Hiện này, vấn đề ly hôn diễn ra hết sức phổ biến tại nước ta. Khi ly hôn, có nhiều vấn đề phát sinh xảy ra trong việc giải quyết các quan hệ giữa vợ và chồng. Vậy ly hôn có cần thuê luật sư không? Phí thuê Luật sư ly hôn như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về ly hôn và quyền ly hôn:
Ly hôn được hiểu là sự kiện pháp lý, chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp luật giữa hai chủ thể trong mối quan hệ hôn nhân. Khi có bản án ly hôn mà Tòa án đưa ra, hai người sẽ không có sự ràng buộc về mặt pháp lý.
Về nguyên tắc, khi tiến hành đăng ký kết hôn, các bên đã xác lập với nhau mối quan hệ ràng buộc về mặt pháp luật, bao gồm các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản. Kết hôn dựa trên ý chí, tinh thần hoàn toàn tự nguyện của các cá nhân với nhau và ly hôn cũng vậy. Ly hôn là quyền của công dân. Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của các cá nhân như sau:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
– Trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Liên quan đến vấn đề ly hôn, có rất nhiều vấn đề phát sinh xảy ra. Vướng mắc xoay quanh vấn đề ly hôn ngày càng lớn. Một trong những thắc mắc của người dân về lĩnh vực này, là đơn ly hôn có buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng không?
2. Các trường hợp ly hôn theo quy định của pháp luật:
Luật hôn nhân nhân và gia đình 2014 đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về các trường hợp ly hôn. Theo đó, có hai trường hợp ly hôn: Ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.
– Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình quy định về thuận tình ly hôn như sau:
+ Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
+ Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nhưng không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, ly hôn thuận tình cả vợ và chồng đều có mong muốn, yêu cầu ly hôn, và các bên đã thỏa thuận được với nhau về các vấn đề liên quan đến tài sản, công nợ và con cái. Trong một số trường hợp, hai vợ chồng đều mong muốn ly hôn nhưng không hướng được đến việc thỏa thuận về con cái, tài sản, thì nhờ đến sự can thiệp, hỗ trợ phân chia của tòa án. Bản chất của ly hôn thuận tình là hai vợ chồng đều đồng thuận về vấn đề ly hôn. Việc ly hôn được diễn ra dựa trên ý chí chủ quan của cả hai chủ thể, không phải do một trong hai bên có ý định riêng.
– Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình quy định về vấn đề ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương) như sau:
+ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Tức khi nhận được đơn xin ly hôn của vợ hoặc chồng, Tòa án sẽ tiến hành cho hai bên một khoảng thời gian hòa giải. Nếu sau thời gian hòa giải, hai bên vẫn không tìm được tiếng nói chung, hoặc có căn cứ chứng minh một trong hai bên vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ (chồng), Tòa án sẽ giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cho hai vợ chồng.
+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
+ Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Ly hôn đơn phương hay ly hôn một phía là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên mong muốn của một trong hai bên. Tức vợ (hoặc chồng) có mong muốn ly hôn mà người còn lại không đồng ý. Khi có căn cứ xác thực rằng lý do ly hôn đơn phương mà chủ thể đệ đơn đưa ra là hợp lý, sau khoảng thời gian hòa giải mà hai bên không hàn gắn được với nhau, thì Tòa án sẽ tiến hành các quy trình, thủ tục theo pháp luật về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của các chủ thể liên quan.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, có hai trường hợp ly hôn, đó là : Ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Ly hôn đơn phương là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên yêu cầu, ý chí hoàn toàn tự nguyện của các cá nhân. Ly hôn đơn phương là mong muốn ly hôn xuất phát từ mong muốn, ý chỉ chủ quan của một bên. Về cơ bản, khi nhận đơn xin ly hôn của công dân, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét và thụ lý. Sau một khoảng thời gian hòa giải, nếu không thành, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết, chấm dứt quan hệ hôn nhân của các cá nhân.
3. Ly hôn có cần thuê luật sư không?
Ly hôn có cần thuê luật sư không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Như đã phân tích ở trên, ly hôn là sự kiện pháp lý nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Có hai hình thức ly hôn là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Ly hôn thuận tình là việc hai vợ chồng đều đồng thuận về vấn đề ly hôn, bao gồm cả các vấn đề phát sinh liên quan khác. Ở hình thức ly hôn này, vợ và chồng sẽ không có những tranh chấp gay gắt về vấn đề con cái, tài sản cũng như công nợ chung. Nhưng ly hôn đơn phương lại khác. Khi ly hôn đơn phương, giữa vợ và chồng không tìm được sự thống nhất chung nhất về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân. Với hình thức ly hôn này, thông thường, chỉ là một trong hai bên muốn ly hôn, bên còn lại không đồng ý với quyết định ly hôn. Đồng thời, do không có sự thống nhất với nhau về việc đồng thuận chấm dứt quan hệ vợ chồng nên giữa hai chủ thể thường xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp về con cái chung, tài sản chung và công nợ chung.chung. Hầu hết, khi tiến hành ly hôn đơn phương, cả vợ và chồng đều muốn giành phần hơn (hoặc ít nhất là bảo vệ quyền lợi) cho mình.
Cùng với đó, khi tiến hành ly hôn, giữa các bên thường phát sinh những mâu thuẫn nhất định liên quan đến con cái và tài sản. Thực tế, có những trường hợp tài sản chung mà hai bên tranh chấp với nhau có những yếu tố phức tạp, khi có sự liên quan đến đối tượng thứ ba là cha mẹ hay họ hàng. Lúc này, một bên đương sự cần có người hỗ trợ giải quyết những vấn đề rắc rối như này. Bởi luật sư sẽ biết cách thu thập thông tin, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của thân chủ mình. Đồng thời, trên các cơ sở, phương diện của pháp luật, luật sư sẽ tìm ra những lý lẽ, căn cứ chặt chẽ nhất để cá nhân được bảo vệ quyền và lợi ích tối đa nhất. Đồng thời, tránh trường hợp bên còn lại sử dụng những chứng từ gian dối để tấu nạp lên tòa, ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân đó, thì họ nên thuê luật sư để bảo vệ cho mình.
Từ những phân tích ở trê, có thể khẳng định, khi ly hôn, nếu giữa hai bên phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, cá nhân cần thuê luật sư đồng hành để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
4. Phí thuê luật sư ly hôn:
Hiện nay, ở hầu hết các công ty, văn phòng luật sư đều có dịch vụ thuê luật sư ly hôn.
Tại Công ty TNHH TNHH Luật Dương Gia, phí thuê luật sư ly hôn như sau:
– Đối với phí thuê luật sư hỗ trợ tư vấn qua tổng đài là 8.000 đồng/ 1 phút.
– Phí thuê dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn trực tiếp tại văn phòng là 300.000 đồng/ 1 giờ tư vấn trong giờ hành chính. Ngoài giờ hành chính là 500.000 đồng/ 1 giờ tư vấn.
– Đối với dịch vụ thuê luật sư tranh tụng: Tùy thuộc vào tính chất vụ việc, khoảng cách địa lý mà phía công ty sẽ đưa ra mức phí phù hợp nhất đối với từng vụ việc cụ thể của khách hàng.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Luật hôn nhân và gia đình 2014.