Luật thương mại (Law on Commerce of Vietnam) là gì? Luật Thương mại trong Tiếng Anh là gì? Phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại? Chủ thể áp dụng của Luật Thương mại?
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã dẫn đến sự gia tăng của hàng loạt các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động kinh doanh buôn bán, họ mang những đặc điểm cơ bản để trở thành các thương nhân- chủ thể đặc trưng của Luật Thương mại. Trước đây, các hoạt động thương mại thường được điều chỉnh bởi tập quán, thói quen buôn bán, uy tín cá nhân,.. mà không có một công cụ điều chỉnh hiệu quả. Cho đến khi
Cơ sở pháp lý:
Luật Thương mại 2005
Nghị định 39/2007/NĐ-CP Nghị định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
1. Luật Thương mại là gì?
Theo quan điểm của tập thể tác giả Trường Đại học Luật Hà Nội, Luật Thương mại được định nghĩa như sau: Luật Thương mại là lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm quy định quy chế thương nhân, điều chỉnh hoạt động thương mại của thương nhân và vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại của họ.
Khái niệm trên chỉ là sự khái quát trong mối tương quan với hệ thống pháp luật, thực tế khi nói về Luật thương mại, sẽ có một số vấn đề cần quan tâm như:
Thứ nhất, Luật Thương mại điều chỉnh quy chế thương nhân, hoạt động thương mại của thương nhân và vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Những lĩnh vực Luật thương mại điều chỉnh có sự tiếp cận của Luật dân sự, ở chừng mực nào đó Bộ luật dân sự được xem là luật “mẹ” được sử dụng để điều chỉnh đối với các hoạt động kinh doanh sinh lời, hoặc Bộ luật tố tụng dân sự vẫn sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân tại Tòa án.
Thứ hai, Luật thương mại xét dưới góc độ một văn bản pháp luật do nhà nước ban hành chỉ là một bộ phận trong lĩnh vực pháp luật thương mại.
*Nội dung cơ bản của Luật Thương mại
Một là, quy định về quy chế thương nhân, bao gồm: quy định về các loại hình thương nhân; điều kiện và thủ tục gia nhập thị trường của nhà đầu tư; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; quản trị nội bộ của mỗi loại hình thương nhân; quy định về tổ chức lại doanh nghiệp; điều kiên, thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp.
Hai là, quy định về hoạt đông thương mại của thương nhân và giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại dịch vụ: những hoạt động mà thương nhân được thực hiện, nguyên tắc và điều kiện thực hiện các hoạt động đó; xác định quyền hạn và trách nhiệm của các bên, hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp giữa họ (thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại hay Tòa án)
2. Luật Thương mại trong Tiếng Anh là gì?
Luật Thương mại Việt Nam trong Tiếng Anh là “Law on Commerce of Vietnam”
3. Phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại
Điều 1, Luật Thương mại 2005 quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
(1).Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đó là việc các hoạt động được thương nhân thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:
Mua bán hàng hóa: là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
Phạm vi thực hiện hoạt động thương mại: Lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(2). Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, việc cho phép lựa chọn quyền áp dụng là một trong những nội dung đặc trưng, thể hiện quan hệ bình đẳng, các bên có thể lựa chọn Luật thương mại 2005 làm căn cứ cho phân định trách nhiệm hoặc là cơ sở cho giải quyết trách chấp, những suy đến cùng, nếu đã lựa chọn thì Luật áp dụng là Luật Thương mại 2005.
Luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, có các quy phạm pháp luật dẫn chiếu đến việc áp dụng Luật Thương mại 2005.
(3) Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.
Điều này là hoàn toàn hợp lí, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bên còn lại, nếu cả hai bên là thương nhân cùng thực hiện hoạt động thương mại thì quan hệ này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 2005, tuy nhiên, với việc có một bên không phải là thương nhân, thì việc lựa chọn Luật áp dụng phải là của bên đó, họ có thể lựa chọn Luật dân sự là luật áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ đó.
4. Chủ thể áp dụng của Luật Thương mại
Điều 2 Luật Thương mại 2005 đã có quy định về đối tượng áp dụng:
1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại điều 1 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.
3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
Như vậy, chủ thể của Luật Thương mại bao gồm 3 nhóm chủ thể chính: Thương nhân hoạt động thương mại; tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại; cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh, cụ thể như sau:
*Thương nhân hoạt động thương mại.
Thương nhân là chủ thể chủ yếu của Luật Thương mại.
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Trên thực tế ở Việt Nam, thương nhân chủ yếu là các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, điển hình là các doanh nghiệp, mà chưa có thương nhân là cá nhân. Họ hoạt động ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế và thuộc nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, có ví trí và vai trò đặc biệt quyết định sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Thương nhân được xem là chủ thể chủ yếu của Luật Thương mại bởi sự xuất hiện của chủ thể này trong nhiều trường hợp: Thương nhân là chủ thể đầu tư, góp vốn đề thành lập doanh nghiệp; là chủ thể thực hiện các hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại,…(hoạt động này nhằm mục tiêu lợi nhuận); là chủ thể thực hiện các hoạt động đăng ký kinh doanh; và là chủ thể thực hiện các hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp (hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi doanh nghiệp), thực hiện rút khỏi thị trường (giải thể, phá sản);cuối cùng là chủ thể của tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại.
*Các, tổ chức cá nhân khác hoạt động có liên quan đến lĩnh vực thương mại.
-Tổ chức, cá nhân không có đăng ký kinh doanh với tư cách là nhà đầu tư hoặc khách hàng của thương nhân: Tổ chức, cá nhân khi thực hiện đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp và trở thành chủ thể của quan hệ đầu tư vào tổ chức kinh tế; tổ chức cá nhân kí
* Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
Đối tượng này được Nghị định 39/2007/NĐ-CP, Nghị định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định rất cụ thể:
Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2.Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.