Luật thừa kế đất đai khi chồng chết? Thừa kế đất đai trong gia đình? Chồng chết để lại tài sản là đất đai thì chia thừa kế như thế nào?
Khi người đứng tên tài sản trong gia đình mất đi có thể là vợ hoặc chồng thì toàn bộ số tài sản đó sẽ chia thừa kế ra sao? Việc tiến hành chia như thế nào để đảm bảo công bằng cho những người có quyền được hưởng thừa kế? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ giúp cho bạn đọc nắm bắt được những thông tin cụ thể nhất và chính xác nhất về vấn đề chia thừa kế trong trường hợp này.
Trước đây, pháp luật Việt nam thời phong kiến luôn ghi nhận quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình và tước đi tư cách chủ thể của người phụ nữ khi đã lấy chồng nên pháp luật về thừa kế ở thời kì ấy thể hiện hết sức rõ nét về sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc định đoạt tài sản chung, cũng nhưu việc phân chia tài sản sau khi một người mất đi.
Pháp luật của Nhà nước ta hiện nay luôn ghi nhận và bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực, trong đó có việc định đoạt tài sản trong gia đình. Việc đảm bảo cho người phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong việc định đoạt tài sản chung đã được ghi nhận. Đây cũng là một trong những vấn đề thể hiện rõ sự đổi mới về mặt pháp luật ngày nay của luật thừa kế nói chung, luật dân sự nói riêng. Theo tục lệ liên quan đến hôn nhân gia đình từ xa xưa tại Việt Nam, thông thường người chồng sẽ là người đứng tên toàn bộ tài sản trong gia đình vì theo lối suy nghĩ tại thời điểm đó, người đàn ông là trụ cột của gia đình là người quyết định mọi công việc trong đời sống gia đình. Cũng chính vì vậy, khi xảy ra những trường hợp bất ngờ ngoài phạm vi kiểm soát, người chồng chết đột ngột nên không có di chúc để lại thì việc chia di sản thừa kế sẽ tiến hành ra sao? Và nếu có để lại di chúc thì sẽ tiến hành mở di chúc để phân chia như thế nào?
Luật sư
Vấn đề 1: việc chồng có để lại di chúc hay không?
Thứ nhất, đối với trường hợp người chồng chết không để lại di chúc:
Trong trường hợp này ta sẽ căn cứ theo quy định pháp luật về việc chia thừa kế không có di chúc để phân chia di sản. Việc phân chia di sản trong trường hợp này hoàn toàn căn cứ theo quy định pháp luật về phân chia di sản tại Bộ luật dân sự 2015. Đối với trường hợp cụ thể này, ta lại phải xét đến số tài sản mà người chồng đứng tên sở hữu chiếm bao nhiêu phần trong khối tài sản thực có của gia đình, khối tài sản chung với vợ.
+ Trường hợp 1: Tài sản người chồng có hình thành trong quá trình kết hôn và là tài sản đứng tên đồng sở hữu với vợ thì cách phân chia sẽ tính như sau. Khối tài sản chung của cả hai vợ chồng được chia đôi, riêng phần tài sản của người vợ trong trường hợp người vợ còn sống sẽ được giữ nguyên. Riêng phần tài sản đứng tên người chồng sẽ được tiến hành chia thừa kế theo quy định của pháp luật theo các hàng thừa kế và những người thuộc diện thừa kế có quyền hưởng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 651.
+ Trường hợp 2: Tài sản người chồng sở hữu hình thành trước thời gian kết hôn hoặc tài sản này là tài sản riêng của chồng và được công nhận hợp pháp trước pháp luật thì việc phân chia tài sản sẽ được tiến hành như sau. Việc phân chia di sản trong trường hợp này sẽ áp dụng các nguyên thắc về chia thừa kế theo quy định của pháp luật tại Bộ luật dân sự 2015 thì tòan bộ số tài sản đứng tên người chồng này sẽ được chia đều cho những người thuộc diện có quyền hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất theo quy định pháp luật. Từ đây, ta sẽ phải xác định những ai trong diện hàng thừa kế thứ nhất còn sống hay đã mất để việc phân chia di sản thừa kế sẽ diễn ra một cách công bằng theo đúng quy định pháp luật. Nếu có các trường hợp ngoại lệ như không có người ở hàng thừa kế thứ nhất thì những người ở hàng thừa kế tiếp theo sẽ được hưởng phần di sản này. Trường hợp các hàng thừa kế có người thừa kế thế vị thì việc phân chia di sản cũng sẽ tiến hành theo quy định của pháp luật về chia thừa kế thế vị.
