Ly hôn có yếu tố nước ngoài là quan hệ trong đó có ít nhất một bên đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; hoặc là công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ xác lập, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn đang ở nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có một định nghĩa cụ thể như thế nào là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Do đó, cần hiểu một cách tổng quát, ly hôn là một phần trong quan hệ hôn nhân và quan hệ hôn nhân cũng là một loại quan hệ dân sự. Theo đó, tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Với tinh thần đó, Khoản 25 Điều 3
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 100
Có thể thấy rằng, quan hệ ly hôn được xem là có yếu tố nước ngoài khi có một trong những dấu hiệu sau:
– Có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài (bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch), người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Ở đây, dấu hiệu về quốc tịch; nơi cư trú của đương sự là cơ sở để xem xét yếu tố nước ngoài.
– Hai bên đương sự đều là công dân Việt Nam, nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài. Trong quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài, thì chỉ có sự kiện pháp lý xác lập, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài được xem là có yếu tố nước ngoài. Căn cứ xác lập theo pháp luật nước ngoài là trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau theo pháp luật nước ngoài, sau đó lại về Việt Nam xin ly hôn; căn cứ chấm dứt theo pháp luật nước ngoài là trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn theo pháp luật Việt Nam, sau đó lại tiến hành ly hôn ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài. Ví dụ: Hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau theo pháp luật Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam, sau đó họ chuyển sang Mỹ sinh sống, giữa họ nảy sinh mâu thuẫn, họ nộp đơn sinh ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền ở Mỹ, đây là trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài do căn cứ chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài.
– Tài sản liên quan đến quan hệ đang ở nước ngoài. Trong trường hợp này vợ, chồng đều là công dân Việt Nam nhưng tài sản liên quan đến quan hệ lại nằm ở một nước khác. Ví dụ: Hai công dân Việt Nam xin ly hôn với nhau, trong thời kỳ hôn nhân họ có mua được ngôi nhà tại Mỹ, đây là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, về nguyên tắc sau khi ly hôn tài sản này phải được phân chia cho hai vợ chồng. Vì tài sản liên quan đến quan hệ đang tồn tại ở nước ngoài, do đó nó có yếu tố nước ngoài.
Tóm lại, “Ly hôn có yếu tố nước ngoài là quan hệ có ít nhất một bên đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; hoặc là công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ xác lập, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn đang ở nước ngoài”.
2. Đặc điểm của ly hôn có yếu tố nước ngoài
Thứ nhất, là loại quan hệ pháp luật dân sự đặc biệt:
– Đối tượng điều chỉnh tương tự như pháp luật về dân sự bao gồm các quan hệ về nhân thân và các quan hệ về tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Khi quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập thì các quan hệ về nhân thân (danh dự, nhân phẩm, uy tín…) và quan hệ tài sản (tài sản chung, tài sản riêng…) của các chủ thể cũng được xác lập và chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
– Phương pháp điều chỉnh, quan hệ hôn nhân cũng dựa trên các phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, khác với quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình có tính chất đặc biệt được thể hiện ở quan hệ tình cảm giữa các chủ thể tham gia quan hệ. Các quan hệ này hình thành từ sự kiện kết hôn, từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
– Đây là những sự kiện, những trạng thái có tính chất đặc biệt không giống như các hợp đồng, nghĩa vụ dân sự. Chính yếu tố tình cảm giữa các chủ thể là thành viên trong gia đình quyết định việc xác lập, tồn tại hay chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình.
– Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn thể hiện trách nhiệm và vì lợi ích của những người khác trong các quan hệ phái sinh từ quan hệ hôn nhân như quan hệ huyết thống (cha mẹ với con cái) hoặc quan hệ thân thuộc (cha, mẹ, anh, em, họ hàng của các bên vợ và chồng).
Thứ hai, được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật
Chính vì chứa đựng yếu tố nước ngoài nên các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thường được điều chỉnh bởi hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Điều đó đã dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật và đặt ra yêu cầu phải xem xét, lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng đối với những quan hệ này.
Thứ ba, xét về chủ thể:
Các bên chủ thể trong quan hệ phải có quan hệ hôn nhân được pháp luật công nhận là vợ chồng của nhau bao gồm hôn nhân hợp pháp (có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn) và hôn nhân tuy không có đăng ký nhưng vẫn được pháp luật công nhận (hay còn gọi là “hôn nhân thực tế”).
Thứ hai, căn cứ xác lập hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn là sự kiện ly hôn:
Chế độ tài sản giữa vợ và chồng là một đề tài rất lớn với nhiều khía cạnh khác nhau, trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến vấn đề hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản vợ chồng khi ly hôn, vậy nên, căn cứ xác lập các quan hệ tài sản này là sự kiện ly hôn.
Thứ ba, về khách thể quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn:
Mục đích của việc quy định hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng hoặc bên thứ ba liên quan khi vợ chồng ly hôn.
Thứ tư, nội dung hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn sẽ bao gồm quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng về quan hệ tài sản khi ly hôn.
Quan hệ này đặc biệt ở chỗ, khi ly hôn, các chủ thể không còn là vợ chồng, nhưng pháp luật quy định họ vẫn có những quyền và nghĩa vụ với nhau xuất phát từ việc họ đã từng là vợ chồng của nhau (như nghĩa vụ cấp dưỡng). Đây là nét rất riêng của quan hệ tài sản giữa vợ chồng, thể hiện đúng tinh thần của nhà làm luật khi đề cao vấn đề tình cảm trong quan hệ HN&GĐ.