Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương trong các trường hợp đặc biệt: Thủ tục ly hôn với người trong tù? Ly hôn với người bị tâm thần? Ly hôn với người biệt tích nhiều năm?
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ tôi hiện nay đang bị người khác kiện lên cơ quan công an cấp huyện về một số vụ việc vậy vợ tôi có được làm đơn ly hôn đơn phương gửi cho tòa án không trong lúc đó tôi và hai con muốn vợ tôi bình tĩnh suy nghĩ lại để quay về đoàn tụ cùng với chồng con và gia đình. Trong trường hợp này thì Toà án có giải quyết yêu cầu của vợ tôi không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trong trường hợp này của bạn thì vợ bạn có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn ngay cả khi vợ bạn đang bị người khác kiện lên cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 52
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Trong trường hợp hai vợ chồng bạn không hoà giải được thì khi vợ bạn đưa đơn yêu cầu ly hôn lên Toà án để yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (căn cứ vào Điều 56
Căn cứ vào Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP đưa ra căn cứ cho ly hôn như sau:
a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về hợp đồng, tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.
Mục lục bài viết
1. Đơn phương ly hôn khi một bên mắc bệnh tâm thần
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và chồng tôi chung sống với nhau được 5 năm. Năm 2014, chồng tôi bị tai nạn giao thông sau đó chồng tôi được bệnh viện xác định là mắc bệnh tâm thần suốt ngày chửi bới, đánh đập vợ con, không làm chủ được hành vi của mình. Nay tôi muốn ly hôn muốn hỏi thủ tục giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015: Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức được, làm chủ được hành vi của mình.Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự (nếu người yêu cầu đưa ra được các chứng cứ xác đáng). Trường hợp ly hôn với một bên mắc bệnh tâm thần thì bạn phải xuất trình được chứng cứ là bị đơn mắc bệnh tâm thần. Do đó, bạn phải yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố chồng bạn mất năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 24
“3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.”
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, vợ chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ.
Khi bạn gửi yêu cầu xin ly hôn với chồng bạn là người bị mắc bệnh tâm thần (mất năng lực hành vi dân sự) thì Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ cho chồng bạn theo quy định tại các Điều 53 và Điều 54 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Điều 54. Cử, chỉ định người giám hộ
1. Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.
2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
3. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
4. Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.”
Sau đó, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ án ly hôn của vợ chồng theo thủ tục chung.
→ Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn đơn phương, giải quyết thủ tục ly hôn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
2. Chồng có được ly hôn đơn phương khi vợ bị bại liệt
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi lấy chồng đã được 7 năm đã có một cháu trai 6 tuổi đến năm 2013 tôi bị tai nạn lao động gãy xương sống dẫn đến liệt hai chân giờ chưa đi lại được phải phụ thuộc người thân, từ ngày tai nạn tôi phải ở với bố mẹ đẻ gia đình nhà chồng không hỏi han gì hàng tháng. Chồng tôi không chu cấp cho tôi tiền sinh hoạt bây giờ gia đình nhà chồng tôi bắt chồng tôi ly hôn tôi để đi bước nữa. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp của tôi muốn được nuôi con cần những điều kiện gì và nếu tôi không đồng ý ly hôn thì chồng tôi có được phép ly hôn đơn phương không và khi ly hôn tôi có được quyền lợi và bồi thường gì không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, nay con chị đã 6 tuổi, chồng chị có quyền đơn phương ly hôn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Trong thời gian chị bị tai nạn và anh chồng không quan tâm chăm sóc thì người chồng đã vi phạm quy định tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về tình nghĩa vợ chồng:
“1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.”
Chồng chị có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.”
Về điều kiện để được nuôi con khi ly hôn quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Hiện nay, con của chị đã 6 tuổi, nếu hai vợ chồng không tự thỏa thuận được ai nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét dựa trên 02 điều kiện chính: Điều kiện về nhân thân và điều kiện về kinh tế:
+ Điều kiện kinh tế: có thu nhập hàng tháng ổn định, có chỗ ở hợp pháp, môi trường sống lành mạnh,…
+ Điều kiện nhân thân: có nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, có lối sống lành mạnh,…
Như vậy, hiện tại mọi sinh hoạt của chị đang phụ thuộc vào người thân, chị không có khả năng thu nhập về kinh tế tuy nhiên chồng chị có hành vi không chăm sóc bạn trong thời gian chị bị ốm, có thể thấy nhân thân anh ấy không tốt do đó chị vẫn có khả năng dành được quyền nuôi con khi ly hôn.
→ Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục ly hôn, tư vấn ly hôn đơn phương vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
3. Chồng đơn phương ly hôn khi vợ biệt tích nhiều năm liền
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Sư! Xin vui lòng tư vấn giúp đỡ cho trường hợp của tôi như sau: Tôi có Người Vợ (có đăng ký kết hôn) bỏ nhà ra đi từ khi con tôi mới 11 tháng tuổi cho đến nay cháu được gần 5 tuổi. Khi đi cô ta có chiếm đoạt một số tài sản trong nhà (vàng, tiền, máy laptop, và những gì mà bán được). Tôi có báo chính quyền địa phương và Công an Phường. Nay tôi muốn xin Toà án giải quyết ly hôn đơn phương. Nhưng Toà án Vũng Tàu không chịu bắt tôi phải làm thủ tục thông báo mất tích vợ. Nay hoàn cảnh của tôi gà trống nuôi con không có điều kiện để làm thủ tục tuyên bố mất tích. Kính xin Luật sư vui lòng tư vấn cho tôi về trường hợp trên. Xin chân thành cảm ơn Quý Luật sư rất nhiều.
Luật sư tư vấn:
Theo như những thông tin anh đưa ra có thể hiểu là vợ anh đã bỏ nhà ra đi trong khoảng thời gian là khoảng 4 năm, không có thông tin gì. Trong khoảng thời gian này anh chưa tiến hành thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích đối với vợ mình. Đến nay anh muốn đơn phương xin ly hôn thì trước tiên anh phải thực hiện tuyên bố mất tích trước sau đó tiến hành thủ tục ly hôn với vợ.
Thủ tục tuyên bố mất tích thực hiện theo trình tự, thủ tục từ Điều 387 đến Điều 390
Hồ sơ tuyên bố mất tích gồm:
– Đơn yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất tích phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của
– Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.
Khi đơn yêu cầu đáp ứng đầy đủ về hình thức và nội dung thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ việc. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Toà án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Thời hạn thông báo là bốn tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong ba ngày liên tiếp. Đối với chi phí thông báo tìm kiếm này sẽ do anh-là người yêu cầu tuyên bố một người mất tích chi trả.
Trong khoảng thời gian này nếu vợ anh trở về hoặc có tin tức xác thực thì anh có thể liên hệ với vợ mình và tiến hành thủ tục ly hôn bình thường.
Nếu không có tin tức gì của vợ anh, Toà án phải sẽ mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Nếu Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất tích.
Sau khi đã có quyết định tuyên bố mất tích đối với chị này anh có thể tiến hành gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho anh. Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật dân sự 2015 đều quy định rõ “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”
* Hồ sơ đơn phương ly hôn:
– Đơn khởi kiện;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;
– Giấy khai sinh của con bản chính;
– Chứng minh thư nhân dân của anh bản sao có chứng thực;
– Sổ hộ khẩu gia đình của anh bản sao có chứng thực;
– Quyết định tuyên bố mất tích;
* Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh đang cư trú.
→ Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn đơn phương, giải quyết thủ tục ly hôn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
4. Ly hôn đơn phương với người đang trong trại tạm giam
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư cho em hỏi nếu muốn ly hôn với người đang thụ án tại trại giam cần những thủ tục gì? Nếu người đang thụ án mà không chịu ly hôn thì bên đưa đơn có được đưa đơn và có được giải quyết ly hôn không?
Luật sư trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”
Pháp luật cũng không hạn chế quyền đơn phương ly hôn với người đang thụ án tại trại giam. Nếu bạn muốn đơn phương ly hôn thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
– Hồ sơ đơn phương ly hôn:
+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân của vợ hoặc chồng (bản sao chứng thực)
+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực) (nếu đã có con);
+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);
Người này đang thụ lý ở trại giam thì bạn xin giấy xác nhận bên phía trại giam về việc chồng/vợ bạn đang thụ lý án tại trại giam này.
– Nơi thực hiện thủ tục: Bạn có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án quận/huyện nơi bạn đang cư trú hoặc gửi qua đường Bưu điện.
– Thời gian giải quyết: 4 tháng – 6 tháng.
→ Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.
5. Đơn phương ly hôn khi chồng đang chấp hành án phạt tù
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Hiện tại tôi muốn ly hôn với người chồng đang thụ án. Tôi muốn biết rõ trình tự, cũng như thời gian thụ lý hồ sơ và các giấy tờ có liên quan để tôi có thể ly hôn một cách sớm và nhanh nhất! Xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”. Theo đó việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn có thể theo ý chí của một bên vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng. Chồng bạn hiện đang thụ án nên bạn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương với chồng.
Hồ sơ đơn phương xin ly hôn:
– Đơn khởi kiện đơn phương ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng (bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe,…
– Trình tự đơn phương ly hôn theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
+ Bước 1: Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi chồng hoặc vợ đang cư trú, làm việc.
+ Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn.
+ Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
+ Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.
– Thời gian giải quyết việc ly hôn đơn phương
+ Thời hạn chuẩn bị xét xử: 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có thể lâu hơn.
+ Thời hạn mở phiên tòa: Từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn pháp luật qua điện thoại, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568