Phân loại lương giảng viên? Lương giáo viên (giảng viên) đại học, cao đẳng là bao nhiêu? Nguyên tắc tính lương giảng viên?
Không chỉ đối với công chức viên chức mà người ao động nói chung khi làm việc đều rất quan tâm tới lương và hệ số lương họ được nhận để nắm rõ xem có phù hợp hay không. Pháp luật cũng quy định rất cụ thể về mức lương đối với các đối tượng khác nhau. Đối với giảng viên đại học cao đẳng cũng vậy, họ sẽ được hưởng lương theo quy định mà pháp luật đề ra. Vậy lương giáo viên (giảng viên) đại học, cao đẳng là bao nhiêu?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Phân loại lương Giảng viên:
Như chúng ta đã biết thì hiện nay đa số các giảng viên trong các trường đại học đều là những người có trình độ chuyên môn cao từ bậc Thạc sĩ trở lên. Theo chính điều này cách tính lương của giảng viên không chỉ dựa vào việc bạn đứng trên giảng đường bao nhiêu tiết hay mà còn dựa trên nhiều tiêu chí đánh giá khác. Theo quy định thì đối với lương giảng viên, sẽ phụ thuộc vào việc giảng viên giáo viên đó đang được xét thuộc loại nào cụ thể hơn như sau:
+ Lương cho giảng viên chính thức
+ Lương giảng viên hợp đồng
+ Lương cho giảng viên vào biên chế
+ Lương cho giảng viên viên chức
+ Lương cho giảng viên đã nghỉ hưu
+ Lương cho giảng viên thuê ở ngoài
Theo đó nên với mỗi loại tính lương sẽ có những công thức tính toán khác nhau cũng như mức chi trả riêng biệt. Bên cạnh đó, lương của giảng viên đại học còn dựa vào ngạch lương để tính, nên mỗi giảng viên sẽ có một mức lương không giống nhau.
Hệ số lương là một hệ số có vai trò thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương với các mức lương theo từng ngạch lương, bậc lương và mức lương tối thiểu của từng vùng.
Hệ số lương của giảng viên đại học là bao nhiêu? Mỗi bậc viên chức lại được chia ra nhiều hệ số lương khác nhau tùy theo trình độ học vấn. Khi mới bắt đầu bước chân vào ngành, các giảng viên đại học sẽ được nhận lương ở mức hệ số khởi điểm. Sau đó, tùy vào thâm niên, trình độ, kinh nghiệm cũng như môi trường làm việc mà hệ số lương của giảng viên đó sẽ có những sự thay đổi.
Hệ số lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm giảng dạy theo trình độ học vấn hiện nay được phân chia thành 3 bậc, cụ thể:
+ Hệ số lương giảng viên Đại học giữ ở mức: 2,34.
+ Hệ số lương giảng viên Cao đẳng giữ ở mức: 2,1.
+ Hệ số lương giảng viên Trung cấp giữ ở mức: 1,86.
Ngoài ra, hệ số lương của giảng viên đại học được chia như sau:
Hạng I: 6.20 – 8.00
Được áp dụng với viên chức loại A3 với điều kiện: Bằng tiến sĩ, Ngoại ngữ bậc 4 (B2), Có chứng chỉ hạng I, Tin học đạt chuẩn.
Hạng 2: 4.40 – 6.78
Được áp dụng với viên chức loại A2 với điều kiện: Bằng thạc sĩ trở lên, Có chứng chỉ hạng II, Ngoại ngữ bậc 3 (B1), Tin học đạt chuẩn.
Hạng 3: 2.34 – 4.98
Được áp dụng với viên chức loại A1 với điều kiện: Bằng thạc sĩ trở lên, Có chứng chỉ hạng II, Ngoại ngữ bậc 2 (A2), Tin học đạt chuẩn.
Hệ số lương ảnh hưởng rất nhiều đến lương của các cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Hệ số lương được quy định và điều chỉnh theo từng thời kỳ nhất định phù hợp với điều kiện kinh tế và sự phát triển của đất nước.
Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp. Hệ số lương dùng để tính mức lương cho các cán bộ nhà nước hoặc cũng có thể được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.
Hệ số lương của cán bộ công chức nhà nước, của lực lượng vũ trang nhân dân, công an nhân dân hay các cán bộ làm trong các đơn vị hành chính sự nghiệp khác ở các nhóm khác nhau thì khác nhau, ở các bậc khác nhau thì khác nhau. Hệ số lương càng cao khi bậc càng cao và nhóm được xét có trình độ càng cao giữ vị trí quan trọng.
