Cá nhân là giáo viên nhìn chung vẫn có những chức năng cơ bản liên quan đến các hoạt động giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn. Vậy lương giáo viên hợp đồng có giống giáo viên biên chế không?
Mục lục bài viết
1. Lương giáo viên hợp đồng giống giáo viên biên chế không?
Để có thể xem xét nội dung lương giáo viên hợp đồng có giống giáo viên biên chế không thì phải căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Công văn 5075/BNV-TCBC năm 2020 triển khai thực hiện khoản 3 Nghị quyết số 102/NQ-CP, như sau:
Căn cứ để đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế công lập tự phải bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm trên đường xuyên thực hiện ký
+ Vẫn còn tồn tại số lượng người làm việc chưa sử dụng so với số được cơ quan có thẩm quyền giao và không vượt định mức quy định hiện hành;
+ Liên quan đến kế hoạch tuyển dụng viên chức hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Có thể thấy đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập sẽ có trách nhiệm trong việc đảm bảo một phần chi thường xuyên và bên ngân sách nhà nước cũng phải đảm bảo thi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục có thể ký
Mặc dù giáo viên biên chế và giáo viên hợp đồng có chức năng đều giống nhau để thực hiện các công tác giảng dạy, hoạt động chuyên môn và chịu trách nhiệm giảng dạy đảm bảo chất lượng giáo dục tại cơ quan nhưng vẫn có sự khác biệt với nhau đặc biệt về chế độ lương. Có thể dễ dàng nhận thấy giáo viên hợp đồng không thể áp dụng mức lương theo quy định của cán bộ, công chức, viên chức mà chỉ áp dụng mức lương cơ bản hoặc thỏa thuận theo quy định của
2. Mức lương mà giáo viên hợp đồng và giáo viên biên chế được nhận:
– Lương của giáo viên biên chế:
Hiện nay theo quy định tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới bao gồm: phần lương cơ bản và các khoản phụ cấp.
Theo quy định lương cơ bản sẽ chiếm khoảng 70% trong tổng quỹ lương và các khoản phụ cấp sẽ chiếm 30% trong tổng quỹ lương. Bên cạnh đó, về việc bổ sung tiền thưởng sẽ bằng 10% tổng quỹ tiền lương/năm.
Cán bộ, công chức hay viên chức là người giữ chức vụ lãnh đạo sẽ có hệ thống bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, gồm:
+ Một bảng lương chức vụ sẽ được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức mà cá nhân này đang giữ chức vụ lãnh đạo thông qua bầu cử hoặc bổ nhiệm làm việc trong hệ thống chính trị trị từ trung ương đến cấp xã; + Một bảng lương chuyên môn nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ áp dụng chung đối với tất cả công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Như vậy giáo viên là viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương thực hiện theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 thì giáo viên là viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ áp dụng cơ cấu tiền lương như phân tích ở nội dung trên;
– Lương giáo viên hợp đồng:
+ Như đã biết, giáo viên biên chế và giáo viên hợp đồng mặc dù thực hiện những công việc chức năng giống nhau tuy nhiên chế độ cũng có sự khác biệt. Hiện nay, lương của giáo viên hợp đồng sẽ áp dụng mức lương cơ bản theo quy định của
Có thể hiểu đơn giản, mức lương tối thiểu được chi trả đó là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động là những công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường và việc chi trả mức lương này phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động cũng như gia đình của họ trang trải trong cuộc sống. Bên cạnh đó, cũng phải phù hợp với điều kiện phát triển một nền kinh tế- xã hội;
+ Hiện nay cách tính lương của giáo viên dạy hợp đồng sẽ thông qua công thức:
Cách tính lương = Lương cơ bản x Hệ số lương x % Phụ cấp (nếu có) – Các khoản phí khác (phí Bảo Hiểm và phí công đoàn).
3. Giáo viên hợp đồng có được xét nâng bậc lương không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV, hiện nay đã được sửa đổi bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV hướng dẫn về chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thì đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh được nâng bậc lương thường xuyên ngoài cán bộ, công chức, viên chức còn có những các đối tượng sau:
– Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ cho nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn nằm trong danh sách trả lương của cơ quan đơn vị;
– Đối với trường hợp cá nhân đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong những cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương thực hiện theo
– Những người xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định buộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại
Với những nội dung nêu trên thì đối với người lao động là những người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động sẽ được xếp lương theo bảng lương theo nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước đơn vị sự nghiệp công lập. Cá nhân này mới đủ điều kiện để được nâng bậc lương thường xuyên như cán bộ, công chức, viên chức. Trong trường hợp này, giáo viên hợp đồng sẽ không được áp dụng quy định về thang bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, mức lương thời hạn nâng lương được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở tuân thủ những quy định mà pháp luật lao động đã điều chỉnh.
3. Phụ cấp đứng lớp có được chi trả cho giáo viên hợp đồng?
Theo quy định tại Điều 112 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì mức phụ cấp của giáo viên dạy hợp đồng được quy định như sau:
Mức phụ cấp sẽ là 30% khi áp dụng đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp, những trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã cũng sẽ được áp dụng mức phụ cấp như trên;
Bên cạnh đó, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố, trực thuộc tỉnh; Đối với những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, trường tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã thì mức phụ cấp sẽ lên đến 35%, Bên cạnh đó trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa cũng sẽ áp dụng với phụ cấp này;
Mức phụ cấp tối đa có thể được áp dụng đối với giáo viên dạy hợp đồng đó là 50% khi cá nhân này đang trực tiếp giảng dạy các trường mầm non, trường tiểu học, ở miền núi hải đảo vùng sâu, vùng xa
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC;
– Thông tư số 03/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.