Trên cơ sở đảm bảo quyền ly hôn nói chung và ly hôn đơn phương nói riêng, nhà nước đã xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật là cơ sở vững chắc để Tòa án áp dụng giải quyết các vụ án ly hôn. Vây, ly hôn đơn phương là gì? Và ly hôn đơn phương tiếng Anh là gì?
Mục lục bài viết
1. Ly hôn đơn phương là gì?
Ly hôn đơn phương (hay còn gọi là giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên) làm việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án áp dụng các biện pháp thuộc quy định pháp luật hôn nhân và gia đình đã ly hôn theo yêu cầu của một bên, theo trình tự và thủ tục tố tụng dân sự, bắt đầu từ giai đoạn một bên vợ chồng nộp đơn yêu cầu ly hôn đến khi tòa án đưa ra bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
Trong quá trình ly hôn đơn phương, một bên vợ chồng sẽ thực hiện quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Kéo theo đó, vợ chồng và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ với tư cách là đương sự trong vụ án dân sự. Còn tòa án trên cơ sở nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan xét xử sẽ tiếp nhận đơn ly hôn đơn phương của đương sự và áp dụng các quy định của pháp luật để tiến hành cá biệt hóa giải quyết yêu cầu ly hôn, các yêu cầu khác với yêu cầu ly hôn (như phân chia tài sản chung, nuôi con và cấp dưỡng …) trong từng trường hợp cụ thể. Các cơ quan và tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình tham gia vào quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương tại tòa án theo đúng quy định của pháp luật. Có thể kể đến một số đặc điểm của ly hôn đơn phương như sau:
– Giải quyết ly hôn đơn phương là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, tính quyền lực này thể hiện ở chỗ nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân thông qua thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thể hiện dưới dạng giấy đăng ký kết hôn, thì khi quan hệ hôn nhân chấm dứt nhà nước cũng chính là chủ thể ghi nhận sự kiện pháp lí này thông qua việc trao quyền cho tòa án là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền trực tiếp giải quyết từng yêu cầu ly hôn trên thực tế, và được thể hiện dưới hình thức bản án hoặc quyết định ly hôn;
– Giải quyết ly hôn đơn phương tại tòa án gắn liền với quyền tự do công dân và quyền tự do con người của vợ chồng, bởi không một cá nhân hoặc tổ chức nào khác có thể tác động hoặc ép buộc vợ chồng nộp đơn ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân, và chỉ khi có yêu cầu của một bên vợ chồng thì tòa án mới tiếp nhận và xử lý yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật;
– Việc giải quyết ly hôn đơn phương tại tòa án là một giai đoạn cụ thể có điểm bắt đầu và có điểm kết thúc. Mỗi một yêu cầu giải quyết ly hôn được coi là một tranh chấp dân sự và phải được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự – thủ tục giải quyết vụ án dân sự, buộc cá nhân thực hiện quyền ly hôn và tòa án cùng với các cơ quan tổ chức hữu quan phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật;
– Kết quả của quá trình giải quyết ly hôn đơn phương tại tòa án là bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Tùy thuộc vào nội dung và tính chất của mỗi vụ án ly hôn, bắt buộc tòa án phải ra bản án hoặc quyết định – căn cứ thể hiện việc giải quyết yêu cầu ly hôn tại tòa án. Đây là nhiệm vụ và trách nhiệm cũng như quyền năng của tòa án. Bản án của tòa án có thể chấp nhận yêu cầu ly hôn hoặc không chấp nhận yêu cầu ly hôn của một bên. Còn quyết định của tòa án đối với vụ án ly hôn có thể là quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc thỏa thuận của các đương sự khi hai bên thỏa thuận ly hôn và thỏa thuận về việc giải quyết toàn bộ vấn đề trong tài sản và con cái;
– Sự kiện pháp lí ly hôn sau quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương tại tòa án chính là sự thừa nhận chính thức việc chấm dứt một quan hệ hôn nhân trên thực tế. Theo đó thì quan hệ giữa vợ và chồng đương nhiên chấm dứt mà không phụ thuộc và tác động nào hay sự thỏa thuận sau đó của vợ chồng. Sau sự kiện pháp lí ly hôn này thì từng bên vợ chồng trước đó trở thành những cá nhân độc lập và họ hoàn toàn có quyền kết hôn với người khác mà không ai có thể hạn chế. Thậm chí nếu hai người đã ly hôn mà muốn quay lại đoàn tụ, thì vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Ly hôn đơn phương tiếng Anh là gì?
Đơn phương ly hôn trong tiếng anh được phiên tịch là “unilateral divorce”; phiên âm là /dɪˈvɔːs/. Ly hôn theo quy định của pháp luật được coi là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và các ràng buộc dân sự khác.
Bên cạnh đó, cần lưu ý về những hướng dẫn cơ bản để tự viết đơn ly hôn tiếng anh đúng và đảm bảo pháp lý, cụ thể như sau:
– Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành: Dear … ;
– Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn: MARRIAGE APPLICATION;
– Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan;
– Chủ thể viết Đơn ly hôn tiếng anh là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết: Full name of the petitioner: …;
– Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ;
– Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết: About feelings, General children, About common property;
– Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan;
– Hình thức đơn là có thể viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;
3. Căn cứ yêu cầu ly hôn đơn phương:
Luật hôn nhân và gia đình 2014 hiện hành quy định căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ chồng (ly hôn đơn phương) để Tòa án xem xét và giải quyết yêu cầu ly hôn tại Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014, thì tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu một bên vợ, chồng nếu có căn cứ về việc vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Theo đó, so với các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình trước đó, cơ sở quy định căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã chặt chẽ hơn. Đó là mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và kết quả. Cụ thể, tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ (chồng) khi và chỉ khi một bên có “lỗi” làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trong đời sống chung không thể kéo dài. Yếu tố lỗi của một bên vợ (chồng) ở đây:
– Bên vợ (chồng) có hành vi bạo lực gia đình vi phạm khoản 2 Điều 1 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Theo đó, chúng ta có thể hiểu, một bên vợ (chồng) yêu cầu ly hôn khi họ cho rằng bên chồng (vợ) còn lại đã có hành vi bạo lực gia đình với chính mình hoặc với các thành viên khác trong gia đình;
– Bên vợ (chồng) có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền nghĩa vụ của vợ chồng Đây chính là vi phạm các quyền và nghĩa vụ giữa vợ, được quy định tại Chương III Luật hôn nhân và gia đình 2014, tiêu biểu trong là các vi phạm như vi phạm nghĩa vụ thủy chung (vợ, chồng đi ngoại tình), tán tài sản của gia đình vi phạm quy định về đại diện như tự ý xác lập, thực hiện chấm dứt các giao dịch mà pháp luật yêu cầu phải có sự thống nhất của cả hai vợ chồng hoặc cản trở quyền tự do hội họp …
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022.