Lương thử việc là một trong những nội dung quan trọng đã được ghi nhận trong Bộ luật Lao động, thể hiện mức lương chi trả cho người lao động tham gia làm việc. Vậy lương thử việc tính trên lương gross hay lương net?
Mục lục bài viết
1. Lương thử việc tính trên lương gross hay lương net?
Trong lĩnh vực lao động thì thuật ngữ chỉ đến lương Gross và lương Net được hiểu là 2 khoản tiền lương có mối liên hệ mật thiết với nhau, thông tin về việc tính lương thông qua một trong các hình thức này được các nhà tuyển dụng đưa vào trong những thỏa thuận giữa người lao động trong các
– Lương Gross là tổng lương mà người lao động nhận được hàng tháng mà người sử dụng lao động chi trả, tiền lương này sẽ bao gồm lương cơ bản đồng thời là kèm theo các khoản trợ cấp, phụ cấp lương, tiền hoa hồng…nếu có phát sinh trong suốt thời gian lao động( kể cả tiền đóng Bảo hiểm và tiền thuế thu nhập cá nhân (TNCN) (nếu có).
Có thể hiểu, khi người lao động được trả theo lương Gross có nghĩa là người lao động được trả lương gộp bao gồm cả các khoản gồm: Bảo hiểm xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT); bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); Thuế TNCN người lao động sẽ phải tự đóng theo tỷ lệ trích từ tiền lương hằng tháng của người lao động.
Căn cứ theo quy định tại Văn bản hợp nhất 2525/VBHN-BHXH năm 2023 thì tỷ lệ trích tiền lương đóng bảo hiểm của người lao động Việt Nam lần lượt là BHXH (8%) BHTN (1%) BHYT (1.5%);
– Lương Net được biết đến là mức tiền lương mà người lao động thực nhận được từ đơn vị, người sử dụng lao động, thông thường tiền lương sẽ được chi trả hằng tháng sau khi đã trừ hết các loại khoản chi phí bao gồm tiền đóng bảo hiểm và khác khoản tiền thuế TNCN. Như vậy lương Net là tiền lương thực nhận hay thu nhập sau thuế của người lao động
Hiện nay, công thức tính lương Net được áp dụng như sau:
Lương Net = Thu nhập sau thuế = Thu nhập trước thuế – Thuế thu nhập cá nhân
Trong đó Thu nhập trước thuế = Lương gross + tiền đóng bảo hiểm
– Mối liên hệ giữa lương Net và lương Gross:
Mối liên hệ giữa lương Net và Gross được thực hiện theo công thức dưới đây:
Lương Net = Lương Gross – (Tiền BHXH + BHYT + BHTN + thuế TNCN)
– Các vấn đề liên quan đến tiền lương thì nằm trong sự điều chỉnh của
Bên cạnh đó tại Điều 90 Bộ luật này cũng chỉ khẳng định rằng: tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Mức lương tối thiểu được áp dụng trên toàn quốc sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
+ Vùng I 4.680.000 đồng/tháng;
+ Vùng II 4.160.000 đồng/tháng;
+ Vùng III 3.640.000 đồng/tháng;
+ Vùng IV 3.250.000 đồng/tháng.
Soi chiếu với các quy định về tiền lương thì không hề có các quy định về việc tính lương thử việc theo lương gross hay net mà chỉ yêu cầu lương chính thức không được thấp hơn mức lương tối thiểu và lương thử việc bằng ít nhất 85% lương chính thức.
