Ly hôn rồi có được kết hôn lại? Thủ tục tái hôn với vợ/chồng cũ? Thủ tục đăng ký kết hôn lại sau khi đã ly hôn? Ly hôn rồi có quay lại tái hôn với người cũ được không? Thủ tục đăng ký kết hôn lại lần hai sau khi ly hôn mới nhất?
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay có nhiều cặp vợ chồng do mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân, không thể tiếp tục duy trì cuộc sống hôn nhân nữa và quyết định ly hôn để giải thoát cho nhau để có một cuộc sống thoải mái hơn. Tuy nhiên, quyết định ly hôn này có thể là quyết định lúc nóng giận, hai vợ chồng chưa suy nghĩ kỹ hoặc chỉ muốn thoát khỏi cảm giác hôn nhân, trốn tránh thực tại.
Nhưng sau thời gian ly hôn, khi có thời gian để suy nghĩ kỹ càng hơn nhiều người lại xác định lại tình cảm của mình và muốn quay về cuộc sống hôn nhân trước đây với chính người mình đã từng ly hôn. Vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam thì ly hôn rồi có thể tái hôn lại với vợ/chồng cũ của mình không?
Theo quy định của
Mục lục bài viết
1. Điệu kiện để đăng ký kết hôn:
Theo điều 8 của
- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Mặc dù khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình nam 2014 quy định cụ thể về điều kiện kết hôn nhưng trong thực tiễn thi hành còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc:
Về điều kiện tuổi kết hôn: Điều kiện về tuổi kết hôn, được quy định tại Điều 8, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, một số nước và vùng lãnh thổ quy định về tuổi kết hôn thấp hơn so với Việt Nam; nếu áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam thì có được áp dụng hay không? Ngoài ra, thực tiễn thi hành quy định về tuổi kết hôn còn rất nhiều bất cập giữa quy định của pháp luật và tập quán về tuổi kết hôn.
Ở một số địa phương, cộng đồng, người dân vẫn kết hôn theo độ tuổi trong tập quán dẫn tới tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại ở các nhóm cộng đồng này đặc biệt tỷ lệ kết hôn trước tuổi luật định ở vùng cao, nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống còn khá cao. Nhưng trên thực tế khá nhiều nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng chưa tới độ tuổi này và Pháp luật về hộ tịch vẫn thừa nhận quyền làm mẹ của người chưa đủ 18 tuổi, vẫn được đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú.
– Điều kiện về sự tự nguyện của nam, nữ: Trong luật Hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản hướng dẫn cũng hướng dẫn về những trường hợp bị coi là một bên lừa dối nhưng là dưới dạng liệt kê hành vi như:lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc cho, nếu kết hôn thì bảo lãnh ra nước ngoài,… chứ không có những tiêu chí như thế nào là ” lừa dối”, không khái quát được hết các trường hợp lừa dối khiến cho việc xác định hành vi lừa dối trong hôn nhân có nhiều vướng mắc. Trên thực tế sự tự nguyện chỉ có thể được xác định thông qua hành vi thể hiện ý chí của người kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc kết hôn. Bản thân yếu tố chủ quan bên trong như tình cảm, mong muốn, nguyện vọng của người kết hôn như thế nào thì lại khó có thể biết. Bên cạnh đó vấn đề thẩm định sự tự nguyện kết hôn có yếu tố nước ngoài còn nhiều hạn chế, nhất là trong cách tiến hành phỏng vấn. Một số cơ quan nhà nước vẫn tiến hành phỏng vấn một cách hời hợt cho qua, chưa làm đúng với tinh thần và tầm quan trọng của thủ tục phỏng vấn, cán bộ biết tiếng nước ngoài cũng không nhiều nên nhiều khi cán bộ phỏng vấn không hiểu được các đương sự nói gì.
Trường hợp không bị mất năng lực hành vi dân sự thì người mất năng lực dân sự được hiểu là người bị mắc căn bệnh làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi và có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự. Trên thực tế có rất ít người là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,em…. yêu cầu tòa án tuyên bố người thân của mình bị mất năng lực hành vi dân sự nên vẫn có nhiều trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự được đăng kí kết hôn. Nhiều cơ quan đăng kí kết hôn còn lúng túng trong việc xác minh người này có thuộc diện cấm kết hôn không.
Thực tiễn giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình liên quan vấn đề này đã phát sinh vấn đề: Có nhiều trường hợp vì một số lý do mà kết hôn với người thực tế không thể nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình nhưng chưa bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, khi nhận ra hoặc không thể chung sống với người này được nữa, người vợ/ chồng có nhu cầu muốn ly hôn được hướng dẫn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định.
Như vậy, pháp luật không cấm việc hai người nam, nữ đã ly hôn với nhau mà muốn đăng ký kết hôn lần hai lại với nhau. Hơn nữa cũng không có quy định cụ thể về thời gian mà hai người được tái hôn. Do vậy, vợ chồng đã ly hôn hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn lại. Thủ tục này thực hiện như lần đăng ký kết hôn đầu tiên.
2. Trường hợp cấm kết hôn:
Theo
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình; Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3. Thủ tục đăng ký kết hôn lại:
Theo điều 18 của luật hộ tịch năm 2014 đăng ký kết hôn được quy định như sau:
Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn
1. Hai bên nam, nữ nộp
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
- Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú (Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú).
- Hai bên nam, nữ nộp
tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. - Bản chính
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau: - Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP. - Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.
Thủ tục đăng ký kết hôn lại với chồng/vợ cũ cũng như việc hai vợ chồng đang ký kết hôn như lần đầu không có gì khác kèm theo đó Trong trường hợp này, vì hai vợ chồng đã ly hôn rồi nên khi đăng ký kết hôn lần hai phải có giấy chứng nhận của tòa án là đã ly hôn. Kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân hiện tại của địa phương.