Chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn? Giải quyết yêu cầu đòi nợ khi giải quyết ly hôn? Bố mẹ ly hôn có phải chia sổ tiết kiệm của con không? Tư vấn về cách ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi đang ly hôn?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhà ở là tài sản bắt buộc phải đăng kí quyền sở hữu.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về chia nhà khi ly hôn mà không đứng tên trên sổ đỏ theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật hôn nhân và gia đình khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Tư vấn quy định của pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn: 1900.6568
Qua bài viết này, Luật Dương Gia sẽ giúp bạn có cách nhìn nhận đúng về điều này, từ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi ly hôn.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với tài sản chung. Theo đó, có thể thấy pháp luật hiện hành công nhận vợ và chồng có quyền như nhau đối với tài sản chung. Khi ly hôn, vợ và chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung. Như vậy, để xác định quyền được chia tài sản của vợ hoặc chồng không đứng tên trên sổ đỏ nhà khi ly hôn chúng ta cần làm rõ hai vấn đề sau:
Thứ nhất, cần xác định được nhà ở đứng tên của vợ hoặc chồng nhưng là tài sản chung của vợ chồng.
Về nguyên tắc, đối với nhà ở được xác định là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng pháp luật quy định là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng và giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, điều này không phải là bắt buộc. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở vẫn có thể chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Có thể nói việc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà là căn cứ để xác định quyền định đoạt, quyền sử dụng đối với tài sản. Tuy nhiên, đây không phải là căn cứ để xác định tài sản này không phải là tài sản chung của vợ chồng. Bởi tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rất rõ ràng những tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng. Đó là những tài sản có trong thời kỳ hôn nhân do hai vợ chồng cùng tạo nên, các khoản thu nhập cũng như tài sản do thừa kế, tặng cho chung hoặc là tài sản riêng, được tặng cho, thừa kế riêng nhưng đã thỏa thuận là tài sản chung, kể cả quyền sử dụng đất. Ngoài ra, các khoản hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng (trừ tài sản mới được chia thành tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân) cũng được coi là tài sản chung.
Như vậy, căn cứ theo quy định này, trường hợp nhà ở chỉ đứng tên của vợ hoặc chồng vẫn được xác định là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi có một trong những căn cứ sau đây:
– Nhà ở là kết quả do vợ, chồng cùng tạo lập được
– Nhà ở là tài sản được tặng cho, thừa kế chung
– Nhà ở là tài sản riêng của vợ chồng nhưng đã thỏa thuận là tài sản chung
Thứ hai, quyền của vợ hoặc chồng không đứng tên trong sổ đỏ đối với nhà khi ly hôn
Khi quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng lâm vào tình trạng bế tắc, mâu thuẫn kéo dài, đời sống chung không thể duy trì, mục đích của hôn nhân không đạt được và có yêu cầu ly hôn, quan hệ vợ chồng sẽ chấm dứt theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Về nguyên tắc, khi ly hôn vợ chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có tài sản. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được và có yêu cầu, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết theo luật định.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59
– Tòa án căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, chẳng hạn như đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, lao động của vợ, chồng,…Cần lưu ý rằng: quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung là như nhau, lao động của người vợ hoặc người chồng trong gia đình (Ví dụ: Ở nhà chăm sóc con mà không được đi làm,..) cũng được coi tương đương như lao động có thu nhập.
– Việc chia tài sản chung phải đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Tuy nhiên, phải đảm bảo không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
Ngoài ra, khi chia tài sản chung tòa án còn căn cứ vào hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng sau khi ly hôn cũng như yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Như vậy, đối với tài sản là nhà ở chỉ đứng tên của vợ hoặc chồng nhưng được xác định là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì khi ly hôn cũng sẽ được chia theo nguyên tắc này. Trong trường hợp có tranh chấp giữa vợ và chồng về việc nhà ở đứng tên của một bên là tài sản riêng thì người cho rằng tài sản này là tài sản riêng có nghĩa vụ phải chứng minh. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản này là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung ( Theo Khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Quy định này tạo điều kiện cho người vợ hoặc người chồng không đứng tên trên sổ đỏ nhà khi ly hôn có thể bảo vệ được quyền của mình một cách tối đa nhất.
Mục lục bài viết
1. Chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và vợ cưới nhau từ năm 2000, sinh sống cùng mẹ tôi trên mảnh đất và ngôi nhà cha mẹ tôi xây dựng. Năm 2005 mẹ tôi sang tên mảnh đất đó cho tôi. Năm 2007 mẹ tôi đã mất. Nay chúng tôi đang làm thủ tục ly hôn, vợ tôi yêu cầu chia tài sản là mảnh đất có căn nhà đó. Vậy mảnh đất đó là tài sản của tôi hay tài sản chung của vợ chồng tôi?
