Khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thể lựa chọn nhiều hình thức trả lương. Trong đó, có hai hình thức trả lương thường được thỏa thuận sử dụng nhất là lương Gross và lương Net. Cùng tìm hiểu Lương net, Lương Gross qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Lương net là gì?
Lương net (được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là net salary) là số tiền thực tế mà người lao động sẽ nhận được hàng tháng sau khi đã trừ đi các khoản thuế phí. Nếu chọn nhận Lương Net, bạn sẽ được nhận đúng số tiền lương đã đàm phán với nhà tuyển dụng, các chi phí khác như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân, phí công đoàn… sẽ do doanh nghiệp chi trả.
Ví dụ: Khi phỏng vấn xin việc công ty trả Lương Net cho bạn là 5 triệu đồng thì có nghĩa bạn sẽ được nhận 5 triệu đồng đem về nhà mỗi tháng và không mất bất kì khoản phí nào cho BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN. Những khoản phí này sẽ do công ty đóng theo quy định của nhà nước cho bạn.
2. Lương Gross là gì?
Lương gross (được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là gross salary) được hiểu là tổng thu nhập mỗi tháng mà bạn nhận được bao gồm cả lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp. Khi người sử dụng lao động trả lương gross bạn sẽ phải trích trong quỹ lương của mình để đóng các khoản gồm: Bảo hiểm xã hội (BHXH); bảo hiểm y tế (BHYT); bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)… trong đó có 8% BHXH, 1.5% BHYT và 1% BHTN trong quỹ lương của mình nhận được.
Ví dụ: Bạn và người sử dụng lao động thỏa thuận trả lương gross, mức lương gross mỗi tháng bạn được nhận là 10 triệu/tháng và chưa phải đóng thuế TNCN vì có điều kiện giảm trừ. Theo quy định bạn phải trích đóng 10,5% trong quỹ lương của mình nhận được gồm: 8% cho BHXH, 1,5% cho BHYT, 1% cho BHTN. Như vậy số tiền thực tế bạn được hưởng mỗi tháng là 8.950.000 VNĐ.
Cách tính lương gross được xác định như sau:
Lương Gross = Lương Net + (Tiền BHXH + BHYT + BHTN + thuế TNCN)
3. Phân biệt lương gross và lương net:
Hiện nay đa số các doanh nghiệp sẽ trả lương cho nhân viên theo hình thức lương net. Vậy lương net là gì cách phân biệt lương net và lương gross như thế nào? Cùng tìm hiểu thêm nội dung dưới đây của Luật Dương Gia.
Lương net là mức lương thực tế mà bạn sẽ được công ty trả hàng tháng sau khi đã đóng các khoản thuế phí khác theo quy định của Pháp luật. Đây là số tiền bạn bạn sẽ được nhận và không mất thêm bất kỳ khoản phí nào khác để đóng cho BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN…
Như vậy lương gross và lương net đều là khoản mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận khi làm việc. Lương gross phân biệt với lương net bằng các khoản trích đóng bảo hiểm và thuế TNCN.
Người sử dụng lao động trả lương net đồng nghĩa với việc các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN thuế TNCN đã được trích đóng lương nhận về người lao động không phải trích đóng. Còn nếu người sử dụng lao động trả lương gross thì các khoản bảo hiểm và thuế TNCN chưa được trích đóng, người lao động phải tự trích đóng theo quy định.
Để dễ theo dõi, mời Qúy bạn đọc theo dõi bảng dưới đây:
Lương gross | Lương net | |
Khái niệm | Là tổng tiền lương của NLĐ mà NSDLĐ chi trả mỗi kì trả lương. | Là tiền lương thực lãnh của NLĐ mỗi kỳ trả lương. |
Bao gồm | BHXH (8%) BHYT (1,5%) BHTN (1%) Thuế TNCN (nếu có) | Không bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, Thuế TNCN |
Mối quan hệ | Lương Net = Lương Gross – (BHXH + BHYT + BHTN + Thuế TNCN) | |
Chủ thể ưa chuộng | Người lao động | Người sử dụng lao động |
Ưu điểm | Khi áp dụng lương Gross trong doanh nghiệp, người lao động hoàn toàn có thể chủ động tính được mức lương của mình trong một tháng lao động. Quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ được bảo vệ tốt hơn NLĐ không bị phụ thuộc quá nhiều vào NSDLĐ. Tăng năng suất, chất lượng lao động | Người lao động sẽ không cần tự tính toán số tiền nộp các loại Bảo hiểm. Chỉ cần nhận đủ số tiền lương đã được quy định trong hợp đồng. Còn đối với các khoản lệ phí bảo hiểm sẽ do bên người sử dụng lao động tự tính và có trách nhiệm nộp các khoản tiền đó. NSDLĐ dễ dàng quản lý số lượng lao động và quy mô lao động trong doanh nghiệp.NSDLĐ dễ dàng xây dựng các chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng như các chính sách dành cho NLĐ. NSDLĐ có thể giảm bớt các chi phí trong doanh nghiệp. NLĐ được hưởng trọn vẹn tiền lương hàng tháng mà không cần phải tính toán các chi phí phát sinh khác. |
Nhược điểm | Nếu như trong – Khó khăn cho NSDLĐ trong việc quản lý số lượng, quy mô lao động cũng như hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng | Khi hợp đồng lao động sử dụng lương Net, như vậy, doanh nghiệp sẽ có toàn bộ trách nhiệm để đóng các khoản lệ phí Bảo hiểm cho người lao động. Khi sử dụng toàn bộ những khoản tiền này đóng chung, sẽ dẫn đến mức đóng thấp và mức hưởng cũng sẽ bị thấp đi. Như vậy, người lao động có thể dựa vào những đặc điểm trên để phân biệt được hai lương tiền lương Gross và lương Net. Cả hai loại tiền lương này đều không giống nhau nhưng nó lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. |
4. Người lao động nên chọn hình thức nhận lương gross hay nhận lương net:
Người lao động khi làm việc luôn hướng tới việc được nhận lương cao và có mức hưởng lợi ích tối đa từ các khoản bảo hiểm tuy nhiên không phải lúc nào người lao động cũng có thể thỏa mãn được hai yếu tố này.
