Lãnh địa phong kiến là vùng đất vô cùng rộng lớn của lãnh chúa phong kiến. Vùng đất này gồm có nhiều phần đất như đất trồng trọt, đất nông dân cày cấy, rừng núi, đồng cỏ,… Để hiểu rõ hơn về loại lãnh địa này, mời các bạn tham khảo bài viết Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến?
A. nông dân tự do.
B. nô lệ.
C. nông nô.
D. lãnh chúa.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Nông nô là những người sản xuất chính trong các lãnh địa.
2. Khái quát về lãnh địa phong kiến:
– Giữa thế kỉ IX các lãnh địa phong kiến Tây âu ra đời, đây là đơn vị kinh tế, chính trị cơ bản của xã hội PK phân quyền Tây Âu.
– Lãnh địa là 1 khu đất rộng trong đó có ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, sông đầm … trong khu đất của lãnh chúa có lâu đài dinh thự nhà thờ đó là đất của lãnh chúa. Còn đất khẩu phần ở xung quanh được các lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy, xây dựng thôn xóm có nghã vụ nộp thuế.
* Đặc điểm của lãnh địa:
– Kinh tế đóng kín tự cung , tự cấp , tự túc
+ Nông dân trong lãnh địa nhận ruộng cày cấy và nộp tô, họ bị buộc chặt vào lãnh chúa .
+ Cùng sản xuất lương thực nông nô còn dệt vải làm dày dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa.
+ Về cơ bản không có sự mua bán trao đổi ra bên ngoài ( trừ những mặt hàng sắt, muối, tơ lụa)
– Chính trị độc lập
+ Lãnh chúa nắm quyền chính trị: tư pháp, tài chính, có quân đội, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng, có quyền bất khả xâm phạm không ai can thiệp vào lãnh địa của mình.
+ Mỗi lãnh địa như một pháo đài bất khả xâm phạm có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ.
– Quan hệ trong lãnh địa:
+ Đời sống của lãnh chúa: sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng Họ bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn dùng những cực hình tra tấn rất rã man với nông nô.
+ Cuộc sống của nông nô: là người sản xuất chính trong các lãnh địa họ bị gắn chặt lệ thuộc lãnh chúa nhận ruông cày cấy và nộp tô thuế nặng nề, ngoài ra họ phải nộp nhiều thứ thuế vô lí khác như thuế thân, thuế cưới xin,.. mặc dù có gia đình riêng, có nông cụ lao động nhưng họ phải sống trong những túp lều tối tăm bẩn thỉu ẩm ướt, đói rét, bệnh tật đòn roi của lãnh chúa luôn bám sát đè trĩu lên cuộc đời họ.
* Giai cấp lãnh chúa và nông nô được hình thành như thế nào trong lãnh địa phong kiến:
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành lãnh chúa và nông nô là do chủ trương của người Giéc – man:
– Phá bỏ nhà nước cũ và xây dựng nên nhiều vương quốc mới.
– Thủ lĩnh tự xưng vương và phong các tước vị như: nam tước, bá tước, công tước,…
– Chiếm đoạt ruộng đất của người Rô – ma cũ và chia cho nhau .
– Xóa bỏ những tôn giáo nguyên thủy.
– Thay vào đó là tăng trưởng Ki – tô giáo .
– Xây dựng nhà thời thánh, dinh thự, thành tháp.
– Chiếm đoạt ruộng đất của người dân và tìm mọi cách để bóc lột người dân.
Từ những chủ trương khắc nghiệt đã đã dẫn đến hệ quả như sau:
– Hình thành giai cấp lãnh chúa, gồm có quý tộc tu sĩ, quý tộc tăng lữ, quan lại, ….
– Những bộ phận này sau khi chiếm đoạt được nhiều ruộng đất sẽ tự xưng vua và quản lý lãnh địa riêng của mình.
– Họ vừa có độc quyền lại rất giàu sang.
– Tầng lớp nô lệ và nông dân bị cướp ruộng đất trở thành nông nô, phải sống chịu ràng buộc vào lãnh chúa.
– Mặc dù phải chịu nhiều tô, thuế nặng do lãnh chúa đặt ra nhưng nông nô vẫn phải cam chịu.
– Nếu không thì họ sẽ không có ruộng đất để cày cấy.
3. Bài tập vận dụng liên quan:
Câu 1. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến ở Tây Âu là
A. quý tộc và nông dân.
B. lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. chủ nô và nô lệ.
D. địa chủ và lãnh chúa phong kiến.
Câu 2. Đế quốc La Mã cổ đại sụp đổ vào khoảng thời gian nào?