2. Lương giáo viên (giảng viên) đại học, cao đẳng là bao nhiêu?
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Theo đó, Thông tư này quy định, chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập gồm: Giảng viên cao cấp; giảng viên chính, giảng viên và trợ giảng. Đồng thời, Thông tư cũng hướng dẫn chi tiết cách xếp lương của các đối tượng này như sau:
Ngạch | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 |
Giảng viên cao cấp hạng I | |||||||||
Hệ số | 6.2 | 6.56 | 6.92 | 7.28 | 7.64 | 8.0 | |||
Lương | 9.238 | 9.7744 | 10.3108 | 10.8472 | 11.3836 | 11.92 | |||
Giảng viên chính hạng II | |||||||||
Hệ số | 4.40 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.10 | 6.44 | 6.78 | |
Lương | 6.556 | 7.0626 | 7.5692 | 8.0758 | 8.5824 | 9.089 | 9.5956 | 10.1022 | |
Giảng viên hạng III, Trợ giảng hạng III | |||||||||
Hệ số | 2.34 | 2.67 | 3.0 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 |
Lương | 3.4866 | 3.9783 | 4.47 | 4.9617 | 5.4534 | 5.9451 | 6.4368 | 6.9285 | 7.4202 |
Đáng chú ý: Viên chức trợ giảng (hạng III) nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) thì căn cứ vào vị trí việc làm, yêu cầu nhiệm vụ mà được xem xét và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên.
Giảng viên trường đại học lương bao nhiêu? Để có thể tính được lương cho giảng viên đại học thì bạn cần phải nắm được khái niệm mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở được xác định là cơ sở để:
+ Đo lường, tính toán các khoản liên quan đến lương, quản lý cấp bậc cho giảng viên theo quy định.
+ Tính toán chi phí cuộc sống của giảng viên để đưa ra khung lương tiêu chuẩn.
+ Tính toán các điều khoản mà trường cần phải trả để có lợi cho giảng viên khi giảng dạy.
Do đó, có thể hiểu một cách đơn giản, lương cơ sở là mức lương tiêu chuẩn nhằm phục vụ nhu cầu sống của giảng viên trong một khoảng thời gian. Qua đó, nhà trường có thể trả lại thu nhập cần thiết cho người lao động. Mức lương cơ sở mới nhất của giảng viên đại học là 1.6 triệu đồng. Công thức tính lương của giảng viên như sau:
Tổng lương giảng viên đại học được nhận = Lương + phụ cấp ưu đãi – bảo hiểm xã hội
Trong đó:
+ Lương là kết quả của phép tính: Hệ số lương x 1.6 (triệu đồng).
+ Phụ cấp ưu đãi bằng 30% lương.
+ Tiền đóng bảo hiểm xã hội chiếm 10,5% lương.
Như vậy để có thể đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân thì giảng viên đại học nên luu ý những quy định về cách tính lương đối với giảng viên đại học theo quy định như chúng tôi đã đề ra như trên đây.
3. Nguyên tắc tính lương giảng viên:
Để xây dựng bảng lương giảng viên đại học, ngoài việc dựa vào hệ thống lương, hệ số như đã nêu ở trên, còn một số nguyên tắc khác. Nguyên tắc này không chỉ áp dụng đối với các bậc lương giảng viên chính quy, mà còn được áp dụng để xây dựng bảng cho nhiều Tổ chức khác.
+ Bội số của thang lương chính là hệ số chênh lệch giữa mức lương cao nhất và thấp nhất. Thông thường, mức chênh lệch được tính là khoảng 5% giữa 2 bậc lương liền kề.
+ Mức lương khởi điểm quy định của sinh viên đại học không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
+ Công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức năng phù hợp với trình độ, công việc lao động bình thường.
+ Phải thường xuyên kiểm tra bảng lương, bảng lương cho phù hợp với tình hình thực tế để sửa đổi, bổ sung.
+ Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương giảng viên đại học, nhà trường phải lấy ý kiến của tổ chức đại diện giảng viên tại trường đại học.
+ Xây dựng thang bảng lương theo nguyên tắc bình đẳng.
Lương luôn là vấn đề quan tâm của người lao động và doanh nghiệp. Tuy lương không phải là tất cả nhưng lại là yếu tố ảnh hưởng đến người lao động. Một chính sách lương tốt không những giúp gia tăng năng suất doanh thu mà còn giúp doanh nghiệp giữ được chân nhân tài
Việc xây dựng bậc lương và tính lương cho giảng viên vẫn luôn có nhiều thay đổi. Ngành giáo dục luôn hướng tới thu hút những người tài, đào tạo thế hệ “người lái đò” tương lai. Vì thế mức lương giảng viên đại học nói chung sẽ cần phải cải thiện hơn nữa. Bởi thực tế nhiều nhà giáo với đồng lương không đủ sống vẫn còn phải đi làm thêm ngoài để có thu nhập.
Người lao động phải được trả trực tiếp, gián tiếp đúng hạn và đầy đủ
Nếu không tra được đúng hạn phải trả ít nhất trước một tháng. Sau đó gửi cho người lao động thêm một khoản bằng với khoản lãi suất bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng được Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.
Hình thức và cách thứu trả lương phải phù hợp với quy định của pháp luật và trả lương phải được áp dụng nhiều cách trả lương khác nhau cho từng vị trí khác nhau để phù hợp và công bằng nhất với người lao động.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Lương giáo viên (giảng viên) đại học, cao đẳng là bao nhiêu” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.