Luật sư tư vấn:
Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định cụ thể như sau:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Theo như bạn trình bày, bạn kết hôn năm 2000. Hai vợ chồng đã ở trên mảnh đất thuộc sở hữu của mẹ bạn cho đến năm 2005 thì mẹ bạn đã sang tên mảnh đất đó cho bạn. Trường hợp này, bạn đã được mẹ bạn tặng cho riêng mảnh đất trong thời kỳ hôn nhân nên về nguyên tắc, mảnh đất này là tài sản riêng của bạn.
Tuy nhiên, cần lưu ý, mặc dù đây là tài sản riêng của bạn, bạn có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, nhưng theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, “trong trường hợp tài sản riêng của vợ chồng đã đưa ra sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng”.
Do đó, nếu ngôi nhà là nguồn sống duy nhất của gia đình và được đưa ra sử dụng chung cho gia đình thì việc định đoạt ngôi nhà phải có sự đồng ý của vợ bạn.
2. Giải quyết yêu cầu đòi nợ khi giải quyết ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Anh Hồng và chị Thủy kết hôn tháng 12/1998, trên cơ sở tự nguyện có đăng ký kết hôn. Thời gian đầu của thời kỳ hôn nhân, vợ chồng chung sống hạnh phúc. Khoảng cuối năm 2005, chị Thủy sinh con. Tháng 1/2007, anh Hồng làm đơn xin ly hôn và chia tài sản chung với chị Thủy nhưng chị Thủy không đồng ý ly hôn. Theo tài liệu trong hồ sơ thì trong thời gian sống chung anh chị có vay của ông C số tiền là 100 triệu đồng. Nay ông C cũng đề nghị Tòa án buộc anh Hồng và chị Thủy trả số nợ trên khi giải quyết việc ly hôn, phân chia tài sản chung vợ chồng. Tháng 6/2007, Tòa án sơ thẩm đã xử ly hôn và giao con chung cho chị Thủy nuôi, buộc anh Hồng phải cấp dưỡng nuôi con; tài sản chung của vợ chồng được chia đôi theo quy định của pháp luật; phần vay nợ của ông C được Tòa án tách ra giải quyết riêng bằng vụ án đòi nợ.
Theo anh (chị), Tòa án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn, chia tài sản vợ chồng và giải quyết yêu cầu đòi nợ trong cùng một vụ án không? Tại sao?
Luật sư tư vấn:
Tòa có thể giải quyết yêu cầu ly hôn, chia tải sản vợ chồng và giải quyết yêu cầu đòi nợ trong cùng một vụ án. Bởi:
Theo mục 3a Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn Phần “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật TTDS: Về Điều 163 của BLTTDS
Được coi là “nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau” để giải quyết trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác;
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại quyền sử dụng đất. Đồng thời A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc C phải tháo dỡ công trình mà C đã xây dựng trên đất đó.”
Do vậy có thể thấy rằng việc giải quyết yêu cầu ly hôn của anh Hồng và chị Thủy thì về phía phần vay nợ của ông C Tòa sẽ giải quyết trước nhằm đảm bảo quyền lợi cho ông C.
Mặt khác, theo Điều 5, Mục III. Về dân sự, Công văn của Tòa án nhân dân tối cao số 81/2002/TANDTC ngày 10/06/2002 về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ hướng dẫn: “Khi giải quyết việc ly hôn và có yêu cầu phân chia tài sản mà người khác nợ vợ chồng họ hoặc vợ chồng họ nợ người khác thì cần phải đưa người nợ hoặc chủ nợ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trừ các trường hợp sau đây:
– Vợ chồng cùng đồng ý không buộc người nợ phải trả nợ cho họ;
– Chủ nợ đồng ý không buộc vợ chồng họ phải trả nợ cho chủ nợ.
– Chủ nợ chưa có yêu cầu vợ chồng họ phải trả nợ cho chủ nợ”.
Tức là khi giải quyết yêu cầu ly hôn, chia tài sản nếu vợ chồng không yêu cầu người nợ phải trả cho họ hoặc chủ nợ đồng ý không buộc vợ chồng phải trả nợ cho mình hoặc chủ nợ chưa yêu cầu vợ chồng phải trả nợ thì Tòa án sẽ không giải quyết yêu cầu đòi nợ và giải quyết ly hôn, chia tài sản vợ chồng trong cùng một vụ án. Sau này nếu chủ nợ yêu cầu thì họ có thể khởi kiện thành một vụ án khác và việc chưa giải quyết khoản nợ này cũng sẽ không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ các bên.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở đây (chủ nợ tức ông C) có thể tham gia tố tụng trong vụ giải quyết yêu cầu ly hôn, chia tài sản của vợ chồng do tự mình yêu cầu, có thể theo yêu cầu của Tòa án nhân dân, có thể theo yêu cầu của nguyên đơn hay bị đơn (khoản 4, Điều 56 BLTTDS 2004).