A. Giữa thế kỉ I.
B. Đầu thế kỉ III.
C. Nửa cuối thế kỉ V.
D. Đầu thế kỉ VI.
Câu 3. Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớn của
A. nông dân.
B. nô lệ.
C. lãnh chúa.
D. thương nhân.
Câu 4. Đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến là
A. tự cấp tự túc, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
B. khép kín, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
C. kinh tế hàng hoá, trao đổi mua bán tự do.
D. tự cung tự cấp, thủ công nghiệp là chủ yếu.
Câu 5. Tôn giáo nào được coi là quốc giáo của đế quốc La Mã từ thế kỉ IV?
A. Phật giáo.
B. Thiên chúa giáo.
C. Hồi giáo
D. Nho giáo.
Câu 6. Cư dân sống trong các thành thị trung đại ở Tây Âu chủ yếu thuộc tầng lớp
A. nông nô và nô lệ.
B. nông nô và lãnh chúa.
C. thợ thủ công và nông nô.
D. thợ thủ công và thương nhân.
Câu 7. Ở vương quốc Phơ-răng, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ tầng lớp nào trong xã hội?
A. Nông dân tự do bị mất ruộng đất và nô lệ được giải phóng.
B. Nô lệ được giải phóng và quý tộc thị tộc người Giéc-man.
C. Nông dân tự do và quý tộc Ma Mã quy thuận chính quyền mới.
D. Quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới.
Câu 8. Trong xã hội phong kiến ở châu Âu, nông nô xuất thân từ tầng lớp nào?
A. Thương nhân.
B. Thợ thủ công.
C. Nô lệ được giải phóng.
D. Tướng lĩnh quân sự.
Câu 9. Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện các thành thị trung đại?
A. Nhà vua ra lệnh lập các thành thị.
B. Nông nô lập ra các thành thị.
C. Sản xuất bị đình đốn.
D. Sản xuất phát triển.
Câu 10. Lực lượng sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến ở châu Âu thời trung đại là
A. lãnh chúa.
B. nông nô.
C. thương nhân.
D. thợ thủ công.
Câu 11. Đâu không phải là biểu hiện chứng minh cho nhận xét của C.Mác: “Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại”
A. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa.
B. Tạo cơ sở xây dựng nền văn hoá mới tự do hơn.
C. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá.
D. Làm cho lãnh chúa có thế lực lớn hơn trước.
Câu 12. Ở châu Âu thời trung đại, quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc nhất ở vương quốc nào?
A. Vương quốc Phơ-răng.
B. Vương quốc Tây Gốt.
C. Vương quốc Đông Gốt.
D. Vương quốc Ăng-lô Xắc-xông.
Câu 13. Một trong những tác động của thành thị trung đại tới nền giáo dục của Tây Âu ngày nay là
A. đưa đến sự xuất hiện tầng lớp thị dân.
B. tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá phát triển.
C. góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
D. nhiều trường đại học còn hoạt động đến ngày nay.
Câu 14. Thiên Chúa giáo còn được gọi là
A. Ki-tô giáo.
B. Bà-la-môn giáo.
C. đạo Do Thái.
D. Jai-na giáo.
Câu 15. Chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu được biểu hiện như thế nào?
A. Không tồn tại ngôi vua, người dân bầu đại biểu vào các cơ quan của nhà nước.
B. Tất cả mọi thần dân trong nước phải tuyệt đối tuần theo mệnh lệnh của vua.
C. Nhà vua nắm mọi quyền hành, quyền lực của vua là tối cao và tuyệt đối.
D. Mỗi lãnh chúa như một “ông vua” cai quản lãnh địa của mình.
Câu 16. Các thủ lĩnh quân sự được ban cấp ruộng đất, phong tước vị, dần trở thành tầng lớp nào trong xã hội phong kiến Tây Âu?
A. Nông dân tự do.
B. Nông nô.
C. Quý tộc quân sự.
D. Quý tộc tăng lữ.
Câu 17. Tầng lớp giàu có, nhiều quyền lực, gắn liền với tôn giáo và nhà thờ trong xã hội phong kiến Tây Âu là
A. nông dân tự do.
B. nông nô.
C. quý tộc quân sự.
D. quý tộc tăng lữ.
Câu 10. Những vùng đất đai rộng lớn dần trở thành những đơn vị hành chính – kinh tế độc lập và thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa phong kiến Tây Âu được gọi là
A. lãnh địa phong kiến.
B. đất công làng xã.
C. điền trang, thái ấp.
D. đồn điền.
THAM KHẢO THÊM: