Thuế chính là một khoản tiền mà người dân hoặc là các tổ chức kinh doanh bắt buộc sẽ phải nộp cho nhà nước ta theo quy định của pháp luật. Vậy luỹ tiến là gì? Thuế lũy tiến là gì? Cách tính thuế TNCN lũy tiến?
Mục lục bài viết
1. Luỹ tiến là gì?
“Lũy tiến”, khi mà đứng một mình, thì nó có nghĩa là “tăng theo một quy luật nhất định”. Khái niệm “lũy tiến” được đề cập trong bài viết này là có liên quan chủ yếu đến lĩnh vực thuế. Thuật ngữ “lũy tiến” ở đây là đang đề cập đến mức thuế suất tăng dần từ thấp đến cao, ví dụ như thuế suất thuế thu nhập cá nhân tăng theo từng bậc là từ 5% đến 35% khi mà thu nhập tính thuế tăng. Như vậy, những cá nhân mà có thu nhập cao thì sẽ nộp thuế theo một tỷ lệ phần trăm tính trên thu nhập chịu thuế của họ cao hơn so với những cá nhân có thu nhập thấp.
2. Thuế luỹ tiến là gì?
Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định, định nghĩa hay giải thích thế nào là biểu thuế lũy tiến hay thuế lũy tiến. Tuy nhiên, sẽ căn cứ vào cách tính và vào bản chất biểu thuế lũy tiến thì có thể hiểu thuế lũy tiến chính là phương pháp để tính thuế thu nhập cá nhân mà trong đó những người có thu nhập tính thuế thấp sẽ phải thực hiện nộp số thuế thấp và sẽ được tăng dần đều theo từng bậc thuế.
Thuế suất luỹ tiến có những ưu, nhược điểm sau:
– Ưu điểm của thuế suất luỹ tiến:
+ Thuế suất lũy tiến được áp dụng nhằm để giảm bớt về gánh nặng nộp thuế của những người mà có thu nhập thấp, vì là nó đã chuyển tỷ lệ thuế suất ngày càng tăng sang những người mà có thu nhập cao hơn.
+ Hệ thống thuế lũy tiến cũng đã giúp cho chính phủ thu được nhiều thuế hơn so với thuế khoán hoặc là thuế lũy thoái, vì số phần trăm thuế cao nhất sẽ được thu từ những người có thu nhập cao nhất.
– Nhược điểm của thuế suất luỹ tiến:
+ Những người mà không ủng hộ thuế lũy tiến họ coi chúng là sự phân biệt đối xử với các người giàu có hoặc là những người có thu nhập cao.
Căn cứ khoản 1 Điều 21 của
– Các thu nhập từ đầu tư vốn;
– Các Thu nhập từ bản quyền;
– Các Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp;
– Các Thu nhập từ trúng thưởng;
– Các Thu nhập từ nhượng quyền thương mại;
– Các Thu nhập từ thừa kế, quà tặng…
3. Cách tính thuế TNCN lũy tiến:
Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện hiện nay chưa xuất hiện khái niệm cụ thể về thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, dựa trên các điều của
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, có nghĩa là nó được tính căn cứ dựa trên mức thu nhập của người nộp thuế khi mà đã trừ đi những khoản thu nhập được tính miễn thuế và những khoản giảm trừ gia cảnh theo các quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân và những văn bản, hướng dẫn liên quan.
Loại thuế này thu vào những khoản thu nhập cao chính đáng của mỗi cá nhân nhằm để thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa những tầng lớp dân cư, góp phần để thực hiện công bằng xã hội và làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
3.1. Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất
Trong đó, từng phần được tính như sau:
– Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
+ Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – những khoản thu nhập được miễn thuế – những khoản thu nhập không chịu thuế
Cụ thể:
Tổng thu nhập: Thu nhập mà những người lao động đã nhận được từ chính người sử dụng lao động, bao gồm: tiền lương, tiền công và những khoản thu nhập khác ở dưới hình thức bằng tiền hoặc là không bằng tiền, những khoản phụ cấp, tiền thưởng…
+ Các khoản giảm trừ: tại Điều 9,
– Thuế suất sẽ theo biểu lũy tiến từng phần:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)
| Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)
| Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần đã nêu trên, thì công thức tính thuế thu nhập cá nhân luỹ tiến được xác định như sau:
– Bậc 1: Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân mà từ 0 – 5 triệu đồng/tháng thì sẽ áp dụng mức thuế suất là 5% , từ đó số thuế thu nhập cá nhân sẽ phải nộp là 0 đồng + 5% thu nhập tính thuế
– Bậc 2: Thu nhập tính thuế thuế thu nhập cá nhân từ 5 – 10 triệu đồng/tháng thì sẽ áp dụng mức thuế suất là 10%, từ đó số thuế thuế thu nhập cá nhân sẽ phải nộp là 0,25 triệu đồng + 10% thu nhập tính thuế
– Bậc 3: Thu nhập tính thuế thuế thu nhập cá nhân từ 10 – 18 triệu đồng/tháng thì sẽ áp dụng mức thuế suất là 15%, từ đó số thuế thuế thu nhập cá nhân sẽ phải nộp là 0,75 triệu đồng + 15% thu nhập tính thuế
– Bậc 4: Thu nhập tính thuế thuế thu nhập cá nhân từ 18 – 32 triệu đồng/tháng thì sẽ áp dụng mức thuế suất là 20%, từ đó số thuế thuế thu nhập cá nhân sẽ phải nộp là 1,95 triệu đồng + 20% thu nhập tính thuế
– Bậc 5: Thu nhập tính thuế thuế thu nhập cá nhân từ 32 – 52 triệu đồng/tháng thì sẽ áp dụng mức thuế suất là 25%, từ đó số tính thuế thuế thu nhập cá nhân sẽ phải nộp là 4,75 triệu đồng + 25% thu nhập tính thuế.
– Bậc 6: Thu nhập tính thuế thuế thu nhập cá nhân từ 52 – 80 triệu đồng/tháng thì sẽ áp dụng mức thuế suất là 30%, từ đó số tính thuế thuế thu nhập cá nhân sẽ phải nộp là 9,75 triệu đồng + 30% thu nhập tính thuế.
– Bậc 7: Thu nhập tính thuế thuế thu nhập cá nhân trên 80 triệu đồng/tháng thì sẽ áp dụng mức thuế suất là 35%, từ đó số tính thuế thuế thu nhập cá nhân sẽ phải nộp là 18,15 triệu đồng + 35% thu nhập tính thuế.
3.2. Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động:
Điểm i khoản 1 Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định rằng thuế thuế thu nhập cá nhân sẽ phải nộp của mỗi cá nhân cư trú mà không ký hợp đồng lao động thì sẽ được tính bằng 10% của tổng thu nhập. Cụ thể là những cá nhân, hoặc tổ chức trả tiền công, tiền thù lao hoặc những loại tiền khác cho những cá nhân cư trú mà không ký hợp đồng lao động hoặc có ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng mà có tổng mức trả thu nhập là từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì sẽ phải thực hiện khấu trừ 10% thuế trên tổng thu nhập.
3.3. Cá nhân không cư trú:
Điều 18 của Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định thuế thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương của những cá nhân mà không cư trú sẽ được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền công, từ tiền lương (x) thuế suất 20%.
Tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này cũng đã quy định rằng thu nhập chịu thuế từ tiền công, từ tiền lương của những cá nhân không cư trú sẽ được xác định như là đối với thu nhập chịu thuế thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, từ tiền lương của những cá nhân cư trú.
Như vậy, công thức để tính thuế thuế thu nhập cá nhân với những cá nhân cư trú được tính như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNCN (x) 20%.
Trong đó:
Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – những khoản thu nhập không chịu thuế TNCN – những khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.
Các văn bản có liên quan đến bài viết:
– Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân được sửa đổi, bổ sung
– Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (Sửa đổi, bổ sung trong năm 2018).