Tài sản thế chấp được hình thành trong tương lai là như thế nào? Pháp luật quy định về vấn đề này ra sao?
Theo quy định tại Điều 342 của “Bộ luật dân sự năm 2015” thì tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai.
“Điều 342. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Đồng thời theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 4
“Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm”
Tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại hoặc chưa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét (thường là thời điểm xác lập nghĩa vụ hoặc giao dịch được giao kết) nhưng chắc chắn sẽ có hoặc được hình thành trong tương lai ví dụ: tiền lương sẽ được hưởng, vụ mùa sẽ được thu hoạch, tàu đang được đóng, nhà, công trình xây dựng đang hình thành theo hồ sơ, dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tiến độ cụ thể…Ngoài ra, tài sản hình thành trong tương lai còn bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch tài sản đó mới thuộc sở hữu của các bên, Ví dụ: như tài sản có được do mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, thừa kế nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu.
>>> Luật sư
Việc xác định được đúng tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có một số ý nghĩa nhất định:
– Xác định đối tượng được phép giao dịch: Chỉ có những tài sản hiện có hoặc những tài sản hình thành trong tương lai được xác định ở trên mới có thể trở thành đối tượng của giao dịch còn những tài sản các chủ thể nghĩ rằng nó có thể có trong tương lai mà không có căn cứ để xác định nó chắc chắn sẽ có thì không được coi là đối tượng của bất kì giao dịch cũng như quan hệ nghĩa vụ nào. Tại khoản 2 Điều 282 “Bộ luật dân sự năm 2015” có quy định đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải được xác định cụ thể và theo quy định tại khoản 1 Điều 411 “Bộ luật dân sự năm 2015” thì trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu.
– Xác định hình thức, thủ tục xác nhận: Vào thời điểm xem xét thì tài sản hình thành trong tương lai chưa tồn tại, chưa hoàn thiện hoặc chủ sở hữu chưa được xác lập quyền sở hữu.