt khác, ly thân cũng không đồng nghĩa với việc chấm dứt quan hệ pháp lý giữa hai vợ chồng. Nghĩa là họ vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ với con cái và tài sản chung. Việc quan hệ ngoài tình, thậm chí chung sống như là vợ chồng với người khác trong thời gian ly thân là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo Luật hôn nhân và gia đình. Sau một thời gian sống ly thân, hai bên vẫn không hoà giải được mối quan hệ thì các bên có thể xin ly hôn. Thực tế cho thấy đã ly thân thì hầu như dẫn đến ly hôn bởi lẽ chỉ có mâu thuẫn không thể giải quyết thì mới dẫn đến ly thân và ly hôn.
Theo quy định của Điều 182 của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng”, trường hợp đã có gia đình, hôn nhân hợp pháp nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với người khác thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, hoặc người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Theo quy định của pháp luật, như vậy ly thân là một giải pháp khá hợp lý cho các cặp vợ chồng đang có rạn nứt về tình cảm, trong giai đoạn nhìn nhận lại cuộc hôn nhân của mình, đồng thời tìm ra hướng đi thích hợp. Tuy nhiên, một khi đã xác định không còn tình cảm với nhau, nhất là đã có người khác, thì nên có sự thẳng thắn, dũng cảm để đi đến quyết định cuối cùng.
Ly thân tiếng Anh là: Separated
2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi ly thân:
Khi ly thân, quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng vẫn mang đầy đủ các đặc điểm quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng. Khi ly thân, quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ nhân thân và các quyền và nghĩa vụ tài sản, trong đó quyền và nghĩa vụ nhân thân là nội dung chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Quyền và nghĩa vụ nhân thân mang yếu tố tình cảm, là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng, gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt thời kỳ ly thân. Nội dung của quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là lợi ích tinh thần, là yếu tố tình cảm, không mang nội dung kinh tế, không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của vợ chồng trong khi ly thân.
Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng. Vì vậy, khi điều chỉnh những quan hệ đó phải kết hợp giữa các quy định của pháp luật với những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xã hội.
Các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng được thể hiện trong tình nghĩa vợ chồng theo Điều 19 của
3. Thủ tục ly thân? Ly thân có cần ra Tòa không?
Trong lịch sử lập pháp và các văn bản pháp luật hiện hành mà cụ thể là
Khi đang tồn tại quan hệ hôn nhân, vợ chồng không được chung sống như vợ chồng với người khác. Hiện nay, do lối sống của một bộ phận dân cư đã thay đổi nên giá trị gia đình cũng thay đổi theo. Hiện tượng người đang có vợ hoặc có chồng chung sống hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác xảy ra tương đối phổ biến. Hành vi đó là vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ và quyền của vợ chồng mà pháp luật đã quy định trong khi ly thân.
Sự tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở hành vi, cách xử sự và chồng thể hiện ở hành vi, cách xử sự và thái độ của họ đối với nhau. Đó là việc giữ gìn danh dự, uy tín, nhân phẩm cho nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, quan tâm, động viên lẫn nhau…
4. Mua nhà khi ly thân là tài sản chung hay riêng?
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ em năm nay 70 tuổi, mẹ và bố em đã ly thân được gần 10 năm nhưng chưa làm thủ tục ly hôn tại tòa. Bố em đã tách khẩu về quê. Năm 2008, mẹ có mua một căn nhà bằng tiền riêng của mình và để sổ đỏ đứng tên mẹ. Bố mẹ em đã ra văn phòng công chứng để công chứng biên bản từ chối tài sản là ngôi nhà này của bố. Nay mẹ em đã bán căn nhà đó và mua căn nhà mới.
Vậy Luật sư cho em hỏi: Để làm sổ đỏ căn nhà mẹ mới mua đứng tên mẹ em và xác định nó là tài sản riêng thì có dùng được bản sao giấy tờ chứng minh tài sản riêng của căn nhà cũ hay không hay vẫn phải cần biên bản từ chối tài sản mới.
Luật sư tư vấn:
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không thừa nhận chế định Ly thân nên bố mẹ bạn vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp, đang trong thời kỳ hôn nhân nên vẫn phải tuân thủ quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng thì Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:
– Tài sản chung của vợ chồng theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất, nhà ở mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất, nhà ở mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.
– Tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì khi mẹ bạn nhận chuyển quyền sở hữu nhà ở trong thời kỳ hôn nhân thì căn nhà đó vẫn được coi là tài sản chung của bố mẹ bạn nếu không có thỏa thuận giữa hai bố mẹ. Do vậy, việc chứng minh tài sản riêng sẽ như sau:
+ Bố bạn có thể viết Giấy cam kết với nội dung: mẹ bạn đã mua ngôi nhà bằng tiền riêng của mẹ, bố bạn không có liên quan gì đến ngôi nhà đó. Hai bố mẹ bạn có thể đến tổ chức công chứng có thẩm quyền để yêu cầu công chứng văn bản cam kết này. Sau khi có văn bản cam kết này thì mẹ bạn có thể toàn quyền sử dụng, quản lý, định đoạt ngôi nhà mà mẹ bạn mua.
+ Nếu bố bạn không đồng ý cam kết nội dung nêu trên và trong trường hợp có tranh chấp xảy ra thì khi vụ việc được đưa ra tòa án có thẩm quyền để được giải quyết thì mẹ bạn phải đưa ra các căn cứ chứng minh ngôi nhà do mẹ bạn tự mua bằng tiền riêng của mình, ví dụ: chứng minh thời điểm mẹ bạn mua nhà là khi vợ chồng bạn đang ly thân, không có đóng góp chung về tài sản; chứng minh bằng hợp đồng vay tiền giữa mẹ bạn và người thứ 3, về hợp đồng mua bán căn nhà tài sản riêng của mẹ bạn,…
Tuy nhiên, mẹ bạn nên áp dụng cách thức thứ nhất để tránh sau này xảy ra tranh chấp, kiện tụng ra Tòa án gây phức tạp.
5. Ly thân có được hưởng thừa kế tài sản nữa không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bố mẹ tôi ly thân hơn 30 mươi năm (bố tôi lấy vợ khác không có đăng ký kết hôn), ông bà nội tôi mất, chuyển bìa đỏ đất cho bố tôi. Vậy mẹ tôi có được hưởng một nửa số đất do ông bà tôi để lại không? Tài sản của mẹ tôi khi mẹ tôi mất đi bố tôi và con riêng của bố tôi có được hưởng không? Tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc chuyển quyền sử dụng đất cho bố bạn khi ông bà nội bạn mất. Trường hợp này có thể thấy ông bà nội đã chuyển quyền sử dụng đất cho riêng bố bạn (vì không nói là cho hai vợ chồng) cho dù bố và mẹ bạn đang ly thân, tức nghĩa vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý nhưng trường hợp này tài sản được tặng cho riêng nên sẽ là tài sản riêng của bố bạn. Và mẹ bạn sẽ không được hưởng một nửa mảnh đất này.
Thứ hai, về việc mẹ bạn mất thì ai sẽ là người được hưởng di sản.
– Nếu mẹ bạn để lại di chúc thì những người được chỉ định trong di chúc sẽ là người được hưởng di sản.
– Nếu mẹ bạn không để lại di chúc. Thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người thừa kế hàng thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Do đó, người thừa kế sẽ gồm bạn, bố bạn (vì hôn nhân của bố mẹ bạn vẫn tồn tại về mặt pháp lý). Ngoài ra, những người như cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ khác, con nuôi của mẹ bạn cũng được hưởng di sản (nếu có hoặc còn sống) vào thời điểm mẹ bạn mất. Những người kể trên sẽ được hưởng một phần bằng nhau với số di sản thừa kế của mẹ bạn.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật thì, con riêng của bố bạn không thuộc diện thừa kế và không được hưởng thừa kế.
6. Ly thân nhưng chồng không cho gặp, thăm nom con:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào các anh chị trong văn phòng luật Dương Gia! Em có một vấn đề rất mong được nghe ý kiến của các anh chị. Em và chồng kết hôn được 5 năm, hiện đang có 1 cháu trai 4 tuổi và 1 cháu gái 10 tháng tuổi. Do cuộc sống nhiều vấn đề nên hiện tại vợ chồng em có quyết định là sẽ ly hôn. Nhưng do việc nuôi con không thỏa thuận được với nhau, vì cả 2 đều muốn nuôi 2 con chứ không ai nhường ai.