Hiện nay ở đa số doanh nghiệp người sử dụng lao động lựa chọn trả lương theo hình thức lương net để và để mức lương đóng bảo hiểm cho người lao động ở mức thấp nhất nhằm tối ưu chi phí cho doanh nghiệp khi sử dụng lao động điều này khiến cho lợi ích của người lao động bị giảm đi đáng kể khi người lao động nhận chế độ lương hưu, BHTN hay khi khám chữa bệnh BHYT.
Để tránh trường hợp này người lao động nên lựa chọn hình thức trả lương gross, hình thức trả lương này sẽ giúp người lao động đóng đúng với mức lương hiện hưởng của mình.
Ví dụ:
Nếu người lao động mong muốn nhận về mức lương net là 10 triệu đồng/tháng (xét trường hợp người lao động chưa phải đóng thuế TNCN do có điều kiện giảm trừ) thì mức lương gross đàm phán với người sử dụng lao động phải cao hơn ít nhất 10,5% mức lương net.
Như vậy mức lương tối thiểu cần đàm phán phải cao hơn mức:
10.000.000 + (10,5% x 10.000.000) = 11.050.000 đồng/tháng
Khi đàm phán lương người lao động có thể dễ dàng quy đổi giữa mức lương gross và lương net để so sánh lựa chọn cho mình hình thức nhận lương có lợi nhất.
5. Cách tính lương net:
Lương net được tính dựa trên công thức sau:
Lương Net = Lương Gross – (BHXH + BHYT + BHTN + Thuế TNCN)
Từ công thức trên ta có thể dễ dàng tính lương gross sang lương net và ngược lại.
Theo quyết định của bảo hiểm xã hội thì tổng số tiền mà người lao động phải đóng trong 3 quỹ bao gồm Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế là 32,5%.
Dưới đây là ví dụ cụ thể:
Một công ty hay doanh nghiệp có mức lương trung bình cho người lao động là 20 triệu đồng, trong đó công ty phải có nghĩa vụ đóng góp cho người lao động là 22% trong tổng mức phí phải đóng, người lao động phải đóng góp 10.5% so với tổng mức phí phải đóng.
Như vậy, tổng số tiền mà người lao động nhận được sau khi trừ các khoản phí trên là:
20 triệu –(20 triệu x 10,5%)=17,9 triệu đồng.
Nhìn vào đây người lao động có thể nhận ra 17,9 triệu này sẽ được dùng để tính tiền phí thuế thu nhập cá nhân.
17,9 triệu – 9 triệu (tiền gia cảnh bản thân)=8,9 triệu.
Trong đó, theo quy định về các khoản chi phí phải nộp thì những người lao động có mức thu nhập từ 5 -10 triệu sẽ có mức thuế suất là 10%. Từ đó, ta có thể suy ra mức thu nhập cá nhân mà người lao động phải đóng là:
8,9 triệu x 10%=0,89 triệu đồng
Sau khi biết được các khoản chi phí phải nộp, người lao động có thể dễ dàng tính được mức thu nhập thực tế của mình có đượ trong mỗi tháng.
17,9 triệu – 0,89 triệu = 17,01 triệu đồng.
Như vậy, 16,01 chính là lương net của bạn.
6. Các khoản phí cơ bản mà người lao động phải đóng:
Khi người lao động được hưởng theo mức lương net, họ phải đóng các khoản sau:
Chi phí các loại bảo hiểm
Theo như các quyết định của bảo hiểm xã hội thì khi người lao động ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp, công ty thì lao động sẽ được hưởng các BHXH, BHTN, BHYT, từ phía bên công ty, doanh nghiệp đóng cho.
Người lao động và doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ phải cùng nhau đóng các mức phí và bảo hiểm. Trong đó, phần chi phí mà doanh nghiệp phải đóng sẽ được trừ trực tiếp vào phần chi phí. Tỷ lệ phân chia các khoản phí giữa doanh nghiệp, công ty và người lao động như sau:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội phải đóng là 22,5%. Trong đó, người lao động phải đóng 8%, số còn lại đơn vị đóng 17,5%.
- Mức đóng bảo hiểm y tế phải đóng là 4,5%. Trong đó, người lao động đóng 1,5%, 3% còn lại thì công ty hoặc doanh nghiệp phải đóng.
- Mức kinh phí công đoàn phải đóng 2% so với quỹ tiền lương của người lao động nhận được. Trong 2% kinh phí công đoàn này, doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng tất cả.
Thuế thu nhập cá nhân
Đối với trường hợp người lao động với doanh nghiệp chỉ ký kết hợp đồng thời hạn 03 tháng trở lên thì sẽ được đóng thuế thu nhập cá nhân, với hình thức này người lao động sẽ phải đóng thuế theo biểu lũy tiến từng phần. Tuy nhiên, hình thức đóng thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ được phụ thuộc vào tiền lương và các khoản thu nhập mà người lao động nhận được. Từ đó, đưa ra các xem xét người lao động có phải đóng thuế hay không.