Chuyên gia là một thuật ngữ để chỉ những người hoạt động trong chuyên ngành đào tạo theo hướng chuyên sâu nhằm tích lũy lý thuyết và thực hành một cách thực tiễn và chuyên sâu chuyên về một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể hiểu mọi kiến thức. Vậy lý lịch chuyên gia là gì? Mẫu và cách ghi lý lịch chuyên gia như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lý lịch chuyên gia là gì?
Chuyên gia được hiểu là người có một sự am hiểu kiến thức sâu rộng và thông thạo về một hay nhiều lĩnh vực cụ thể mang tính chuyên sâu. Chuyên gia đều là những người đã có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn kỹ năng cao về một lĩnh vực nào đó.
Các chuyên gia sẽ là những người đưa ra những lời nhận xét và ý kiến chuyên sâu về chuyên môn để cho mọi người tham khảo thông tin cụ thể khi gặp những vấn đề liên quan đến từng lĩnh vực và họ thông thạo chuyên ngành. Với những ý kiến đưa ra của các chuyên gia về một lĩnh vực nào đó đều có hai mặt tích cực và tiêu cực, do đó tùy từng trường hợp sẽ có người tin và không tin vào ý kiến của chuyên gia, tuy nhiên cần phải dựa vào những ý kiến đó để tham khảo làm nền tảng trong lĩnh vực chuyên ngành.
Cũng có những cụm từ chuyên ngành được sử dụng phổ biến như chuyên gia đầu ngành trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống để đề cập đến những người có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm lý thuyết và thực hành sẽ có những đóng góp riêng trong từng lĩnh vực có liên quan. Những chuyên gia thường có những công trình nghiên cứu để đóng góp nhằm đem lại sự thuận tiện cho con người trong quá trình tìm hiểu về một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Để được công nhận là một chuyên gia tư vấn thì lý lịch chuyên gia tư vấn là chứng từ không thể thiếu đối với một chuyên gia. Lý lịch chuyên gia tư vấn là văn bản do chính chuyên gia lập ra. Trong lý lịch chuyên gia tư vấn nêu rõ thông tin của chuyên gia về: vị trí dự kiến đảm nhiệm; họ tên chuyên gia; thông tin cá nhân như ngày tháng năm sinh, quốc tịch; và tóm tắt thông tin về quá trình công tác của chuyên gia (thời gian công tác, cơ quan đơn vị công tác, thông tin tham chiếu, vị trí công việc đảm nhận). Trong lý lịch chuyên gia tư vấn cũng cần phải có nội dung mô tả về năng lực, trình độ học vấn, ngoại ngữ của chuyên gia,…
2. Mẫu lý lịch chuyên gia tư vấn:
LÝ LỊCH CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Vị trí dự kiến đảm nhiệm: _______
Tên nhà thầu: _______
Họ tên chuyên gia: _______ Quốc tịch: _______
Nghề nghiệp: ________
Ngày, tháng, năm sinh: ________
Tham gia tổ chức nghề nghiệp: _______
Quá trình công tác:
Thời gian | Tên cơ quan đơn vị công tác | Thông tin tham chiếu | Vị trí công việc đảm nhận |
Từ tháng/năm đến tháng/năm | … | (nêu tên, điện thoại, email của người được tham chiếu để kiểm chứng thông tin) | …. |
Nhiệm vụ dự kiến được phân công trong gói thầu:
Chi tiết nhiệm vụ dự kiến được phân công trong gói thầu: | Nêu kinh nghiệm thực hiện những công việc, nhiệm vụ liên quan trước đây để chứng minh khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công |
[Nêu các hạng mục công việc mà chuyên gia được phân công thực hiện] | |
… |
Năng lực: [Mô tả chi tiết kinh nghiệm và các khóa đào tạo đã tham dự đáp ứng phạm vi công tác được phân công. Trong phần mô tả kinh nghiệm cần nêu rõ nhiệm vụ được phân công cụ thể trong từng dự án và tên/địa chỉ của chủ đầu tư/bên mời thầu.]