Xét về điều kiện nuôi con thì cả 2 có điều kiện như nhau nên tòa sẽ chia đôi. Vì không chắc phần thắng nên em cũng chưa nộp đơn ra tòa. Hiện tại vợ chồng em đang sống ly thân, cháu bé thì ở với em. Còn cháu lớn thì ở với bố và ông bà nội. Nhưng hiện giờ ông bà nội và bố cháu đang cấm không cho em gặp và đón cháu. Em về nhà thì không cho vào, còn ra trường thì không cho đón, gọi điện cũng không cho gặp.
Vậy em muốn hỏi các anh chị xem bây giờ em muốn tự do gặp và đón con em thì em phải làm như nào, liệu em có thể kiện chồng em và bố mẹ chồng em vì không cho em gặp con em được không? Và nếu kiện thì em phải nộp đơn ở đâu ạ? Em rất mong sớm nhận được sự tư vấn của anh chị. Em xin chân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 71 Luật hôn nhân gia đình 2014, pháp luật về hôn nhân gia đình ghi nhận bạn và chồng bạn có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng hai con. Chồng bạn và gia đình chồng bạn không có quyền ngăn cản bạn gặp con và chăm sóc con. Trường hợp chồng và gia đình chồng không cho bạn thăm gặp con, họ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Do đó, bạn có thể làm đơn tố cáo về hành vi của chồng và gia đình chồng tới ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an để được giúp đỡ.
Trường hợp hai bạn đã ly hôn thì pháp luật có quy định quyền thăm nom, chăm sóc con trong trường hợp bạn không trực tiếp nuôi con như sau:
Căn cứ Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Căn cứ Điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014 về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Khi đó, nếu gia đình nhà chồng bạn có hành vi ngăn cản bạn gặp con thì bạn có thể làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến cơ quan thi hành án để được giải quyết theo quy định Luật thi hành án dân sự
7. Khai sinh cho con với chồng mới khi đang ly thân:
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ, thưa luật sư cho em hỏi. Em lấy chồng và chung sống với anh được 2 năm có được một cháu trai. Vì nhiều lí do nên tụi em sống ly thân. Trong thời gian này em có quan hệ với người khác nên có thêm cháu nữa khi sinh cháu thứ 2 em mới li dị. Em đi làm giấy khai sinh cho cháu thứ hai nhưng không được họ bảo phải mang họ cha của người chồng trước của em, mặc dù em đã đưa đủ mọi giấy tờ nhưng địa phương vẫn không chấp nhận. Vậy cho em hỏi giờ em phải làm sao để làm giấy khai sinh cho cháu mang họ người tôi đang sống chung?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 88 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về Xác định cha, mẹ. Mặc dù trên thực tế đây là con của bạn và người đang sống chung tuy nhiên về mặt pháp lý, đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân giữa bạn và người chồng trên giấy tờ hiện tại nên vẫn có quyền mang họ người chồng trong giấy khai sinh.
Trường hợp muốn làm giấy khai sinh cho con ngay tại thời điểm này, để cho đứa trẻ được mang họ của người đang chung sống với bạn hiện tại, bạn phải đăng ký khai sinh cho bé kết hợp với việc nhận cha cho bé.
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch về đăng ký nhận cha, mẹ, con. Cụ thể, theo Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP, hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
– Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
Như vậy, trước khi đi đăng ký khai sinh cho con, bạn phải có chứng cứ chứng minh được cha của đứa bé là người hiện tại đang sống chung với bạn (có thể là kết quả xét nghiệm ADN). Sau đó, bạn chuẩn bọ hồ sơ gồm những thành phần giấy tờ như trên rồi mang đến cơ quan hộ tịch. Trường hợp cơ quan hộ tịch vẫn không chấp nhận việc công nhận cha-con, bạn có thể ra tòa để tòa án thực hiện việc công nhận cha-con.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, do người cha không muốn nhận con cũng như không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình với con nên người mẹ có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người cha có hộ khẩu thường trú để giải quyết với nội dung xác định cha cho con theo khoản 4 Điều 28 của
Hồ sơ để yêu cầu xác định cha cho con bao gồm:
– Đơn yêu cầu xác đinh cha cho con (có thể xin tại Tòa án);
– Chứng minh thư nhân dân của mẹ (photo có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu của mẹ (photo có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (photo có chứng thực);
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con