Việc phân chia tài sản trong trường hợp này hoàn toàn dựa vào căn cứ pháp luật để đem lại sự công bằng, minh bạch khi người đã mất không để lại di chúc.
Thứ hai, đối với trường hợp chồng mất và có để lại di chúc:
Trong trường hợp này thì việc định đoạt phần tài sản vốn thuộc quyền sở hữu của mình cho những còn sống thì sau khi người chồng mất đi việc tiến hành mở di chúc sẽ được thực hiện. Thời điểm công bố di chúc được tiến hành là thời điểm sau khi người chồng đã chết. Việc công bố di chúc được thực hiện theo hình thức quy định của pháp luật về thời điểm mở di chúc tại Bộ luật dân sự 2015. thông qua hình thức cung cấp bản sao di chúc tới tất cả những người có liên quan tới nội dung của di chúc. Đồng thời thủ tục mở thừa kế cũng chỉ được tiến hành khi có đầy đủ những người có liên quan trong nội dung di chúc tại thời điểm mở thừa kế. Trường hợp vắng mặt cần phải thông báo trước và có lý do cụ thể.
Đối với trường hợp này, ngoài việc xác định những ai là người có liên quan và được quyền hưởng di sản có trong di chúc thì việc xác định di chúc có giá trị pháp lý và có hiệu lực hay không cũng là một vấn đề rất quan trọng. Bởi lẽ, nếu di chúc có hiệu lực pháp luật thì việc công nhận di chúc và tiến hành phân chia di chúc mới được thực hiện. Đối với vấn đề này, Bộ luật dân sự 2015. đã có những quy định rất chi tiết và rõ ràng cả về nội dung lẫn hình thức của di chúc như nào là hợp pháp và như nào là không hợp pháp.
Vấn đề 2: đó là thời điểm có hiệu lực của di chúc:
Trong trường hợp cả vợ và chồng cùng lập thì hiệu lực của di chúc thì khi một trong hai người là vợ hoặc chồng chết thì hiệu lực của di chúc được xác định theo ba trường hợp sau đây:
Thứ nhất, trường hợp nếu trong di chúc chung mà vợ và chồng đã có thỏa thuận với nhau trước về thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc
Đối với trường hợp này thì di chúc đó có hiệu lực vào thời điểm đã được thỏa thuận.
Thứ hai,nếu vợ và chồng chết theo các thời điểm khác nhau
Đối với trường hợp này thì di chúc của họ chỉ có hiệu lực vào thời điểm người sau cùng chết
Thứ ba, nếu vợ, chồng cùng chết vào một thời điểm hoặc được coi là chết vào cùng một thời điểm
Đối với trường hợp này thì di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực toàn bộ vào thời điểm mà vợ, chồng được coi là đều đã chết.
Mục lục bài viết
1. Thừa kế đất đai có phải nộp tiền sử dụng đất không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi được mẹ ruột cho 1 khoảng đất 66m2 từ năm 2005 trên danh nghĩa thừa kế, có công chứng quyền thừa kế tại phòng công chứng. Xin hỏi tôi có phải đóng tiền sử dụng đất hay không? Xin thành thật cảm ơn, rất mong được sự hồi đáp?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 646 “Bộ luật dân sự 2015” thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế trong di chúc của mình. Di chúc được lập thành văn bản dưới 4 hình thức:
“- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
– Di chúc bằng văn bản có công chứng;
Thời điểm di chúc có hiệu lực khi người để lại di chúc chết. Trong trường hợp của bạn, mẹ của bạn có để lại di chúc có công chứng ghi nhận rằng sau khi chết mảnh đất 66m2 được để lại cho bạn. Tuy nhiên, chỉ khi mẹ của bạn chết thì mảnh đất đó mới thuộc quyền sử dụng của bạn. Còn hiện tại, mẹ của bạn vẫn còn sống nên mảnh đất về mặt pháp lý vẫn thuộc quyền sử dụng của mẹ bạn.
“- Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
– Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có mục đích kinh doanh thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất.
– Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng đang sử dụng đất thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất.”
Đối với trường hợp của bạn, mảnh đất này là của mẹ bạn (mẹ bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này. Vì thế, người nộp tiền sử dụng đất trong trường hợp này là mẹ của bạn. Bạn chỉ phải đóng trong trường hợp, trong mảnh đất này có một phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bạn, đã được công nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản thỏa thuận mảnh đất là tài sản chung nhưng chỉ một trong hai người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Phân chia thừa kế đất đai khi không có di chúc
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi muốn hỏi một số vấn đề sau.
