Kinh doanh các mặt hàng tự đóng gói bao gồm sữa bột và cafe phải đảm bảo những nội dung nào?
Kinh doanh các mặt hàng tự đóng gói bao gồm sữa bột và cafe phải đảm bảo những nội dung nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại tôi có dự định kinh doanh các mặt hàng tự đóng gói như sau: SP1: Mua bột sữa với số lượng lớn từ chỗ khác, sau đó mang về đóng gói thành sản phẩm nhỏ bán. Nếu bột sữa này đã kiểm định thì có cần phải kiểm định 1 lần nữa không? Nếu không biết đã kiểm định chưa thì sẽ làm như thế nào? SP2: Mua 3 loại bột cà phê từ chỗ khác, sau đó đem đi trộn vào nhau để thành 1 sản phẩm riêng bán.
1. Nếu tự đóng gói sản phẩm hàng hóa riêng như ở phía trên bán ra thị trường thì cần đăng ký những gì?
2. Tôi thấy báo Báo Mới có đăng 1 bài viết về mua sữa bột không rõ nguồn gốc. Cho tôi hỏi mức phạt của những hoạt động này sẽ như thế nào ạ?
3. Nếu sản phẩm của tôi chỉ là đóng gói sản phẩm sau đó đem ra thị trường bán thì đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào?
4. Nếu tôi kinh doanh thêm phần sản xuất cà phê hạt thì sẽ đăng ký thêm ra sao?
5. Nếu thanh tra tới kiểm tra mà không có hóa đơn đỏ để xác nhận nguồn hàng thì sẽ xử lý như thế nào? Có cần nhất thiết phải có hóa đơn đỏ không? Xin chân thành cám ơn công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Nếu tự đóng gói sản phẩm hàng hóa riêng như ở phía trên bán ra thị trường thì cần đăng ký những gì?
+ Đối với mặt hàng sữa bột
Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh sữa bột cần xác định đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo những nội dung trong hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật an toàn thực phẩm 2010, Nghị định 100/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2014 bao gồm: Cơ sở kinh doanh đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, có tem nhãn đầy đủ khi đó mới có quyền bán ra thị trường.
+ Đối với café
Nếu như bạn mua nhiều loại về trộn thì vẫn phải đảm bảo các điều kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh, phải có tem nhãn xuất xứ hàm lượng và các nội dung liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để thực hiện được hai nội dung nêu trên, trước tiên bên bạn phải có đăng ký kinh doanh, có mã ngành phù hợp và đảm bảo các điều kiện khi kinh doanh nêu trên.
2. Tôi thấy báo Báo Mới có đăng 1 bài viết về mua sữa bột không rõ nguồn gốc. Cho tôi hỏi mức phạt của những hoạt động này sẽ như thế nào ạ?
Áp dụng theo quy định của Nghị định 178/2013/NĐ-CP nếu như không đảm bảo về các điều kiện kinh doanh, chứng minh nguồn gốc hàng hóa sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 26. Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm
1. Xử phạt đối với hành vi buôn bán thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc diện phải thực hiện công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà không có giấy tiếp nhận công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc có nhưng đã hết hiệu lực trước khi hàng hóa đó được sản xuất, nhập khẩu; bán buôn, bán lẻ thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định an toàn thực phẩm theo một trong các mức sau đây:
a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị trên 200.000.000 đồng…”
Mặt khác áp dụng theo quy định của Nghị định 185/2013/NĐ – CP và Nghị định 124/2015/NĐ – CP về hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác quy định mức phạt áp dụng như sau
“….
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
13. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là lương thực, thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;
b) Là chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện….”
3. Nếu sản phẩm của tôi chỉ là đóng gói sản phẩm sau đó đem ra thị trường bán thì đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào?
Bạn vẫn tiến hành đăng ký kinh doanh và ghi rõ nội dung về bán buôn, bán lẻ loại hàng hóa bán. Mặt khác vẫn phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.
4. Nếu tôi kinh doanh thêm phần sản xuất cà phê hạt thì sẽ đăng ký thêm ra sao?
Trong đăng ký kinh doanh có bổ sung thêm ngành nghề đăng ký là sản xuất cà phê hạt lên cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
5. Nếu thanh tra tới kiểm tra mà không có hóa đơn đỏ để xác nhận nguồn hàng thì sẽ xử lý như thế nào? Có cần nhất thiết phải có hóa đơn đỏ không? Xin chân thành cám ơn công ty Luật TNHH Dương Gia.
Nếu không quá hóa đơn chứng từ đầy đủ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì bên bạn sẽ phải chịu trách nhiệm theo đúng nội dung nêu tại mục 2 nêu trên về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
– Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm liên tỉnh
– Xử phạt vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí