Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc của người lao động. Gắn với hình thức này là thuật ngữ về “lương thời gian” và được chia thành các loại: lương năm, lương tháng, lương tuần, lương ngày và lương giờ; được quy định cụ thể trong hệ thống văn bản lao động Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Lương thời gian là gì?
Theo quy định tại Điều 90
Lương thời gian là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ, được xác định trong
– Lương tháng là tiền lương trả cho một tháng làm việc của người lao động được xác định theo mức ghi trong hợp đồng lao động hoặc quy định trong thang lương, bảng lương áp dụng cho người lao động đó.
– Lương tuần là tiền lương trả cho một tuần làm việc của người lao động.
– Lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc của người lao động.
– Lương giờ là tiền lương trả cho một giờ làm việc của người lao động; trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại điều 105
2. Quy định về hình thức trả lương theo thời gian:
Quy định về hình thức trả lương theo thời gian được quy định tại điều 96 Bộ luật lao động 2019; Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động cụ thể:
– Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Trước đây, theo
– Cách tích lương theo thời gian như sau:
+ Lương tháng được người sử dụng lao động động và người lao động thỏa thuận và xác định theo hợp đồng lao động hoặc theo quy định về bảng lương, thang lương áp dụng đối với người đó.
+ Lương tuần: Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.
+ Lương ngày: trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
+ Lương giờ: Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại điều 105 Bộ luật lao động 2019.
3. Tiền lương theo thời gian trong một số trường hợp đặc biệt:
+ Tiền lương làm thêm giờ đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:
Tiền lương làm thêm giờ
=
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường
x
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%
x
Số giờ làm thêm
– Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);Trong đó:
– Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
– Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
– Mức ít nhất bằng 300% số với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
+ Tiền lương làm việc vào ban đêm đối với người hưởng lương theo thời gian:
Tiền lương làm việc vào ban đêm
=
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường
+
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường
x
Mức ít nhất 30%
x
Số giờ làm việc vào ba
+ Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm đối với người hưởng lương theo thời gian:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm =
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường
x
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%
+
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường
x
Mức ít nhất 30% + 20%
x
Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương
x
Số giờ làm thêm vào ban đêm
Trong đó:
– Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định này;
– Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường;
Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
Về nguyên tắc, người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc của người lao động. Hai bên có thể thỏa thuận trả gộp nhưng không quá 15 ngày người lao động phải được trả gộp một lần. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
Ưu điểm lớn nhất của hình thức trả lương theo thời gian là dễ hiểu, dễ tính và dễ thực hiện. Áp dụng hình thức trả lương ngày khiến cho người lao động không phải chạy theo số lượng sản phẩm, vì vậy họ có nhiều thời gian hơn để sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm, đầu tư cho chất lượng công việc,…
Nhược điểm của hình thức này là tiền lương mà người lao động nhận được có thể không tương xứng với sự đóng góp lao động của họ trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó có thể thấy tính chính xác và công bằng không được bảo đảm trong hình thức này. Cách khắc phục nhược điểm là chúng ta có thể sử dụng kết hợp giữa việc trả lương và thưởng cho người lao động để khuyến khích sử dụng tối đa sức lao động, nâng cao trách nhiệm với công việc. Hình thức trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo hai cách: trả lương theo thời gian đơn giản (trả lương theo thời gian thực tế làm việc) và trả lương theo thời gian có thưởng (gồm tiền lương theo thời gian đơn giản cộng với tiền thưởng).
Hình thức trả lương theo thời gian thường được áp dụng trong các công ty hoạt động theo dây chuyền sản xuất công nghiệp; trả lương cho các công việc quản lý, điều hành; cho những công việc khó xác định chính xác về mức độ hoàn thành, mức khoán sản phẩm,…
Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng tốt nếu người sử dụng lao động biết bố trí công việc hợp lý, có hệ thống kiểm tra, theo dõi thời gian làm việc của người lao động (máy chấm công), có chế độ thưởng phạt rõ ràng nếu làm đúng hay vi phạm về thơi gian làm việc.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.