1. Hiện ba tôi vừa qua đời, trên sổ đỏ đứng tên ba và mẹ. Gia đình tôi hiện có 4 người con. Lúc ba còn sống, ba mẹ đã cho người anh thứ 2 một mảnh đất đã làm sổ đỏ riêng. Luật sư cho em hỏi, diện tích đất còn lại trên sổ đỏ, theo Luật đất đai 2013 và thừa kế thì, mẹ em và các con ruột đều có quyền thừa kế như nhau nghĩa là như thế nào? Người đã có đât có được chia nữa hay không? Trước đây, ba mẹ em có bán cho 2 người 2 mảnh đất, chưa làm sổ đỏ cho họ. Giấy tờ bán đất là giấy chỉ có 2 bên ghi và ký tên, không có chứng thực của UBND thị trấn. Sổ đỏ ba mẹ em đứng tên bây giờ bao gồm cả diện tích đất đã bán cho 2 người kia và mảnh đất đã chuyển nhượng cho người con thứ 2. Em cần làm thủ tục giấy tờ như thế nào để cắt đất cho 2 người đã mua kia và gia đình có ý muốn chia đất cho mỗi người con đứng tên thì phải làm gì? Vì trước đây anh em không biết nên lúc làm sổ đỏ, có phần đất vốn dĩ là đất ở (làm cổng để đi), sau này mở đường lớn, không đi cổng đó nữa, rào lại, UBND thị trấn nơi em ở cấp và ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mảnh đất này là đất trồng cây lâu năm. Luật sư cho em hỏi, em có thể đề nghị UBND thị trấn sửa lại mục đích sử dụng phần đất này là đất ở không?
2. Trước đây, khoảng năm 1930, ông nội và bà nội em có 1 số thửa đất ở quê, đứng tên ông bà nội, nhưng giấy tờ chỉ là giấy tờ mua bán đất có con dấu của UBND xã, chứ chưa có sổ đỏ. Hiện nay ông bà nội đã mất, nhà ông bà nội còn 2 người con gái là 2 cô ruột của em, hiện còn sống và ba em vừa mất. Gia đình không còn giữ giấy tờ gì chứng minh, ông bà nội là ba mẹ ruột của ba em và 2 cô em. Luật sư cho em hỏi: Cần làm gì để chứng minh quan hệ cha – con và ông cháu của ông bà nội và ba em cũng như ông bà nội và em? Bây giờ 2 cô em không tiện đứng ra làm sổ đỏ, em muốn đi làm thì có phải cần giấy ủy quyền của 2 cô không? Đất đai này sẽ được chia theo hàng thừa kế như thê nào? Hiện nay, có người đang sinh sống trên mảnh đất của ông bà nội em, vậy, em có thể mời họ đi chỗ khác sinh sống được không? Nếu vì sự thất lạc mà UBND xã ở quê nội em đăng tin công khai tại bản tin ở UBND xã về việc cấp sổ đỏ cho những người đang ở trên đất ông bà nội em, mà gia đình em không biết. Nên UBND xã câp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ. Vậy gia đình em phải làm gì để lấy lại được những thửa đất này. Xin trân trọng cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Phần 1:
* Thứ nhất, việc chia di sản thừa kế: Căn cứ Khoản 2 Điều 676 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.“
Trong trường hợp bố bạn để lại di chúc, thì việc chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo di chúc.
Trường hợp bố bạn không để lại di chúc, thì việc thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định thừa kế theo pháp luật.
Đối với mảnh đất còn lại sẽ chia hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất của mẹ bạn sẽ do mẹ bạn tự định đoạt, đối với một nửa còn lại sẽ tiến hành chia di sản thừa kế theo pháp luật. Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết sẽ được chia đều phần di sản thừa kế của người để lại di sản.
* Thứ hai, theo thông tin bạn cung cấp, anh trai thứ hai của bạn trước đó đã được tặng cho một phần đất thì việc này cũng không ảnh hưởng đến quyền nhận di sản thừa kế theo pháp luật của nah trai bạn. Trong trường hợp này, mẹ bạn và bốn người con (bao gồm cả anh trai thứ hai đã được tặng cho đất trước đó) sẽ được chia đều phần di sản thừa kế của bố bạn.
