Kể từ khi nhà nước ra đời, nhu cầu chi tiêu của nhà nước của đồng thời phát sinh nhằm đảm bảo và duy trì quyền lực của nhà nước trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính, tư pháp, an sinh xã hội,... Tài chính công ra đời và xuất hiện nhằm xác nhận những hoạt động tài chính gắn liền với chủ thể nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Luật Tài chính công là gì?
Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, phản ánh hệ thống các quan hệ nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.
Luật tài chính công là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tài chính của Nhà nước.
Tài chính công là đối tượng hướng tới của các quan hệ pháp luật tài chính, là lõi của các quan hệ cần được điều chỉnh bởi pháp luật, không phải mọi hoạt động tài chính công đều được điều chỉnh bằng pháp luật ở mức độ và cách thức khác nhau.
Pháp luật tài chính công chỉ bó hẹp đối với chủ thể là nhà nước và nguồn tài chính tiền thệ thuộc về sở hữu nhà nước, còn pháp luật tài chính là lĩnh vực pháp luật rộng, điều chỉnh các hoạt động tài chính của nhà nước và hoạt động tài chính của công dân.
Các quy phạm pháp luật về tài chính công phần lớn mang tính mệnh lệnh trực tiếp. Theo tiêu chí về tính chất xử sự thì có thể chia quy phạm pháp luật tài chính công gồm: nhóm quy phạm bắt buộc; nhóm quy phạm cấm và nhóm quy phạm cho phép lựa chọn thực hiện. Nhóm quy phạm bắt buộc ghi nhận các hành vi xử sự mà các bên liên quan phải thực hiện đúng, đầy đủ theo trình tự và thời hạn định trước, đây là nhóm quy phạm mang tính phổ biến trong hệ thống quy phạm pháp luật về tài chính công. Nhóm quy phạm cấm ghi nhận những hành vi mà các bên có liên quan không được phép thực hiện. Các quy phạm cấm có thể quy định trong tất cả những lĩnh vực tài chính của tài chính công nhưng mang tính chất phổ biến là các quan hệ liên quan đến hoạt động ngân sách nhà nước.
Theo tiêu chí nội dung điều chỉnh, thì phân thành các nhóm quy phạm quy định về chủ thể; nhóm quy phạm quy định nội dung; các nhóm quy phạm quy định trình tự thủ tục.
Theo tiêu chí về đặc điểm quỹ tiền tệ, nguồn tài chính thì các quy phạm pháp luật về tài chính công chia thành các nhóm quy phạm điều chỉnh các quan hệ ngân sách nhà nước; nhóm quy phạm điều chỉnh nhóm quan hệ tín dung nhà nước và nhóm quy phạm điều chỉnh quan hệ liên quan đến các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước.
Luật Tài chính công tiếng Anh là “Public finance law”.
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Tài chính công:
Đối tượng điều chỉnh của Luật Tài chính công
Đối tượng điều chỉnh của Luật Tài chính công là các quan hệ xã hội phát sinh lĩnh vực tài chính công. Có thể phân các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tài chính công thành các nhóm quan hệ sau:
+ Nhóm quan hệ tài chính công giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với cơ quan chính quyền địa phương
+ Nhóm quan hệ tài chính công giữa các cấp ngân sách với các đơn vị sử dụng ngân sách
+ Nhóm quan hệ tài chính công giữa các cơ quan có thẩm quyền với các chủ thể có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đến tài sản công.
Đặc điểm về quan hệ pháp luật về tài chính công:
Các quan hệ trên luôn có sự tham gia trực tiếp của Nhà nước và các cơ quan đại diện cho Nhà nước. Với tư cách là chủ thể quyền lực công, Nhà nước tự cho phép mình tham gia vào các quan hệ hình thành và sử dụng các nguồn tài chính công. Quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của chính Nhà nước và các chủ thể có liên quan phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các nguồn tài chính công.
Các quan hệ pháp luật tài chính công luôn gắn với yếu tố tài sản. Các quan hệ pháp luật về tài chính công luôn gắn với việc chuyển gia, sử dụng một nguồn tài chính nhất định. Mục tiêu của các quan hệ pháp luật về tài chính công là nhằm hướng tới sự chuyển giao các nguồn lực tài chính.
Nguồn hình thành các quỹ tài chính công xuất phát từ chính xã hội.
Phương pháp điều chỉnh của Luật tài chính công
Phương pháo điều chỉnh chính của Luật Tài chính công là phương pháp mệnh lệnh. Trong quan hệ pháp luật tài chính công mà các bên tham gia, một bên nhân danh nhà nước có quyền ra lệnh buộc chủ thể bên kia phải thực hiện những hành vi nhất định như trong quan hệ thu nộp thuế, cấp phát kinh phí. Đây là những mệnh mang tính bắt buộc và cưỡng chế thi hành.
