Nội dung quản lý và sử dụng nhà ở? Lập hồ sơ về nhà ở, lưu trữ và quản lý hồ sơ nhà ở? Trách nhiệm cung cấp thông tin hồ sơ nhà ở?
Nhà ở là một trong những vấn đề rất được sự quan tâm trong xã hội hiện nay không chỉ vì nhà ở là nhu cầu sinh hoạt và sinh sống của con người mà nhà ở còn là nền tảng cho sự phát triển kinh tế thông qua các hình thức khác nhau như mua bán, xây dựng…Theo đó nhà ở được chú trọng đầu tư và được nhà nước hỗ trơ phát triển, bên cạnh đó pháp luật cũng có những quy định chung về nhà ở để có thể quản lý nhà ở cho người dân để có thể ổn định cuộc sống, đảm bảo nhu cầu về nhà ở cho người dân tốt hơn. Đối với mỗi loại nhà ở sẽ có các nội dung và phương thức quản lý khác nhau, dựa trên hồ sở về nhà ở mà có thể nắm bắt được thông tin và quản lý.
Cũng chính vì vậy nên pháp luật đề ra quy định lập hồ sơ về nhà ở, lưu trữ và quản lý hồ sơ nhà ở để có thể quản lý nhà ở tùy theo các khu vực khác nhau như nông thôn, thành phố hay các khu vực nhà ở xây dựng theo dự án sẽ có những cách lưu trữ và quản lý hồ sơ khác nhau. Tại bài viết này chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề ” Lập hồ sơ về nhà ở, lưu trữ và quản lý hồ sơ nhà ở”. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin cần thiết.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Nội dung quản lý và sử dụng nhà ở
Căn cứ dựa trên quy định tại điều 75. Nội dung quản lý, sử dụng nhà ở
1. Lập, lưu trữ và quản lý hồ sơ về nhà ở.
2. Bảo hiểm nhà ở.
3. Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử.
4. Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
5. Bảo hành, bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà ở.
Như vậy có thể thấy pháp luật quy định cụ thể về nội dung quản lý và sử dụng nhà ở, gồm có 05 nội dung chúng tôi đưa ra như trên và lập, lưu trữ và quản lý hồ sơ về nhà ở là một trong những nội dung nằm trong nội dung quản lý, sử dụng nhà ở theo quy đinh.
Ví dụ như lập, lưu trữ và quản lý hồ sơ về nhà ở theo quy định thì chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ quy định của pháp luật đề ra vè trong thời hạn được tính trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư hoặc người đại diện quản lý nhà chung cư áp dụng đối với trường hợp không phải thành lập Ban quản trị và có văn bản yêu cầu bàn giao hồ sơ nhà chung cư thì chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao 02 bộ hồ sơ sao y từ bản chính quy định của pháp luật cho Ban quản trị nhà chung cư.
Theo đó thì sau khi nhận bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo đúng quy định thì lúc đó Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm lưu trữ và quản lý hồ sơ của nhà trung cư cho bạn, đối với các trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định của Luật Nhà ở thì Ban quản trị nhà chung cư phải cung cấp một bộ hồ sơ đã nhận bàn giao của chủ đầu tư cho đơn vị quản lý vận hành theo quy định, trừ trường hợp đơn vị quản lý vận hành là chủ đầu tư. Nếu thuộc các trường hợp quá thời hạn quy định của pháp luật mà chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định thì Ban quản trị nhà chung cư sẽ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có nhà chung cư hay còn gọi là Ủy ban nhân dân cấp quận để có thể yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Lập hồ sơ về nhà ở, lưu trữ và quản lý hồ sơ nhà ở
Việc xây dưng nhà ở nói chung và các loại nhà khác nói riêng thì khi tiến hành xây dựng nhà thì tùy từng trường hợp mà phải làm hồ sơ nhà ở theo quy định tại Điều 76
Tổ chức, cá nhân lưu trữ hồ sơ về nhà ở được quy định như sau:
Thứ nhất, chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở nếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở.
Nếu trong trường hợp người đang sử dụng nhà ở mà không xác định được chủ sở hữu thì tổ chức được quản lý nhà ở sẽ có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ nhà ở cho chủ sở hữu nhà ở.
Thứ hai, cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn.
Bên cạnh việc chủ sở hữu, người quản lý nhà ở thì cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện cũng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thứ ba, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 76 của Luật nhà ở năm 2014 cho cơ quan quản lý nhà ở cùng cấp để thiết lập hồ sơ nhà ở.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy định việc phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở giữa cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận và cơ quan quản lý nhà ở tại địa phương để bảo đảm thống nhất về các thông tin nhà ở, đất ở ghi trong hồ sơ nhà ở.
Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở nếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Luật nhà ở năm 2014 và Điều 77 của Luật nhà ở năm 2014.
Hồ sơ nhà ở, gồm có:
Thứ nhất, đối với nhà ở tại đô thị và nông thôn được tạo lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở hoặc có bản kê khai thông tin về nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Để chứng minh việc xây dựng nhà ở hợp pháp mà được xây dựng từ trước ngày 01/7/2006 đối với nhà ở tại đô thị và nông thôn phải có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp hoặc có bản kê khai thông tin về nhà ở.
Thứ hai, đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì hồ sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở; giấy tờ xác định đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở, hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có).
Thứ ba, đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì hồ sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở và bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có).
Thứ tư, đối với trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án thì hồ sơ nhà ở bao gồm hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở và hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật.
Việc xây dựng nhà theo dự án thì phải có dự án đầu tư xây dựng nhà ở để biết chi phí dự tính ban đầu và phải có hồ sơ hoàn công để biết việc thi công xây dựng đã hoàn thành.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ban quản trị nhà chung cư, Ủy ban nhân dân cấp quận phải kiểm tra, nếu chủ đầu tư chưa bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định thì phải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao hồ sơ; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp quận mà chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ nhà chung cư thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng nhà ở và buộc phải bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định của Quy chế này.
3. Trách nhiệm cung cấp thông tin hồ sơ nhà ở
Về trách nhiệm cung cấp thông tin thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhà ở theo quy định cho cơ quan quản lý nhà ở cùng cấp để thiết lập hồ sơ nhà ở. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy định việc phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở giữa cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận và cơ quan quản lý nhà ở tại địa phương để bảo đảm thống nhất về các thông tin nhà ở, đất ở ghi trong hồ sơ nhà ở.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Lập hồ sơ về nhà ở, lưu trữ và quản lý hồ sơ nhà ở” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.