Hiện nay, nhiều ngành nghề, vụ việc cần yêu cầu xem xét lý lịch của gia đình, ví dụ thi tuyển vào ngành công an, quân đội hoặc kết hôn với chồng là công an, quân đội. Nhiều câu hỏi được đặt ra như nếu đã ly hôn với chồng có tiền án tiền sự thì sau này có ảnh hưởng gì đến lý lịch của con hay không?
Mục lục bài viết
1. Ly hôn khi chồng đi tù có ảnh hưởng tới tương lai của con không?
Chồng tôi đang chịu án tù và 2 vợ chồng đã ly hôn,vậy giờ tôi muốn chuyển lý lịch của con theo mẹ có được không? và sau này con tôi có còn bị ảnh hưởng gì từ cha nữa không?
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin chị cung cấp, chồng chị đang chịu án phạt tù và hai vợ chồng đã ly hôn. Nhưng ly hôn thì chỉ chấm dứt về vấn đề hôn nhân giữa vợ và chồng còn mối quan hệ huyết thống và nhân thân giữa cha, mẹ với đứa con không thay đổi và không phụ thuộc vào hôn nhân còn tồn tại hay không. Nên trong trường hợp này, con chị và người cha vẫn tồn tại mối quan hệ huyết thống và nhân thân.
Về vấn đề người cha đang chịu án tù: Con sẽ không bị ảnh hưởng gì về án tù của cha nếu như sau khi người cha được xóa án tích theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Về trường hợp đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại Điều 70
– Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) của Bộ luật Hình sự khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định dưới đây.
– Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nêu trên, nếu từ khi người đó chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo mà đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án trong thời gian đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn các điểm a, b và c trên thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
– Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định trên.
Cách tính thời hạn để xóa án tích được quy định tại Điều 73
– Thời hạn để xóa án tích căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.
– Thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành nếu người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị
– Trường hợp có tội đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của Bộ Hình sự 2015,
– Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.
– Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị.
Như vậy, trong trường hợp này chị không nói rõ về người cha phạm tội và với mức phạt tù là bao nhiêu năm? Nên căn cứ vào những quy định trên, tùy tội danh và mức hình phạt của người người cha để có căn cứ tính thời gian được xóa án tích.
Như vậy, sau khi chấp hành xong hình phạt tù và được xóa án tích thì coi như người cha chưa bị kết án và được Tòa án cấp Giấy chứng nhận. Nếu sau này con chị có nhu cầu vào học tập và công tác trong ngành công an hay quân đội thì sẽ không bị ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, nếu sau này con bạn muốn lấy người bên ngành công an thì có thể bị ảnh hưởng vì điều kiện kết hôn với người trong ngành công an phụ thuộc vào quy chế nội bộ ngành và có xét đến lý lịch của cha trong trường hợp này.
Còn về vấn đề chị muốn lựa chọn thay đổi họ cho con theo họ của mẹ: Căn cứ theo Điều 26 Luật hộ tịch 2014 quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:
“1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.”
Tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch có quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch: Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên: Nếu sau khi ly hôn, nếu chị muốn thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người cha, mẹ thể hiện rõ vào tờ khai thay đổi họ. Đối với trường hợp con từ đủ 9 tuổi trở lên còn phải có sự đồng ý của con.
2. Có được ly hôn với chồng đang chấp hành án phạt tù không?
Pháp luật không cấm việc ly hôn khi chồng bạn đang phải chấp hành án phạt tù. Do đó, bạn có quyền đơn phương ly hôn với chồng theo quy định dưới đây.
Thứ nhất , Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn đơn phương nếu đồng thời có các điều kiện sau đây:
– Vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành;
– Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Cụ thể như:
+ Tình trạng vợ, chồng trầm trọng: Hiện tại vợ chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, thường xuyên đánh đập… hoặc vợ/chồng không chung thủy, ngoại tình…
+ Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài: Cuộc sống hôn nhân đã đến mức trầm trọng. Ngoài ra, vợ chồng đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục ngoại tình hoặc sống ly thân, đánh đập, xúc phạm,…
+ Mục đích của hôn nhân không đạt được.
Như vậy, trong trường hợp chị các căn cứ nêu trên thì khi có yêu cầu, Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn đơn phương dù một trong hai vợ, chồng đang trong tù.
3. Hồ sơ ly hôn với chồng đang chấp hành án phạt tù:
Để ly hôn đơn phương với chồng đang ngồi tù, người vợ cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bảo sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực);
– Bản án, quyết định thi hành án phạt tù của chồng để làm căn cứ ly hôn.
Như vậy, trong trường hợp chồng bạn đang chấp hành án phạt tù mà bạn có nhu cầu ly hôn để đảm bảo tương lai cho con thì hoàn toàn có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định pháp luật.