______
Trình độ học vấn: [Nêu rõ các bằng cấp liên quan, tổ chức cấp bằng, thời gian học và loại bằng cấp]
______
Ngoại ngữ:
______
[Nêu rõ trình độ ngoại ngữ]
______
Thông tin liên hệ: [Nêu rõ tên, số điện thoại, email của người cần liên hệ để đối chiếu thông tin]
______
Tôi xin cam đoan các thông tin nêu trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
__, ngày ___ tháng ___ năm ___
Người khai
[Ký tên, chức danh và ghi rõ họ tên]
3. Lưu ý khi ghi lý lịch chuyên gia tư vấn:
Theo quy định về mẫu lý lịch chuyên gia tư vấn có ghi nhận tại phần ghi chú như sau:
– Từng cá nhân chuyên gia tư vấn trong danh sách chuyên gia tư vấn theo quy định của pháp luật phải thực hiện kê khai mẫu lý lịch chuyên gia.
– Nhà thầu phải gửi kèm theo bản sao
Theo đó, trong mẫu lý lịch chuyên gia tư vấn cần cung cấp thêm các giấy tờ sau:
– Hợp đồng lao động của chuyên gia tư vấn
– Bản chụp bằng tốt nghiệp của chuyên gia tư vấn
– Chứng chỉ hành nghề chuyên môn của chuyên gia tư vấn
– Chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ học vấn về lĩnh vực chuyên ngành của chuyên gia
– Giấy tờ phục vụ chứng minh năng lực chuyên gia, trình độ học vấn của chuyên gia
Những giấy tờ cần thiết để chứng minh năng lực của chuyên gia bao gồm các giấy tờ về áp dụng mức lương của chuyên gia tư vấn; mức đóng bảo hiểm y tế cho chuyên gia nước ngoài; điều kiện dự thi và nội dung thi sát hạch chứng chỉ chuyên gia kế toán nước ngoài.
4. Chuyên gia là gì?
Chuyên gia là một cụm từ để chỉ về những con người đào tạo chuyên sâu ở một vấn đề, một lĩnh vực nào đó. Là những người có kinh nghiệm thực hành công việc của mình, kết hợp với kỹ năng thực tiễn, thông qua các lý luận chuyên sâu ở một lĩnh vực cụ thể nào đó, và so với mặt bằng chung thì chuyên gia có sự hiểu biết vượt trội hơn hẳn so với người bình thường.
Khi là một chuyên gia thì có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một công việc và lĩnh vực nào đó, thông qua việc tham vấn và đưa ra ý kiến tham khảo cho người khác về lĩnh vực đó. Bất kỳ ai cũng có thể là chuyên gia ở một lĩnh vực cụ thể nào đó, chỉ cần người đó đáp ứng được các điều kiện về kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực chuyên sâu của mình có thể giúp ích cho người khác trong lĩnh vực đó.
Một chuyên gia về một lĩnh vực cụ thể nào đó sẽ có những biểu hiện như sau:
– Trong công việc thể hiện được sự vượt trội của bản thân so với các đồng nghiệp khác trong doanh nghiệp. Có kỹ năng nghề nghiệp tốt hơn, và chuyên sâu hơn so với các đồng nghiệp của mình. Trong công việc có thể dùng những kiến thức và kỹ năng của bản thân để giải quyết vấn đề công việc của bản thân và hỗ trợ đồng nghiệp trong doanh nghiệp có thể được gọi là chuyên gia.
– Trong công việc không chỉ thể hiện được sự vượt trội hơn đồng nghiệp mà còn là người luôn có kết quả tốt, và chính xác trong công việc của mình. Bên cạnh đó, chuyên gia là người luôn lắm rõ về kiến thức chuyên ngành cũng như kỹ năng nghề nghiệp tốt nên kết quả làm việc luôn chính xác và cho kết quả tốt nhất.
– Chuyên gia là người tinh thông về nghiệp vụ nghề nghiệp hay một lĩnh vực nào đó. Chuyên gia là người am hiểu tường tận về một vấn đề nào đó, hoặc một lĩnh vực cụ thể nào đó hoặc am hiểu kiến thức về công việc của bản thân mình.