2. Người lao động nên chọn cách tính lương gross hay lương net?
Như đã phân tích, lương Net là tiền lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận được sau khi doanh nghiệp đã chi trả các loại phí như phí BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN trong khi lương gross thì là khoản tiền chưa chi trả các loại phí. Nếu chỉ dựa trên cách hiểu đơn giản trên thì không phải ai cũng nhận ra ẩn tình phía sau khi lựa chọn cách tính lương. Hiện nay, doanh nghiệp thông thường lựa chọn trả lương Net cho người lao động vì có thể dễ đàn tính toán các khoản phía, nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước. Nhưng nếu đã đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì nên lựa chọn trả lương gross thay vì chọn trả lương Net, vì một số lý do sau:
Xét đến trường hợp nếu doanh nghiệp tuân thủ, làm đúng quy định pháp luật về trả lương và đóng đúng mức phí bảo hiểm và thuế TNCN… thì người lao động dù nhận lương gộp hay lương thực nhận thì không có sự thay đổi về mức quyền lợi được hưởng;
Còn trong trường hợp mà các công ty không làm đúng luật, trả lương thực nhận (Net) nhưng có hành vi gian dối, khai báo với cơ quan BHXH, cơ quan thuế mức lương của người lao động thấp hơn với mục đích là giảm bớt gánh nặng thuế phải đóng thì quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng đó là bị giảm đi.
Như vậy, người lao động khi được lựa chọn cách trả lương thì nên lựa chọn hình thức trả lương gross để được đóng các khoản phí đúng với mức lương và nhận quyền lợi tương đương. Việc lựa chọn này sẽ tránh được tối ưu vấn đề tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, người lao động khi xin việc cần phải tìm hiểu và lựa chọn hình thức trả lương phù hợp. Nếu công ty đưa ra 2 mức lương khác nhau cho lương gộp Gross và lương thực nhận Net thì người sử dụng lao động có thể tìm hiểu cách tính lương để có thể quy đổi lương Net sang Gross hoặc thực hiện chuyển đổi ngược lại để chủ động hơn trong việc lựa chọn mức lương mong muốn phù hợp;
3. Cách tính tiền lương trong thời gian thử việc:
Liên quan đến các nội dung được ghi nhận trong thỏa thuận làm việc thì mức lương trong thời gian thử việc cũng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập đến. Những nội dung này được xây dựng dựa trên thống nhất ý chí của doanh nghiệp với người lao động, phải đảm bảo rằng mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Mức lương trong thời gian thử việc được tính theo 3 cách sau:
– Căn cứ theo mức lương chính thức:
Hiện nay, mức lương thử việc được ghi nhận trong Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14, và áp dụng cho toàn bộ cá nhân, công ty, doanh nghiệp có sử dụng người lao động á p dụng mức lương phải trả trong thời gian thử việc là 85% mức lương chính thức của công việc đó;
– Dựa trên hiệu suất công việc:
Trong một số trường hợp thì tiền lương được chi trả trong thời gian thử việc cũng được tính dựa trên năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động. Ví dụ, đối với nhân viên kinh doanh, ngoài nhận lương cơ bản còn có lương từ phần trăm hoa hồng đối với hoạt động kinh doanh của mình cho công ty. Về tỷ lệ phần trăm hoa hồng thường sẽ có mối quan hệ mật thiết với năng suất công việc, chốt được sản phẩm với khách hàng nhiều, sự hài lòng của khách hàng khi thực hiện công việc;
– Còn phải xem xét đến giờ làm thêm, ngày nghỉ lễ
Trong thời gian thử việc người lao động hoàn toàn có thể làm thêm giờ, nếu người lao động làm thêm giờ thì tiền lương cho giờ làm thêm được tính theo hướng dẫn của Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14. Cụ thể:
+ Cá nhân là người lao động làm thêm vào ngày thường thì lương ít nhất bằng 150%;
+ Người lao động làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần thì lương ít nhất bằng 200%.
+ Còn trong trường hợp người lao động làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết thì lương ít nhất bằng 300% (chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương).
Như vậy, theo nội dung hướng dẫn trong các văn bản pháp luật liên quan về mưc tiền lương thử việc thì cách tính tiền lương được thực hiện bởi nhiều cách khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hành vi người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó bị phạt tiền từ 02-05 triệu đồng. Đồng thời, bị buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Văn bản hợp nhất 2525/VBHN-BHXH năm 2023 hợp nhất Quyết định về Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.