* Thứ ba, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần đất được công nhận là đất trồng cây lâu năm:
Theo quy định Luật Đất đai 2013 thì việc chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Căn cứ Điều 57 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền – trường hợp của bạn phải được sự đồng ý của ủy ban nhân dân cấp huyện. Để chuyển mục đích sử dụng đất, bạn nộp hồ sơ đến Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất gồm:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình UBND huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
* Thứ tư, tách thửa đất cho 02 người đã mua trước đây: Theo quy định Luật Đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn hoặc đô thị , và quy hoạch sử dụng đất (đối với đô thị) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để quyết định diện tích tối thiểu được tách thửa. Như vậy, việc tách thửa phải căn cứ theo quy định cụ thể tại địa phương bạn để xác định diện tích đất tối thiểu được tách thửa, nếu đáp ứng điều kiện về diện tích đất tối thiểu để tách thửa thì bạn thực hiện theo trình tự tách thửa được quy định tại Điều 9
– Hồ sơ xin tách thửa gồm:
+ Đơn xin tách một thửa đất thành nhiều thửa đất hoặc hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất
+ Phí; Lệ phí.
Hồ sơ được nộp về phòng đăng ký đất đai, trong thời gian 20 ngày, Văn phòng đăng ký đất đai có trách đo đạc địa chính, lập hồ sơ , chính lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi thực hiện thủ tục tách thửa xong, thì gia đình bạn ký lại hợp đồng chuyển nhượng có công chứng với 02 gia đình trên để tạo điều kiện cho 02 gia đình trên thực hiện thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phần 2:
* Thứ nhất, căn cứ chứng minh xác nhận quan hệ cha – con:
Điều 90 Luật hôn nhân và gia định 2014 quy định “Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.“ Trong trường hợp này, để xác định mối quan hệ cha con giữa 2 cô và cha của bạn với ông bà nội của bạn thì 2 cô của bạn có thể làm đơn yêu cầu tới tòa án để xác định cha con, khi gửi đơn đến tòa án thì gửi kèm các chứng cứ để chứng minh 2 cô của bạn và cha của bạn có mối quan hệ cha con. (Giấy xác nhận của những người hàng xóm về việc những người này có quan hệ ruột thịt với nhau,…).
Sau khi đã có Quyết định về việc xác định mối quan hệ cha con thì đủ điều kiện để được thừa kế quyền sử dụng đất do ông bà bạn để lại.
* Thứ hai, đứng tên trên sổ đỏ: Trong trường hợp hai cô bạn không tiện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì 02 cô sẽ làm hợp đồng ủy quyền có công chứng ủy quyền cho bạn đi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Thứ ba, về việc chia thừa kế đất đai: Ông bà bạn mất không có di chúc để lại thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 676 “Bộ luật dân sự 2015”:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Theo thông tin bạn cung cấp, ông bạn có 3 người con là bố bạn và 2 cô, bố bạn đã mất, tài sản này sẽ chia làm 3 phần, phần của bố anh thì 04 người con của bố anh sẽ đứng ra nhận.
* Thứ 4, giải quyết tranh chấp đất đai: Nếu đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những người đang sống trên đất thì gia đình bạn có quyền làm đơn khiếu nại tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang có đất hoặc khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết tranh chấp đất đai tuy nhiên phía gia đình bạn phải đưa ra căn cứ chứng minh ông bà bạn là người có quyền sử dụng đất ví dụ: giấy tờ mua bán đất đai, biên lai phí,…
3. Giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai
Tóm tắt câu hỏi:
Tình huống: Bà C hiện đang ở trên mảnh đất 220 m2. Hiện diện tích đất này đang có tranh chấp về ranh giới sử dụng với hộ bà B sử dụng đất liền kề. Do tuổi già, bà C đã làm giấy ủy quyền cho ông A là người bà con họ hàng xa thay mặt mình giải quyết việc tranh chấp ranh giới sử dụng đất với bà B. Năm 2013, bà C chết không để lại di chúc. Nay, ông A làm đơn gửi UBND xã X đề nghị được đứng tên chủ sử dụng mảnh đất này. UBND xã X không đồng ý và ra quyết định thu hồi mảnh đất của bà C với lý do bà không có người thừa kế. Ông A không đồng ý với quyết định thu hồi đất này đã viết đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND huyện;
Hỏi:
1. UBND xã X xử lý như vậy có đúng thẩm quyền không?
2. Ông A có được đứng tên chủ sử dụng mảnh đất này không? Tại sao?