Việc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (ông C) tham gia vào một vụ kiện đã phát sinh giữa anh Hồng và chị Thủy vẫn có lợi cho ông C hơn, bởi đây là tranh chấp về tài sản vì nếu ông C không tham gia tố tụng ngay thì sau khi Tòa án đã xử, những quyền và nghĩa vụ của anh Hồng và chị Thủy đã được Tòa án xác định, mà lúc đó người thứ ba (ông C) mới khởi kiện thì việc xử lý sẽ khó khăn, phức tạp hơn.
3. Bố mẹ ly hôn có phải chia sổ tiết kiệm của con không?
Tóm tắt câu hỏi:
Mong các chuyên gia trả lời sớm giúp tôi! Bố mẹ tôi cưới nhau được 30 năm nay. Do bố tôi đi ngoại tình (mẹ tôi bắt được nhưng không làm to chuyện và không làm giấy tờ hay chụp ảnh để lại làm bằng chứng) nên cuộc sống gia đình tôi ngày đảo lôn, bố mẹ tôi cãi vã nhau. Tôi không đồng tình với bố mình như vậy và tôi đã nói bố tôi, bố tôi đuổi tôi ra khỏi nhà và đuổi cả mẹ tôi. Xin cho tôi hỏi bố tôi có quyền đuổi tôi ra khỏi nhà không? Mặc dù nhà tôi đang ở là do bố mẹ tôi cùng xây. Năm nay tôi 24 tuổi và khi tôi được 22 tuổi tiền tiết kiệm của mẹ tôi (bố tôi không biết khoảng tiền này) thì mẹ cho tôi và làm một sổ tiết kiệm đứng tên tôi từ năm 22 tuổi đến giờ. Vậy cho tôi hỏi nếu như bố mẹ tôi ly hôn thì tiền tiết kiệm ở sổ tiết kiệm đứng tên tôi mà mẹ tôi cho có phải phân chia tài sản ra không? Còn mẹ tôi, mẹ cũng có một sổ tiết kiệm giờ mẹ muốn chuyển sang tên tôi, và giờ mẹ tôi chuyển sổ của mẹ sang tên tôi thì khi ly hôn thì tiền ở sổ tiết kiệm này có bị phân chia tài sản không? Do bố tôi như vậy, nếu như bị phân chia tài sản ở 02 sổ tiết kiệm đó thì mong các chuyên gia có thể tư vấn giúp tôi xem làm cách nào có thể giữ số tiền đó cho mẹ tôi để mẹ tôi dưỡng già. Cảm ơn chuyên gia, và tôi rất mong được phản hồi sớm nhất.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ:
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của con:
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Từ những quy định trên, có thể thấy bố của bạn có nghĩa vụ phải chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương, bảo vệ các quyền và lợi ích và không có quyền đuổi bạn ra khỏi nhà.
Điều 75 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền có tài sản riêng của con:
1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.
Theo như thông tin bạn cung cấp, mẹ của bạn làm một sổ tiết kiệm đứng tên bạn từ năm 22 tuổi đến giờ. Và mẹ của bạn chuyển sổ tiết kiệm của mẹ bạn sang cho bạn theo đó thì sổ tiết kiệm thuộc sở hữu của bạn, đó là tài sản riêng của bạn. Theo quy đinh tại Điều 75 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền tài sản riêng của con:
1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.
Trên cơ sở đó, nếu bố mẹ của bạn ly hôn thì tiền tiết kiệm ở sổ tiết kiệm của bạn không bị phân chia tài sản.
4. Tư vấn về cách ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi đang ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Bố mẹ tôi bán nhà được 2 tỷ đồng khi buổi sáng nhận tiền tại ngân hàng thì bố tôi đứng tên gửi không thời hạn vào Ngân hàng Agribank. Chiều ông ra rút hết tiền, thay số điện thoại và mang tiền trốn. Sau vài ngày tôi phát hiện ông sang tỉnh khác ở và có gửi tiền vào tài khoản Ngân hàng Agribank. Tôi không muốn khởi tố ông, vậy tôi có thể làm đơn xác định tình trạng mâu thuẫn trong hôn nhân của bố mẹ tôi có xác nhận của chính quyền để đề nghi phía ngân hàng phong toả tài sản chờ ly hôn không (thời điểm bố tôi lừa mang tiên đi thì chưa ly hôn). Mong quý luật sư giải đáp, chỉ cho tôi như mong muốn, nguyện vọng.
Luật sư tư vấn:
Từ những thông tin bạn cung cấp, chưa đủ căn cứ để xác định bố bạn vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Pháp luật cũng không có quy định về việc xin xác nhận tình trạng mâu thuẫn trong hôn nhân của vợ chồng để yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản.
Phong tỏa tài khoản ngân hàng là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 114
Luật sư tư vấn cách ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi đang ly hôn:1900.6568
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau: khi đang trong quá trình giải quyết vụ án thì đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
– Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
Như vậy, để yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản ngân hàng tránh trường hợp bố bạn tẩu tán tài sản khi ly hôn với mẹ bạn thì khi mẹ bạn nộp hồ sơ khởi kiện đơn phương ly hôn, mẹ bạn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản ngân hàng của bố bạn nếu có căn cứ cho rằng cần ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.