3. Kết cấu pháp luật tài chính công:
Pháp luật tài chính công gồm các bộ phận cụ thể sau:
– Pháp luật quy định hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tài chính công
– Pháp
– Pháp luật điều chỉnh các quỹ tài chính của Nhà nước ngoài Ngân sách nhà nước
– Pháp luật về kiểm toán nhà nước
Theo đó, các nội dung chính của các bộ phận của luật tài chính công như sau:
– Pháp luật về hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tài chính công. Hệ thống thổ chức các cơ quan quản lý tài chính công gồm hệ thống các cơ quan quản lý có thẩm quyền chung từ trung ương đến địa phương. Pháp luật quy định về kết cấu các bộ phận hợp thành và mục tiêu hình thành, sử dụng các nguồn tài chính công luôn gắn với mục đích công cộng, hoặc gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương có trách nhiệm thống nhất quản lý các hoạt động tài chính công phù hợp với chức năng nhiệm vụ tằng cấp. Bên cạnh đó còn có hệ thống các cơ quan quản lý có thẩm quyền riêng, gồm các cơ quan tài chính, cơ quan kiểm toán độc lập, cơ quan quản lý và hoạch định chính sách liên quan đến hoạt động tuân thủ pháp luật về tài chính công, các cơ quan/ tổ chức của Nhà nước tham gia vào quá trình hình thành và sử dụng quỹ tài chính công.
Hệ thống cơ quan tài chính bao gồm các cơ quan quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính. Bộ tài chính có nhiêm vụ quản lý chung các hoạt động liên quan đến tài chính công, quản lý ngân sách nhà nước. Trong Bộ Tài chính, các cơ quan chuyên môn được quy định cụ thể trong từng lĩnh vực, trong từng hoạt động khác nhau.
Ngân hàng Nhà nước là chủ thể quan trọng trong hoạt động quản lý và điều hành tài chính công. Ngân hàng nhà nước tham gia vào hoạt động tài chính công thông qua các hoạt động cần thiết để giải quyết tình trạng bộ chi tạm thời trong hoạt động ngân sách nhà nước bằng các nghiệp vụ cấp tạm ứng hoặc duy trì thị tường đấu thầu hoặc mua bán trái phiếu kho bạc, thực hiện nghiệp vụ kho quỹ với Kho bạc Nhà nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có chức năng hoạch định chính sách phát triển kinh tế. Kiểm toán nhà nước là cơ quan có chức năng kiểm tra, đánh giá các hoạt động liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài chính công về tổng thể.
– Pháp luật về ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của tài chính công. Pháp luật về ngân sách nhà nước bao gồm: Pháp luật về thuế và pháp luật điều chỉnh hoạt động vay và quản lý các khoản vay của chính phủ. Hệ thống pháp luật thuế là cơ sở để xác định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan thu, nghĩa vụ của nghĩa vụ của người nộp thuế, đây chính là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để hình thành nên nguồn thu. Pháp luật điều chỉnh hoạt động vay và quản lý các khoản vay của chính phủ điều chỉnh về các khoản chi tiêu do Ngân sách nhà nước đảm nhiệm. Hoạt động chi ngân sách gồm có chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển, mỗi khoản chi đều có nguyên tắc, điều kiện thực hiện rõ ràng.
– Pháp luật điều chỉnh hoạt động của các quỹ ngoài ngân sách
Các quỹ ngoài ngân sách được hình thành và sử dụng để hỗ trự Quỹ Ngân sách nhà nước, đảm bảo yếu tố công bằng xã hội, khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường. Pháp luật điều chỉnh hoạt động của các quỹ ngoài ngân sách xác định mục tiêu sử dụng của mỗi loại quỹ, quy định về cơ chế hoạt động của từng Quỹ, Quy định về điều kiện hình thành và tồn tại các loại quỹ này.
– Pháp luật về kiểm toán nhà nước.
Những quy định pháp luật này nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tài chính do Nhà nước thực hiện. Luật Kiểm toán Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan quy định về cơ quan kiểm toán nhà nước cùng với các nhiệm vụ, quyền hạn cũng như các biện pháp để đảm bảo thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, pháp luật về kiểm toán nhà nước cũng quy định về phương pháp kiểm toán, giá trị kiểm toán, tiêu chuẩn kiểm toán, tiêu chuẩn kiểm toán viên,….
4. Sự giống và khác nhau giữa Luật tài chính công và Luật ngân sách :
Luật tài chính công và luật ngân sách đều thuộc lĩnh vực công pháp, bao gồm những quy định pháp luật về quy định về việc tạo lập, quản lý và sử dụng các nguồn vốn quỹ tiền tệ của Nhà nước.
Phạm vi điều chỉnh của luật tài chính công thường có phạm vi điều chỉnh rộng hơn con g