3. Ông A gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND huyện đúng hay sai? Vì sao?
4. Vụ việc này cần được giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn:
1. Theo khoản 2 Điều 105
“2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”
UBND xã X không có thẩm quyền xem xét cấp Giấy chứng nhận cho ông A, cũng không có quyền từ chối, mà thẩm quyền này thuộc về UBND cấp huyện. UBND xã X có thể hướng dẫn giúp ông A trình đơn lên UBND cấp huyện chứ không có quyền từ chối yêu cầu vì bất cứ lý do nào.
Theo khoản 2 Điều 66
“2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”
Vậy thẩm quyền thu hồi đất của bà C trong trường hợp này là thuộc về UBND huyện, UBND xã X ra quyết định thu hồi là không hợp pháp, trái với thẩm quyền mà pháp luật đất đai quy định.
2. Theo khoản 2 Điều 147 “
“2. Đại diện theo uỷ quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
b) Người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền;
c) Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Khi chấm dứt đại diện theo uỷ quyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với người được đại diện hoặc với người thừa kế của người được đại diện.”
Việc bà C chết đã làm chấm dứt tư cách người đại diện theo ủy quyền của ông A nên ông không còn bất kỳ quyền lợi và nghĩ vụ gì đới với mảnh đát của bà C. Đồng thời theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai năm 2013 quy định về các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nên ông A sẽ không được cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp này.
3. Theo khoản 1 Điều 7
“1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Nếu ông A muốn gửi đơn khiếu nại thì trước hết phải gửi đơn đến UBND xã X, chỉ khi UBND xã X không đồng ý giải quyết hoặc quá thời hạn mà vẫn chưa giải quyết thì ông A mới tiếp tục gửi đơn tới UBND huyện. Việc làm của ông A là sai trình tự về việc khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Trong tình huống này, việc bà C chết mà không để lại di chúc là nguyên nhân khiến ông A muốn được đứng tên mảnh đất của bà. Tuy ông A là họ hàng xa với bà C nhưng cũng không thuộc trường hợp được hưởng di sản theo quy định về pháp luật thừa kế.
Khi bà C chết không để lại di chúc, cũng không có người thừa kế, thì việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi mảnh đất đó là hoàn toàn hợp pháp điểm b khoản 1 Điều 65 Luật đất đai 2013. Tuy nhiên, việc thu hồi đất sẽ do UBND cấp huyện thực hiện theo trình tự thủ tục mà pháp luật đất đai quy định. Nếu việc thu hồi đất đúng thẩm quyền và trình tự thì ông A sẽ không có căn cứ để yêu cầu được đứng tên mảnh đất cũng như không có căn cứ để gửi đơn khiếu nại khi mảnh đất của bà C bị thu hồi.
4. Thủ tục và hồ sơ nhận thừa kế đất đai
Tài sản đất đai vốn là tài sản lớn, đây cũng là mục tiêu và giá trị lớn khi người có tài sản để lại thừa kế. Trong trường hợp nhận được di sản thừa kế hoặc có quyền hưởng di sản thừa kế là đất đai, các bạn cần làm những thủ tục gì để nhận được di sản thừa kế đứng tên mình? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật Dương Gia để nắm được thủ tục cần thiết:
Bước 1: Bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng:
– Nơi thực hiện việc khai nhận di sản: Phòng công chứng nơi có đất đai
– Hồ sơ bao gồm: (Bản sao có công chứng các giấy tờ sau)
+ Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế;
+ CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ, vợ, chồng, các con của người để lại di sản đất đai;
+ Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện);
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản;
+ Di chúc (nếu có);
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của người để lại di sản (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp).
Bước 2: Niêm yết văn bản “Thông báo khai nhận di sản thừa kế”:
– Người thực hiện: Công chứng viên
– Địa điểm thực hiện:Tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.
Bước 3 : Phân chia di sản thừa kế:
– Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản.
– Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Bước 4: Đăng ký quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có đất
– Bên thừa kế nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân), cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức). Nếu bên thừa kế không có di chúc hoặc bản án thì phải đến công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trường hợp có tranh chấp thì phải giải quyết xong tranh chấp.
– Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
– Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này).
– Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạn cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.
Luật sư
– Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở;
+ Các giấy tờ về thừa kế như: Di chúc, Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng nhà nước);
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;
+ Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).
+ Giấy chứng tử;
+ Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.