Xây dựng thang bảng lương là một trong những việc người sử dụng lao động cần phải làm, vì đây là căn cứ để cho người sử dụng lao động chi trả tiền lương cho người lao động. Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong quá trình xây dựng thang lương, bảng lương cho người lao động.
Mục lục bài viết
1. Lưu ý quan trọng khi xây dựng thang lương, bảng lương:
Trước khi tìm hiểu về những lưu ý quan trọng trong quá trình xây dựng thang lương, bảng lương cho người lao động, cần phải hiểu thang lương và bảng lương là gì? Thang lương và bảng lương là một trong những vấn đề cơ bản mà người sử dụng lao động cần phải nắm bắt để có thể xây dựng chế độ lương phù hợp cho người lao động. Tăng lương được xem là hệ thống nhóm lương, hệ số lương được quy định sẵn, thang lương sẽ được sử dụng làm căn cứ để cho các doanh nghiệp và người sử dụng lao động chi trả tiền lương cho người lao động, xem xét nâng lương định kỳ cho người lao động khi người lao động đó thỏa mãn điều kiện để nâng lương, thang lương phản ánh tính công bằng và minh bạch trong quan hệ lao động.
Còn đối với bảng lương, đó là văn bản tổng hợp toàn bộ số tiền thực tế mà doanh nghiệp sẽ phải trả cho người lao động, bảng lương sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như: Tiền lương, thưởng dành cho người lao động, phụ cấp đối với người lao động và các khoản tiền trợ cấp khác trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, để có thể xây dựng thang lương và bảng lương đạt tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề và một số quy định của pháp luật trong quá trình xây dựng.
Nhìn chung thì có thể nói, quá trình xây dựng thang lương và bảng lương rất khó, cần phải lưu ý rất nhiều vấn đề. Theo đó, trước khi tiến hành hoạt động xây dựng thang lương, bảng lương cho người lao động, người sử dụng lao động cần phải lưu ý những vấn đề quan trọng như sau:
– Mặc dù pháp luật hiện nay không giới hạn số bậc lương tối đa cho người lao động khi xây dựng thang bảng lương, tuy nhiên người sử dụng lao động cần phải xây dựng ít nhất là 02 bậc. Trên thực tế, các doanh nghiệp thông thường sẽ xây dựng trong khoảng từ 05 đến 15 bậc lương để khi người lao động không đáp ứng đầy đủ điều kiện nâng lương thì sẽ được nâng lên 01 bậc;
– Mức lương của người lao động ở bậc 01 trong quá trình xây dựng thang bảng lương sẽ không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
– Doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thang bảng lương cho người lao động sẽ có quyền tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương theo tình hình kinh tế của doanh nghiệp đó. Khoảng cách chênh lệch giữa các bậc lương của người lao động liền kề nhau trong quá trình xây dựng thang bảng lương tối thiểu sẽ phải bằng 5 % nhằm mục đích khuyến khích cho người lao động nâng cao trình độ kĩ thuật trong quá trình thực hiện công việc mà công ty giao phó.
2. Nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng thang lương, bảng lương:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 93 của
– Người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật cần phải tuân thủ đầy đủ quy định trong quá trình xây dựng thang bảng lương cho người lao động. Người sử dụng lao động cần phải xây dựng thang bảng lương và định mức lao động cho người lao động một cách phù hợp, làm cơ sở để phục vụ cho quá trình tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc mức lương theo chức danh ghi nhận trong hợp đồng lao động, trả lương đầy đủ cho người lao động;
– Mức lao động theo quy định của pháp luật phải là mức trung bình sao cho đảm bảo số đông người lao động thực hiện, đồng thời không được phép kéo dài thời gian làm việc bình thường của người lao động, và mức lương đó sẽ phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức;
– Người sử dụng lao động cần phải tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với những doanh nghiệp có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quá trình xây dựng thang bảng lương và định mức lao động cho người lao động. Thang bảng lương và định mức lao động cho người lao động bắt buộc cần phải công bố công khai tại nơi làm việc trước khi đưa vào thực hiện.
Như vậy có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện nay, doanh nghiệp sẽ không cần phải thực hiện hoạt động đăng ký thang bảng lương lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thay vào đó, người sử dụng lao động sẽ chỉ cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
– Tham khảo đầy đủ ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với những doanh nghiệp có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
– Thang bảng lương và định mức lao động của người lao động bắt buộc phải thực hiện hoạt động công bố công khai tại nơi làm việc trước khi đưa vào thực hiện trên thực tế.
3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Tuyển dụng, quản lý, giám sát lao động, bố trí lao động, điều hành, khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm;
– Thành lập, hoạt động, gia nhập các tổ chức đại diện người sử dụng lao động, các tổ chức nghề nghiệp hoặc các tổ chức khác theo quy định của pháp luật về lao động;
– Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động tiến hành hoạt động thương lượng xuất phát từ mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể, tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp hoặc hoạt động đình công phù hợp với quy định của pháp luật về lao động, tiến hành hoạt động đối thoại và trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề có liên quan và phát sinh trong quan hệ lao động, từ đó cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
– Có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc và các quyền khác theo quy định của pháp luật;
– Người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ hợp đồng, tuân thủ thỏa ước lao động tập thể, tuân thủ các thỏa thuận khác đối với người lao động, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động;
– Thiết lập các cơ chế và thực hiện nghĩa vụ đối thoại, trao đổi với người lao động, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động, tuân thủ chế độ và quy chế dân chủ tại nơi làm việc;
– Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kĩ năng nghề nhằm mục đích chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm cho người lao động khi cần thiết;
– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động và giáo dục nghề nghiệp, tuân thủ quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, tuân thủ quy định về bảo hiểm thất nghiệp và an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động trong thời gian họ làm việc, xây dựng và thực hiện đầy đủ các giải pháp phòng chống quay rối tình dục tại nơi làm việc dưới nhiều hình thức khác nhau;
– Tham gia quá trình phát triển tiêu chuẩn kĩ năng nghề quốc gia, công nhận và đánh giá đầy đủ kỹ năng nghề cho người lao động khi họ hoàn thành quá trình học nghề.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
– Công văn 4486/TLĐ-CSPL của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc Công đoàn tham gia thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ về mức lương tối thiểu đối với người lao động.