– Là một chuyên gia không phải chỉ cần tự xưng là được, mà để được công nhận là một chuyên gia cần chứng minh được mình là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó và được người khác công nhận, được các tổ chức có thẩm quyền công nhận là chuyên gia trong lĩnh vực đó, hoặc được thừa nhận bằng văn bản chứng minh là chuyên gia thì khi đó mới được coi là chuyên gia.
5. Lợi ích khi trở thành chuyên gia và vai trò của chuyên gia:
5.1. Lợi ích và cách trở thành chuyên gia:
Có rất nhiều lợi ích khi trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực ngành nghề cụ thể.
– Khi trở thành chuyên gia thì có thể giúp đỡ và hỗ trợ nhiều người khác có thêm lời khuyên đúng đắn về lĩnh vực mà mình am hiểu. Và danh tiếng được mở rộng thì cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của chuyên gia cũng được khẳng định.
– Khi là một chuyên gia thì có giúp nhiều người vượt qua được những khó khăn trong quá trình hoạt động ngành nghề tùy vào lĩnh vực chuyên môn của người gặp nạn và chuyên môn của chuyên gia.
– Chuyên môn cao cũng sẽ cung cấp cho chuyên gia sức mạnh để trở thành chuyên gia đầu ngành và giúp họ nhận được sự tôn trọng của nhiều người trong xã hội. Với những kiến thức chuyên môn của mình thì chuyên gia có thể thúc đẩy hành vi của mọi người và thúc đẩy sự thành công của bản thân kèm những vật chất song song.
Để trở thành một chuyên gia thì trước hết cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây để có thể trở thành một chuyên gia, bao gồm yêu cầu về chọn chuyên môn, hành động để trở thành chuyên gia và xác định được cơ hội và nguồn lực phát triển chuyên môn và sử dụng.
– Chọn một lĩnh vực để phát triển: Chuyên gia không phải là nghiên cứu phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau mà chuyên gia chỉ chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định để phát triển chuyên môn sâu. Từ đó, xây dựng và phát triển một chuyên ngành để nghiên cứu sâu rộng.
– Lên kế hoạch thời gian: để trở thành một chuyên gia thì điều quan trọng là cần phải xác định mục tiêu thời gian rõ ràng để học tập, nghiên cứu về chuyên ngành.
– Xây dựng kiến thức: để trở thành chuyên gia thì cần chuẩn bị những kiến thức nhất định về một chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể. Không những phải cân bằng về lý thuyết mà thực hành cũng phải song song với lý thuyết. Chính vì vậy, nên lựa chọn một mô hình tích lũy kiến thức hợp lý để phát triển theo đúng chiều hướng nhằm trở thành chuyên gia.
+ Thu thập thông tin về lĩnh vực cụ thể đã lựa chọn.
+ Tham gia lớp học tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực đó.
+ Tích cực tìm kiếm những bài tập thử thách để kiểm tra kỹ năng về chuyên môn của bản thân.
+ Tìm một người cố vấn để học tập thêm về kiến thức liên quan đến lĩnh vực đã lựa chọn.
5.2. Vai trò của chuyên gia trên thị trường:
Chuyên gia chính là một thành viên trao đổi độc lập đã được giao một cổ phiếu hoặc một nhóm cổ phiếu mà họ là nhà tạo lập thị trường được chỉ định, do đó học có trách nhiệm duy trì một thị trường công bằng và có trật tự cho chứng khoán đó, đồng thời dùng tài khoản của chính họ để trao đổi chứng khoán khi không có lệnh mua hoặc bán công khai hoặc làm đại lý bằng cách thực hiện các lệnh mua bán trên thị trường.
Cần phải có một số vốn lớn để đáp ứng các yêu cầu của một chuyên gia. Hầu hết các chuyên gia đều là nhân viên của các công ty, doanh nghiệp lớn. Mặc dù chuyên gia không bắt buộc phải tham gia vào mọi giao dịch, tuy nhiên mọi giao dịch của chứng khoán đó phải được thực hiện trên sàn giao dịch trước sự có mặt của chuyên gia. Trong trường hợp không có lệnh từ thị trường thì chuyên gia được quyền yêu cầu cung cấp thanh khoản và cải thiện giá cho các cổ phiếu mà họ là nhà tạo lập.